Biếng ăn là gì? Mức độ biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn là hiện tượng rối loạn ăn uống và tự bỏ đói chính mình. Một trong những biểu hiện biếng ăn thường thấy ở trẻ là bé ăn rất ít, không chịu ăn hoặc quấy khóc khi ăn. Vậy biểu hiện cụ thể của biếng ăn là gì và mức độ biếng ăn tiến triển ra sao?

Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là hiện tượng khi trẻ không ăn đủ số lượng thức ăn (năng lượng) cần thiết cho cơ thể do sự chán ăn, tâm lý, bệnh lý và khiến bữa ăn kéo dài. Biếng ăn có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên phổ biến nhất ở trẻ em. Trên hết, nhiều người thường nhầm lẫn biếng ăn là bệnh lý, tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm khác.

Biếng ăn thường có các loại phổ biến như sau: Biếng ăn sinh lý ( xảy ra trong quá trình trưởng trưởng thành của trẻ), biếng ăn tâm lý (do môi trường xung quanh hay thói quen xấu của trẻ khi ăn), biếng ăn bệnh lý (trẻ lười ăn khi ốm).

be-bieng-an-khong-chiu-an.webp

                            Bé biếng ăn, không chịu ăn

>>> XEM THÊM: BÉ BIẾNG ĂN QUÁ phải làm sao? - Mách mẹ 5 bí quyết giúp bé ăn ngon miệng

Mức độ biếng ăn ở trẻ

Chứng biếng ăn thường xuất hiện nhiều ở các bé gái (90-95%), nhưng hiện nay số lượng bé trai mắc chứng biếng ăn cũng bắt đầu tăng mạnh. Cha mẹ cần chú ý tới biểu hiện của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời. Ba mức độ biếng ăn ở trẻ gồm có:

  • Biếng ăn mức độ nhẹ: Bé lựa chọn thức ăn, chỉ ăn những thức ăn mình thích hoặc thức ăn lỏng, tỏ ra e dè khi phải thử một món ăn mới.
  • Biếng ăn mức độ vừa:Bé ngậm thức ăn lâu, không chịu nhai thức ăn hoặc không chịu nuốt.
  • Biếng ăn mức độ nặng: Bé từ chối hoàn toàn thức ăn, có những biểu hiện quấy khóc, sợ hãi thậm chí là nôn trớ khi được cho ăn.

Làm sao để biết trẻ có bị biếng ăn không?

Khi trẻ bỏ bữa chưa thể xác định được trẻ có bị biếng ăn hay không. Bố mẹ cần xác định thêm một hay một vài những dấu hiệu biếng ăn sau:

Triệu chứng về thể chất

Các triệu chứng về thể chất khi trẻ biếng ăn có thể gồm:

  • Cân nặng của trẻ không tăng, một vài bé còn sụt cân.

  • Trẻ mệt mỏi, dễ ốm, buồn ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ.

  • Móng tay, móng chân trẻ yếu, tóc rụng nhiều, da rất khô và không có tính đàn hồi.

  • Trẻ có thể bị vàng da, đau bụng, táo bón, chóng mặt và rất dễ bị lạnh.

  • Cơ thể bị mất nước, cánh tay, chân xuất hiện hiện tượng sưng, răng bị mài mòn, nhịp tim bất thường, hạ huyết áp và có thể ngất xỉu.

Triệu chứng về hành vi, cảm xúc

Ngoài thể chất, khi biếng ăn, bé cũng sẽ có một số dấu hiệu về hành vi, cảm xúc như sau:

  • Trẻ bỏ ăn liên tục trong vòng 1 tháng. Không chịu ăn nữa sau khi bón được vài lượt, Mỗi bữa ăn của trẻ kéo dài hơn 30 phút, Trẻ không tỏ ra đói bụng hay thèm ăn.

  • Một số trẻ xuất hiện hiện tượng đái dầm, nôn mửa quá mức để tống thức ăn ra ngoài.

  • Trẻ quấy khóc, gạt thức ăn đi, tỏ ra sợ hãi hoặc tìm đủ mọi cách để không phải ăn khi đến bữa.

