Rodogyl là thuốc gì? Rodogyl giá bao nhiêu?

Rodogyl là thuốc kháng sinh, nhiễm khuẩn răng miệng với hai thành phần chính gồm Spiramycin và metronidazole. Rodogyl sẽ giúp loại bỏ được các loại vi khuẩn, đặc biệt đối với các vấn đề liên quan đến răng miệng.

Theo dược lý, Rodogyl là một chất chống động vật nguyên sinh. Thành phần Spiramycin có trong thuốc có phổ kháng khuẩn rộng và mạnh. Vì vậy, khi sử dụng thuốc có thể giúp loại bỏ được các vi khuẩn tốt hơn. Khi kết hợp với Metronidazole có thể ức chế được sự đề kháng của vi khuẩn, từ đó giúp chống nhiễm khuẩn răng miệng hiệu quả.

Thuốc được sản xuất bởi công ty Famar Lyon (Pháp) và được công ty Sanofi Winthrop Industrie đăng ký. Rodogyl được đóng gói với hộp viên nén bao phim 2 vỉ x 10 viên. Giá bán hiện tại của thuốc Rodogyl khoảng 7.500 đồng/viên ~ 148.000 đồng/hộp. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, giá thực tế sẽ tùy thuộc vào nhà thuốc và thời điểm mua.

thuoc-khang-sinh-rodogyl-duoc-su-dung-cho-nguoi-lon-va-tre-em-tren-6-tuoi.webp

Thuốc kháng sinh Rodogyl được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi

Công dụng của thuốc kháng sinh Rodogyl

Với cơ chế tác dụng như trên, thuốc kháng sinh Rodogyl được sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Bị nhiễm trùng răng miệng như áp xe răng, nhiễm trùng tuyến nước bọt, đờm, viêm nha chu, viêm miệng, viêm lợi, viêm quanh thân răng.
  • Sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng cục bộ sau phẫu thuật liên quan đến răng miệng.
  • Trong một số trường hợp, Rodogyl được kê đơn kết hợp với một số thuốc khác để điều trị viêm âm đạo do trichomoniasis, viêm niệu đạo, nhiễm trùng hiếu kỵ khí hỗn hợp nặng, nhiễm trùng kỵ khí, tình trạng nghiện rượu mãn tính.
  • Rodogyl được kê liều kết hợp với amoxicillin để điều trị viêm dạ dàn mãn tính, loét tá tràng, loét dạ dày cấp tính.

>>>XEM THÊM: Thuốc kháng sinh Dorogyne và 5 cảnh báo trước khi sử dụng

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Rodogyl

Để sử dụng Rodogyl hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của dược sĩ/bác sĩ. Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc Rodogyl sau đây được tổng hợp từ nhà sản xuất.

Cách dùng và liều dùng phù hợp

Bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh Rodogyl theo đường uống và trong bữa ăn. Lưu ý nên uống với một cốc nước đầy, không nên nhai, nghiền nát viên bao phim trước hoặc trong khi uống, điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Liều dùng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: 4 – 6 viên/ngày. Chia đều 2 – 3 lần uống.
  • Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: Sử dụng 3 viên/ngày, chia đều 2 – 3 lần uống.
  • Trẻ em 6 – 10 tuổi: 2 viên/ngày, chia đều 2 lần uống.

Cách xử lý khi quên/quá liều dùng

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể quên hoặc dùng quá liều Rodogyl. Nếu gặp một trong hai trường hợp này, người bệnh có thể xử lý như sau:

Quên liều: Uống liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu sắp đến liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên, tiếp tục liệu trình. Tuyệt đối không sử dụng liều gấp đôi trong một lần, điều này có thể tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.

Quá liều: Khi uống Rodogyl quá liều, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mất điều hòa. Nghiêm trọng hơn có thể nhiễm độc Rodogyl và gây co giật, làm viêm thần kinh ngoại biên. Do đó, ngay khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi dùng quá liều, người bệnh cần ngưng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

khi-su-dung-rodogyl-qua-lieu-nguoi-benh-co-the-cam-thay-buon-non-hoac-non-mua.webp

Khi sử dụng Rodogyl quá liều, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa

Những lưu ý để sử dụng Rodogyl an toàn

Trong quá trình sử dụng rodogyl, để an toàn và thuốc phát huy được hiệu quả, người bệnh sẽ cần lưu ý về tác dụng phụ, tương tác thuốc cũng như đối tượng cần lưu ý khi dùng thuốc.

