Suy thận độ 1: Dấu hiệu nhận biết và giải pháp điều trị
Suy thận độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn tính và chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển âm thầm và khi xuất hiện triệu chứng thì đã chuyển sang giai đoạn nặng. Vậy làm thế nào để nhận biết suy thận độ 1 và cách cải thiện ra sao?
Dấu hiệu nhận biết suy thận độ 1
Suy thận độ 1 là tình trạng tổn thương thận với mức lọc cầu thận (GFR) ở mức 90ml/phút hoặc cao hơn. Ở giai đoạn 1, chức năng thận vẫn còn hoạt động khá tốt. Do đó, hầu hết những người bị suy thận độ 1 thường không biết mình mắc bệnh.
Bệnh được phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm kiểm tra một số vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường và huyết áp cao (hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận). Các xét nghiệm này bao gồm:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số urê, creatinin, protein huyết tương toàn phần, albumin, rối loạn cân bằng kiềm toan và điện giải đồ.
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sự xuất hiện của protein niệu và tổng phân tích nước tiểu.
- Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm bụng, chụp CT, chụp đồng vị phóng xạ) để kiểm tra tổn thương tại thận.
Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp nhận biết sớm bệnh suy thận độ 1
>>> XEM THÊM: Những tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận là gì?
Suy thận độ 1 có nguy hiểm không?
Suy thận độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh suy thận, do đó, chức năng của thận vẫn hoạt đồng gần như bình thường và chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mắc. Tuy nhiên, người mắc không nên chủ quan mà cần điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4, 5, người mắc cần thực hiện lọc máu nhân tạo và ghép thận để duy trì sự sống.
Điều trị suy thận độ 1 như thế nào?
Đối với tình trạng suy thận giai đoạn 1, người bệnh được chỉ định thực hiện các biện pháp giúp làm chậm quá trình tổn thương thận. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện bệnh suy thận ở giai đoạn 1:
- Kiểm soát đường huyết nếu người bị suy thận mắc kèm tiểu đường.
- Đưa huyết áp về mức tối ưu, cụ thể: 125/75 mmHg đối với người mắc bệnh tiểu đường; 125/75 mmHg đối với người không mắc bệnh tiểu đường nhưng có protein niệu và 130/85 mmHg đối với người không mắc bệnh tiểu đường và không có protein niệu. Người bệnh được chỉ định sử dụng các thuốc hạ huyết áp như ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II.
- Giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) bằng nhóm thuốc statin.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn đủ năng lượng, bổ sung rau và trái cây; hạn chế muối, chất béo, thực phẩm chứa nhiều kali, photpho.
- Không hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Tập thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Giảm cân nếu béo phì hoặc duy trì cân nặng hợp lý với chỉ số BMI là 18,5 - 24,9 kg/m² (Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO).
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm cả những xét nghiệm đánh giá chức năng thận.
Điều trị suy thận độ 1 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Dành dành - Thảo dược hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và biến chứng suy thận
Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của nhiều chuyên gia ở các trường đại học và bệnh viện tại Trung Quốc vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả cũng như thân cây dành dành có tác dụng giúp giảm tình trạng thiếu máu thận nhờ cơ chế tăng sinh mạch máu mới và kích thích tủy thận sinh hồng cầu mới; chống xơ hóa thận và giảm tổn thương thận thông qua cơ chế giảm đường huyết, giảm axit uric, giảm stress oxy hóa.
Dành dành chứa các hoạt chất giúp cải thiện bệnh suy thận hiệu quả
Tận dụng những thành tựu nghiên cứu đó, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm viên nén thảo dược chứa thành phần chính là cao dành dành, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ,... giúp giảm tiểu bọt, tiểu đêm nhiều lần, phù, bí tiểu, sạm da, buồn nôn,...; làm chậm tiến trình suy thận; ngăn ngừa suy thận do đái tháo đường, cao huyết áp và các bệnh về thận.
Theo khảo sát của Tạp chí kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người bệnh hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành.
Trên đây là những thông tin về bệnh suy thận độ 1 mà bạn có thể tham khảo. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh suy thận, hãy để lại bình luận dưới đây để được tư vấn đầy đủ và nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.kidneyfund.org/all-about-kidneys/stages-kidney-disease/stage-1-chronic-kidney-disease
- https://www.freseniuskidneycare.com/kidney-disease/stages/stage-1
- https://responsumhealth.com/chronic-kidney-disease/stages/stage-1/
Bình luận