  • Trẻ trở nên cáu gắt, hung hăng không lý do.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-khi-bieng-an-keo-dai.webp

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá khi biếng ăn kéo dài

Những nguyên nhân biếng ăn ở trẻ

Nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn sẽ tùy thuộc vào từng loại biếng ăn bao gồm biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý. Cụ thể như sau:

Biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý là một biểu hiện thường thấy tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ, nguyên nhân chính do trẻ thay đổi sinh lý trong quá trình lớn.Trẻ mải mê khám phá thế giới xung quanh, ham chơi hơn nên trở nên lười ăn. Các giai đoạn thường thấy ở trẻ là từ 3-4 tháng, 8-10 tháng, 18-20 tháng.

Biếng ăn sinh lý thường sẽ hết sau 7-14 ngày. Vì vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng bé sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ không hết biếng ăn trong 1 tháng, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám tại bệnh viện nhi gần nhất hoặc xin tư vấn từ các chuyên gia y tế.

mai-vui-choi-lam-cho-be-bieng-an.webp

Mải vui chơi làm cho bé biếng ăn

Biếng ăn tâm lý

Với biếng ăn tâm lý, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố tâm lý của trẻ. Khi trẻ mắc biếng ăn sinh lý hoặc bệnh lý, bố mẹ thường suốt ruột và tìm cách doạ nạt, đánh mắng để ép trẻ ăn. Lâu dần, việc làm này làm cho trẻ sợ hãi và chán ghét khi ăn. 

Biếng ăn bệnh lý 

Biếng ăn bệnh lý xảy ra khi trẻ mắc các bệnh thông thường về đường hô hấp như: ho, đau họng, cảm lạnh,...Ngoài ra, một số các yếu tố khác có thể kể đến bao gồm:

  •  Thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Người mẹ trong quá trình mang thai không được cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, các loại vitamin khiến cho trẻ sinh ra sức đề kháng yếu, lười bú hoặc bỏ bú mẹ.

  •  Trẻ đang ở tuổi mọc răng, trẻ bị đau răng, giun sán,...làm cho trẻ mệt mỏi và bỏ bữa.

 

bi-om-khien-cho-be-met-moi-va-khong-muon-an.webp

Bị ốm khiến cho trẻ mệt mỏi và không muốn ăn

Yếu tố tăng nguy cơ biếng ăn

Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị biếng ăn bao gồm:

  • Di truyền: Nếu bố mẹ, người thân khác trong gia đình có tiền sử biếng ăn, trẻ có nguy cơ bị biếng ăn cao hơn.

  • Ăn kiêng hoặc bị bỏ đói: Người ăn kiêng, bị bỏ đói thường có khả năng cao bị rối loạn ăn uống, từ đó dẫn đến biếng ăn.

  • Sự di chuyển, thay đổi môi trường sống, sinh hoạt,...

Biếng ăn kéo dài dẫn tới hậu quả gì?

Biếng ăn nếu không được điều trị, xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ và người bị, cụ thể như sau: 

  • Tim mạch: Tổn thương tim do suy dinh dưỡng và nôn mửa kéo dài, trẻ có nhịp tim không ổn định, lúc nhanh lúc chậm. Bên cạnh đó nguy cơ bị huyết áp thấp ở trẻ cũng rất cao.

  • Máu: Cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ biếng ăn có lượng hồng cầu thấp ( thiếu máu nhẹ). Khoảng một nửa số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe liên quan tới bạch cầu thấp (số lượng bạch cầu suy giảm).

  • Hệ tiêu hoá: Việc để cho đường ruột phải hoạt động trong thời gian dài do trẻ ăn lâu cùng với lượng thức ăn ít gây sụt cân nghiêm trọng ở trẻ.

  • Xương: Trẻ biếng ăn có nguy cơ gãy xương cao hơn so với các trẻ khác. Khi bé biếng ăn trong độ tuổi đang phát triển chiều cao, sẽ có nhiều nguy cơ bị giảm mô xương hoặc loãng xương nghiêm trọng.

  • Tinh thần: Trẻ dễ bị rối loạn tinh thần, trầm cảm, rối loạn nhân cách, lo lắng quá mức, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,..

Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm khác khi trẻ biếng ăn kéo dài có thể kể đến như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển trí não. Biếng ăn cũng có thể làm mất cân bằng điện giải, tổn thương thận,... và dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn do suy giảm miễn dịch.