Đối tượng cần lưu ý khi sử dụng Rodogyl

Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc Rodogyl cần thận trọng hoặc chống chỉ định với các đối tượng, trường hợp sau đây. Nếu người bệnh thuộc bất kỳ trường hợp nào, cần thông báo ngay cho dược sĩ hoặc bác sĩ để có phương án thay thế.

Trường hợp chống chỉ định (không sử dụng):

  • Bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong Rologyl.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi không được sử dụng thuốc Rologyl vì chưa các thông tin xác minh về tính an toàn.
  • Phụ nữ đang cho con bú vì hai thành phần Spiramycin và metronidazole có thể di chuyển theo sữa mẹ sang bé.

Trường hợp cần thận trọng khi dùng:

Phụ nữ mang thai: Spiramycin có thể đi qua nhau thai tuy nhiên nồng độ không quá cao. Nhưng để an toàn hãy thông báo với dược sĩ/bác sĩ khi người bệnh đang mang thai để cân nhắc giữa nguy cơ/lợi ích trước khi dùng.

Các vấn đề bệnh lý khác: Rối loạn thần kinh mãn tính, nặng hoặc đang tiến triển, rối loạn máu, rối loạn tâm thần, có tiền sử với viêm màng não khi được điều trị bằng thuốc có metronidazole. Từng bị rối loạn máu trong quá khứ.

Các vấn đề khác: Người không dung nạp được Fructose, người có tiền sử hoặc gia đình bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase. Người chuẩn bị thực hiện các xét nghiệm hoặc phẫu thuật.

Tác dụng phụ có thể gặp của Rodogyl

Tương tự với các loại thuốc khác, Rodogyl có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn cho người bệnh. Bạn cần lưu ý khi gặp những tác dụng phụ này, cần ngưng dùng Rodogyl, liên hệ khẩn cấp với dược sĩ/bác sĩ để được hướng dẫn về các xử lý. Những tác dụng phụ có thể gặp của Rodogyl cụ thể như sau:

Ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa

Gây rối loạn tiêu hóa tuy nhiên triệu chứng có thể không nghiêm trọng, cụ thể như buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, nôn mửa. Cảm giác khô miệng, lưỡi – miệng bị viêm dẫn đến rối loạn vị giác và chán ăn. Có thể làm viêm tụy, viêm đại tràng giả mạc, triệu chứng thường thấy là đau bụng kèm theo tiêu chảy.

Ảnh hưởng đến da

Xuất hiện phát ban, dị ứng, sưng mặt và cổ, phù mạch, sốc dị ứng. Ngoài ra có thể gặp phát ban gây phồng rộp, bong tróc da và phát ban lan rộng khắp cơ thể. Lưu ý đặc biệt khi gặp triệu chứng này, đây có thể là biểu hiện của hoại tử biểu bì nhiễm độc, đe dọa tính mạng người bệnh. 

Người bệnh có thể bị đỏ mặt và cảm có cảm giác nóng bừng, ngứa đi kèm với sốt. Một số trường hợp hiếm gặp hơn có thể xuất hiện các mẩn đỏ, mụn mủ và sốt.

thuoc-rodogyl-co-the-gay-ra-phat-ban-man-do-tren-da.webp

Thuốc Rodogyl có thể gây ra phát ban, mẩn đỏ trên da

Gây rối loạn hệ thần kinh

Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, co giật, chóng mặt, hoang mang, rối loạn ý thức, rối loạn hành vi, khó cử động, khó phát âm, dáng đi không bình thường, không tự chủ được mắt và run.

Nghiêm trọng hơn, Rodogyl có thể gây ra viêm màng não, đôi khi người bệnh sẽ thấy châm hoặc ngứa ran nhưng thời gian ngắn, nhận thức cảm giác cũng bị bất thường theo.

