Suy tim độ 2 được xếp vào giai đoạn trung bình trong phân loại suy tim theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA). Ở giai đoạn này, tim đã có dấu hiệu suy yếu rõ ràng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thể chất của người bệnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về suy tim độ 2 và các cách cải thiện trong bài viết sau.

Mức độ nguy hiểm của suy tim độ 2 và triệu chứng nhận biết

Trong 4 cấp độ suy tim theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), suy tim độ 2 là mức độ trung bình. Suy tim độ 2 tuy không nguy hiểm tức thì như suy tim độ 3 và độ 4, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đầy đủ, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng, cụ thể như:

  • Suy tim nặng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của suy tim độ 2, khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, các triệu chứng sẽ tăng nặng hơn bao gồm khó thở dữ dội, mệt mỏi nặng, phù nề toàn thân, tiếng tim bất thường, giảm ý thức. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao, cần nhập viện cấp cứu và điều trị tích cực.
  • Nhồi máu cơ tim: Suy tim độ 2 làm thiếu máu cung cấp cho tim, dẫn đến tổn thương cơ tim. Người bệnh sẽ có triệu chứng như au ngực dữ dội, khó thở, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi lạnh, vã mồ hôi, cần được cấp cứu kịp thời.
  • Đột quỵ: Do giảm lưu lượng máu lên não, dẫn đến thiếu oxy cho não từ đó gây tổn thương não vĩnh viễn, tàn phế, tử vong.
  • Suy thận: Suy tim độ 2 làm giảm lưu lượng máu đến thận dẫn đến giảm chức năng lọc máu của thận và gây ra tình trạng Mệt mỏi, sưng phù, tiểu ít. 

Các mức độ suy tim.webp

Các mức độ suy tim

Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy tim độ 2 là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Các triệu chứng giúp nhận biết sớm suy tim độ 2 bạn cần biết như: 

  • Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức: Xuất hiện khi gắng sức hoặc vận động nhẹ, khi leo cầu thang, đi bộ, mang vác vật nặng.
  • Khó thở: Khó thở khi nằm, khi đi bộ chậm, khi leo cầu thang.
  • Ho: Ho khan hoặc ho có đờm, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Rối loạn nhịp tim: Gây ra hiện tượng tim đập nhanh, tim đập chậm hoặc nhịp tim không đều.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Có thể do tích tụ dịch trong cơ thể.

Lưu ý: Không phải tất cả người bệnh suy tim độ 2 đều có đầy đủ các triệu chứng trên. Một số người có thể chỉ có một hoặc hai triệu chứng, trong khi những người khác có thể có nhiều triệu chứng hơn.
Khi có các triệu chứng trên thì người bệnh cần đi khám để được điều trị sớm nhé.

Đau ngực, mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết điển hình của suy tim.webp

Đau ngực, mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết điển hình của suy tim

Các phương pháp điều trị suy tim độ 2

Suy tim độ 2 là giai đoạn quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát suy tim. Mức độ suy tim cũng có thể thay đổi theo thời gian nếu đáp ứng điều trị tốt. Do đó, nếu người bệnh theo dõi sức khỏe thường xuyên, tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì có thể giảm được phân độ suy tim, cải thiện sức khỏe, kéo dài được tuổi thọ. Các biện pháp điều trị bao gồm:

Sử dụng thuốc

Quá trình điều trị suy tim độ 2 khá phức tạp đòi hỏi sự kết hợp của nhiều loại thuốc khác nhau. Ví dụ như các thuốc: 

  • Thuốc chẹn beta: Giúp làm chậm nhịp tim, giảm sức co bóp tim, giúp tim hoạt động hiệu quả hơn và tiết kiệm năng lượng. Các loại thuốc gồm: Carvedilol, Metoprolol, Bisoprolol, Nebivolol.
  • Thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin (ACE): Giúp giảm huyết áp, giãn mạch máu và bảo vệ tim khỏi tổn thương do suy tim. Loại thuốc gồm: Enalapril, Ramipril, Lisinopril, Perindopril.
  • Thuốc giãn mạch: Giãn mạch máu, giúp giảm tải cho tim và cải thiện lưu lượng máu.
  • Thuốc ức chế SGLT2: Giảm lượng đường trong máu và cải thiện chức năng tim ở bệnh nhân suy tim có đái tháo đường.
  • Thuốc đối kháng aldosterone: Giữ natri và bài tiết kali, giúp giảm phù nề và cải thiện chức năng tim.