Mức độ nguy hiểm nhất, biếng ăn có thể gây ra tử vong đột ngột do cơ thể thiếu dinh dưỡng, các dưỡng chất cần thiết để duy trì sự sống cho cơ thể. Hoặc biếng ăn khiến người bị có các hành vi tự làm thương bản thân, có suy nghĩ hoặc cố gắng tự tử.

tre-met-moi-mat-tap-trung-do-bieng-an-keo-dai.webp

Trẻ mệt mỏi, mất tập trung do biếng ăn kéo dài

Bé biếng ăn phải làm sao?

Đối với trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể tìm hiểu và khắc phục nguyên nhân kèm với thay đổi thực đơn cho bé. Tuy nhiên, trường hợp sau khi thay đổi thực đơn, bé vẫn không hết biếng ăn, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị. 

Khắc phục từ nguyên nhân biếng ăn

Đối với trẻ biếng ăn do bệnh lý, bố mẹ cần tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm căn bệnh, một vài lời khuyên cho phụ huynh có trẻ biếng ăn bệnh lý gồm có:

  • Không nên lạm dụng kháng sinh cho trẻ vì sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá và các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.

  • Cho trẻ uống giảm đau khi trẻ đang mọc răng hoặc có các vết loét do nhiệt miệng.

  • Trong thời gian trẻ được điều trị bệnh, bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng.

Nếu bé biếng ăn do tâm lý, cần khắc phục nguyên nhân từ tâm lý cho trẻ. Bố mẹ nên kiên nhẫn khi trẻ tỏ ra mệt mỏi và không muốn ăn. Bên cạnh việc chăm chút cho từng bữa ăn cho trẻ, bố mẹ hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ trong bữa cơm. Tuyệt đối không đánh mắng, dọa nạt và ép trẻ ăn.

Thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, thực đơn cho trẻ

Cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết, đa dạng nguồn nguyên liệu, các chế biến thức ăn hợp khẩu vị là một trong những cách giúp cải thiện trẻ biếng ăn. 

Về thực đơn cho trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể tham khảo những lưu ý sau:

Bữa ăn cung cấp cho bé đủ chất dinh dưỡng: 

Bốn nhóm chất dinh dưỡng cần được đảm bảo trong mỗi bữa ăn của bé là: chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất. Cụ thể:

  • Chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại đỗ, đậu, ...

  • Chất béo: Có trong mỡ động vật, dầu thực vật và các loại hạt có nhiều dầu như hạt vừng, hạt lạc hay hạt hướng dương,...

  • Chất đường bột: Chủ yếu từ lương thực như gạo, ngô, các loại khoai và củ quả như bí ngô, sắn, …

  • Vitamin: Một số vitamin quan trọng ảnh hưởng quan trọng đến quá trình chuyển hoá, tạo tế bào, tạo dẫn xuất thần kinh cần được bổ sung đúng và đủ bao gồm: vitamin A, C, D, vitamin nhóm B. Các loại vitamin chủ yếu có nhiều trong các loại rau củ quả.

  • Các nguyên tố vi lượng: Bao gồm sắt, calci, magie và đặc biệt là kẽm. Kẽm tham gia vào quá trình cấu tạo tại chồi vị giác (bộ phận cảm nhận ở gai lưỡi) và có vai trò như một chất xúc tác quan trọng trong nhiều loại enzym ở hệ tiêu hoá làm cho trẻ ăn ngon miệng hơn và tăng sức đề kháng.Kẽm có nhiều trong thịt đỏ và các loài có vỏ như hàu, sò, ốc, hến,...

Một sản phẩm nổi trội có chứa kẽm và các nguyên tố vi lượng cùng các loại dược liệu và lợi khuẩn được rất nhiều phụ huynh tin dùng hiện nay. Với tác dụng đã được chứng minh lâm sàng trên 100 trẻ em 3-5 tuổi tại trường mầm non Đồng Kỳ, tỉnh Bắc Giang năm 2021. Đề tài đã cho thấy tình trạng biếng ăn đã được cải thiện 87%, tỷ lệ trẻ táo bón cải thiện 93% và 100% không gây ra tác dụng phụ nào.

nhung-thuc-pham-co-ham-luong-kem-cao-cho-tre.webp

Những thực phẩm có hàm lượng kẽm cao cho trẻ 

Mẹ có thể thay đổi đa dạng nguyên liệu chế biến các món ăn cho bé bằng cách thay thế các nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng tương đương. Ví dụ như thay thế đạm động vật có trong thịt cá trứng sữa bằng đạm thực vật như đậu phụ hay các chế phẩm từ đậu. Bên cạnh đó, hạn chế ăn một món liên tục trong nhiều ngày.