Rối loạn tâm thần

Đây là tác dụng phụ khá nghiêm trọng, lúc này người bệnh có thể xuất hiện ảo giác, hoang tưởng, mê sảng (rối loạn nhân cách), xuất hiện khuynh hướng trầm cảm và kèm theo các ý nghĩ, hành động tự sát.

Ảnh hưởng thị giác

Rodogyl có thể khiến người bệnh nhìn không rõ, nhìn mờ, nhìn đôi, giảm thị lực, khó phân biệt được màu sắc. Nghiêm trọng hơn có thể làm dây thần kinh thị giác bị viêm hoặc tổn thương.

Rối loạn máu: Thuốc kháng sinh Rodogyl có thể gây thiếu máu.

Rối loạn gan: Rodogyl có thể làm tăng men gan, tổn thương tế bào gan hoặc làm tắc dòng dịch mật. Biểu hiện thường thấy là vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu nâu đỏ hoặc phân có màu nâu đậm.

Tương tác thuốc của Rodogyl khi dùng

Rodogyl sẽ có phản ứng với một số loại thuốc làm tăng nồng độ, giảm tác dụng hoặc gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Vì vậy, nếu người bệnh đang sử dụng một trong những nhóm thuốc sau, hãy thông báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ:

  • Thuốc có thành phần Acetyl Spiramycin: Làm mất tác dụng tránh thai của thuốc.
  • Thuốc chứa Metronidazol: Dùng chung có thể gây lú lẫn, loạn thần. Hoặc có thể làm tăng độc tính của thuốc chống đông (warfarin), tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Thuốc giãn cơ (vecuronium): Tăng tác dụng của thuốc giãn cơ.
  • Nhóm Lithi: Tăng nồng độ của Lithi trong máu.
  • Nhóm thuốc bất kì có chứa cồn: Tăng nguy cơ bị tác dụng phụ.
  • Một số thuốc khác như disulfiram, busulfan.

rodogyl-co-the-bi-giam-tac-dung-khi-dung-voi-mot-so-loai-thuoc-khac.webp

Rodogyl có thể bị giảm tác dụng khi dùng với một số loại thuốc khác

Những lưu ý khác từ dược sĩ khi dùng Rodogyl

Bạn cần lưu ý không sử dụng Rodogyl chung với các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… Điều này có thể khiến nguy cơ bị các tác dụng phụ như nôn mửa, đỏ mặt, tăng nhịp tim xảy ra cao hơn.

Ngoài ra, nếu cần làm các công việc yêu cầu sự tỉnh táo như lái xe, sử dụng máy móc cũng cần lưu ý trong sử dụng Rodogyl. Bởi thuốc có thể gây chóng mặt, ảo giác, rối loạn thị giác và lú lẫn.

Bên cạnh sử dụng thuốc Rodogyl điều trị nhiễm khuẩn, một số thảo dược thiên nhiên cũng có thể được dùng cho những trường hợp có bệnh lý về răng miệng. Các thảo dược như trầu không, cùi quả cau giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa các bệnh lý như viêm chân răng, viêm lợi hay hôi miệng hiệu quả. Nghiên cứu vào năm 2016 đã cho thấy sáp ong có hiệu quả trong việc chữa lành tình trạng sưng đỏ đồng thời có hiệu quả chống lại các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

thao-duoc-giup-ngan-ngua-benh-ly-rang-mieng.webp

Thảo dược giúp ngăn ngừa bệnh lý răng miệng

>>>XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng thuốc Zidocin điều trị nhiễm khuẩn răng miệng

Tạm kết

Người bệnh cần bảo quản thuốc ở môi trường thoáng mát, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ môi trường tối đa 25 độ C. Trên đây là những thông tin cần biết trước khi dùng thuốc Rodogyl. Những thông tin trên được tổng hợp từ nhà sản xuất và các nguồn y khoa uy tín và chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến thuốc Rodogyl, hãy liên hệ ngay tới hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27633295/

https://medicarcp.com/website/pdf/pils/3093%20-%20en.pdf

https://www.ndrugs.com/?s=rodogyl

https://www.sdrugs.com/?c=drug&s=rodogyl&ingredient=metronidazole/spiramycin

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3309251/

Dược sĩ Thanh Tùng

Box-NTDT (1).webp

Bình luận