Cần dùng thuốc để kiểm soát bệnh suy tim độ 2.webp

Cần dùng thuốc để kiểm soát bệnh suy tim độ 2

Ngoài ra, một số thuốc khác có thể được sử dụng tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh như:

  • Thuốc chống đông máu: Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Thuốc chống loạn nhịp: Kiểm soát rối loạn nhịp tim.
  • Thuốc lợi tiểu: Giảm triệu chứng phù vì ứ dịch do suy tim. 

Khi dùng thuốc điều trị suy tim độ 2 thì người bệnh cần lưu ý việc sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Các thuốc trên đều có tác dụng phụ (gây hạ áp, mệt mỏi, mất cân bằng điện giải…) vì thế bạn cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc và báo cáo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ vấn đề nào.

Phẫu thuật tim khi có chỉ định

Các can thiệp y tế bao gồm: Cấy máy tạo nhịp tim, cấy máy khử rung tim, phẫu thuật thay van tim. Tùy vào triệu chứng, mức độ tăng nặng, đáp ứng với thuốc điều trị kém và nguy cơ biến chứng mà bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định phẫu thuật. Đa phần ở người bệnh suy tim độ 2 nếu điều trị tốt thì sẽ không cần phải áp dụng đến những phương pháp phức tạp này.

Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng suy tim độ 2, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Hạn chế muối: Giảm lượng muối nạp vào cơ thể xuống dưới 2 gram mỗi ngày. Việc này giúp giảm tích tụ nước, giảm gánh nặng cho tim và cải thiện tình trạng phù nề.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh: Chất xơ trong trái cây và rau xanh giúp hạ huyết áp, cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Chọn ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol: Nên chọn các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn và đa không bão hòa, tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì: Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm gánh nặng cho tim.
  • Hạn chế thức uống có cồn và caffeine: Uống nhiều rượu bia và cà phê có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, ảnh hưởng đến tình trạng suy tim.
  • Tập thể dục, ngủ đủ giấc, bỏ thuốc lá, quản lý căng thẳng và kiểm soát các bệnh lý đi kèm như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn nhịp tim,... để giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Đi khám bác sĩ thường xuyên: Theo dõi sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời phát hiện và điều trị các biến chứng.
  • Giải pháp kết hợp sản phẩm thảo dược và thuốc tây để hỗ trợ cải thiện suy tim

Để điều trị bệnh tim mạch, suy tim một cách toàn diện nhất, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị như kết hợp thuốc tây, lối sống sinh hoạt và sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ tăng cường chức năng tim. Sự kết hợp này sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị, giúp giảm các tác dụng phụ của thuốc tây và giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng tim mạch tốt hơn.

Sản phẩm chứa Đan sâm được nghiên cứu lâm sàng hiệu quả cho người bệnh tim.webp

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện suy tim đã được nghiên cứu lâm sàng có thành phần Đan sâm

Nổi bật trong dòng sản phẩm thảo dược hiện nay có thể kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto, L-carnitine. Sản phẩm được ứng dụng công nghệ lượng tử và được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện TWQĐ 108 chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính, giúp giảm các triệu chứng đau ngực, khó thở, ho, phù nề, giảm tần suất nhập viện cho người bệnh hiệu quả. 
Sản phẩm an toàn lành tính và hoàn toàn có thể dùng chung với các thuốc điều trị tây y để hỗ trợ điều trị suy tim mà không lo ảnh hưởng đến các cơ quan gan thận dạ dày. Theo VNEconomy, đã có đến gần 98% người dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, ho, phù nề, giúp cải thiện bệnh tim mạch, suy tim. Sản phẩm cũng vừa được nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu mạnh quốc gia năm 2024 nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé. 
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị các bệnh lý tim mạch, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.

ITK banner DPAA.png

Bình luận