Không chỉ vậy, mẹ có thể thay đổi cách chế biến món ăn (hấp, sấy khô, tạo các thanh dạng thạch,...) sử dụng các màu sắc bắt mắt cũng như hình dạng ngộ nghĩnh cũng làm cho bé cảm thấy thích thú với mỗi bữa ăn hơn. Cố gắng thêm ít nhất một món mới một tuần và khuyến khích bé thử ăn hoặc ăn những món bé không thích để đảm bảo dinh dưỡng được cân bằng, tránh làm cho bé kén ăn.

 

mon-an-duoc-trang-tri-bat-mat-giup-tre-hao-hung-voi-bua-an.webp

Hướng dẫn cách cho trẻ ăn uống

  • Ăn đúng giờ, đủ bữa, không cho trẻ ăn vặt: Cho trẻ ăn đúng giờ cũng là sẽ tạo phản xạ điều kiện làm cho các cơ quan tiêu hoá được lập trình đúng giờ giấc.

  • Không để bữa ăn kéo dài: Một bữa ăn tối đa với trẻ nhỏ là 20p và với trẻ lớn là 30p. Thức ăn để lâu sẽ không giữ được màu sắc và mùi vị ban đầu, bố mẹ có thể dọn bàn đi khi bé đã no và bắt đầu cảm thấy uể oải. Cho trẻ ăn với khẩu phần vừa đủ, cố gắng tạo niềm vui cho trẻ trong mỗi bữa ăn sẽ khiến mỗi bữa ăn của bé trở nên dễ dàng hơn.

  • Không làm việc riêng khi ăn: Nên hạn chế cho bé xem tivi hay điện thoại trong lúc ăn, Điều này tạo thói quen xấu và làm bé mất tập trung khi ăn. Lúc này bé có thể ngậm thức ăn lâu, không có phản xạ nhai, thậm chí quấy khóc không chịu ăn nếu không được xem điện thoại hay tivi. Hãy cho bé ăn cùng với gia đình  để bé tập trung ăn, cảm nhận rõ mùi vị thức ăn.

  • Cho trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn: Bé sẽ cảm thấy hào hứng và phấn khích khi được trở thành một phần trong quá trình chế biến thức ăn, từ đi chợ, chuẩn bị thức ăn và dọn bàn. Có được thành quả do chính mình tạo ra khiến cho bé hào hứng và mong chờ vào bữa ăn nhiều hơn.

  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ: Nhiều phụ huynh lựa chọn sản phẩm cốm bổ sung vi chất chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cùng với với nguồn chất xơ (prebiotic) Inulin, Fructose Oligosaccharide (FOS) giúp tạo môi trường cho lợi khuẩn phát triển; phòng và hỗ trợ điều trị táo bón, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra. Bên cạnh đó, sản phẩm được bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng (Vitamin nhóm B, L-Lysine, Taurine, Magnesi, Zinc, Calci,…) giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên; giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Một nghiên cứu vào năm 2015 tại Pháp khi chứng minh lợi ích của chủng lợi khuẩn Bacillus subtilis cho thấy việc bổ sung chủng lợi khuẩn này sẽ giúp kích thích và nâng cao phản ứng miễn dịch hiệu quả.

tu-chuan-bi-bua-an-lam-cho-be-thich-thu.webp

Tự chuẩn bị bữa ăn làm cho bé thích thú

Biếng ăn ở trẻ sẽ sớm qua nhanh nếu bố mẹ kiên trì và vui vẻ đồng hành cùng con. Bên cạnh việc chuẩn bị cho bé những món ăn đa dạng và giàu dinh dưỡng, phụ huynh có thể bổ sung cho bé các nhóm chất dinh dưỡng khác qua vitamin tổng hợp hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa lợi khuẩn Baccillus subtilis giúp bé ăn ngon, mau lớn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào muốn được giải đáp, vui lòng để thông tin phía dưới để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp hỗ trợ.

Tham khảo thêm:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anorexia-nervosa/symptoms-causes/syc-20353591

https://www.eatingdisorderhope.com/information/anorexia 

https://www.webmd.com/mental-health/eating-disorders/anorexia-nervosa/understanding-anorexia-basics

 

Dược sĩ Đoàn Xuân

box-bbg.webp

Bình luận