Nguyên nhân dẫn đến sưng lợi 

Sưng lợi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên những nguyên nhân chính khiến lợi bị sưng bao gồm yếu tố sinh lý, bệnh lý hay vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng hàng ngày là cách đơn giản giúp khoang miệng được sạch sẽ. Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị sưng lợi. Chải răng quá mạnh khiến bàn chải va chạm mạnh với vùng nướu lợi. Quá trình này diễn ra lâu ngày, khiến lợi của bạn dần bị tổn thương và dẫn đến sưng.

Ngoài ra, trải răng không kỹ sẽ bỏ sót các mảng bám thức ăn dính trên kẽ răng. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn có hại có môi trường sinh sôi, phát triển gây viêm và sưng lợi.

nguyen-nhan-dan-den-sung-loi.webp

Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến sưng lợi

Sưng nướu do bệnh lý về răng miệng

Có nhiều bệnh lý gây ra tình trạng sưng nướu - lợi. Ví dụ như:

  • Sâu răng: Răng bị sâu tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Tình trạng sâu răng lâu ngày không chỉ gây hôi miệng, mà còn khiến nướu lợi bị sưng và viêm.
  • Cao răng: Cao răng là kết quả của việc tồn tại các mảng bám do thức ăn cùng sự tác động của vi khuẩn. Nếu không loại bỏ cao răng định kỳ, viêm hay sưng lợi rất dễ xuất hiện.

>>>XEM THÊM: Cách trị hôi miệng bằng lá ổi như thế nào?

Sưng lợi do mọc răng khôn

Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8, thường bắt đầu mọc vào độ tuổi trưởng thành. Mọc răng khôn gây chèn ép vào vùng lợi trùm phía trên nó. Rất nhiều trường hợp sưng lợi do mọc răng khôn gây đau nhức, lợi viêm và sưng nhiều.

Sung-loi-do-moc-rang-khon.webp

Mọc răng khôn gây ra sưng lợi

Sưng lợi ở trẻ em mọc răng 

Mọc răng ở trẻ em cũng gây ra hiện tượng sưng lợi. Khi răng ở một vị trí nào đó mọc lên, vùng lợi sẽ bị chèn ép, gây sưng và đau nhức khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn.

Sưng lợi do thay đổi nội tiết tố

Không ít trường hợp phụ nữ nhận thấy các vấn đề về nướu (điển hình là sưng nướu) vào chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai hay tiền mãn kinh. Nguyên nhân được cho rằng do sự thay đổi lượng nội tiết tố trong cơ thể. Hiện tượng sưng lợi gây đau nhức, viêm và chảy máu chân răng xảy ra trong thời gian ngắn rồi giảm dần.

Sưng nướu sau thủ thuật răng miệng

Các biện pháp thủ thuật nha khoa như nhổ răng, bọc trám răng có thể gây ra sưng nướu. Những thủ thuật này dễ gây va chạm, cọ xát với vùng lợi khiến lợi bị tổn thương và đau nhức.

Thông thường tình trạng sưng lợi chỉ diễn ra trong vài ngày là khỏi dần. Nếu vẫn không hết sưng trong vài ngày, bạn cần đến các cơ sở nha khoa kiểm tra lại để được xử lý kịp thời.

Bị sưng lợi có nguy hiểm không? 

Nhiều người thường chủ quan, không có biện pháp xử lý khi bị sưng lợi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp phải chịu biến chứng do tình trạng sưng lợi. Dưới đây là các biến chứng điển hình.

Áp xe lợi (viêm lợi có mủ)

Sưng lợi kéo dài nhiều ngày dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Tình trạng viêm có thể gây cả các ổ áp xe có mủ. Khi đó việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều do cần sử dụng phác đồ điều trị thích hợp, tránh kháng thuốc. 

Tụt nướu

Sưng nướu lợi khi không được xử lý lâu ngày vùng nướu sẽ bị yếu đi và tụt nướu. Nướu bị tụt làm lộ phần ngà răng, mất chức năng bảo vệ răng. Những trường hợp tụt nướu răng thường yếu, kèm theo tình trạng hôi miệng, sâu răng.

Răng lung lay và mất răng

Răng lung lay là hậu quả của tình trạng tụt nướu. Càng nhiều vị trí tụt lợi, cấu trúc răng càng bị ảnh hưởng nhiều. Răng yếu và lung lay thường dễ bị rụng, thậm chí mất nhiều răng rất mất thẩm mỹ.

sung-loi-co-the-dan-den-bi-mat-rang-vinh-vien.webp

Sưng lợi có thể dẫn đến bị mất răng vĩnh viễn

Cách chữa sưng lợi đơn giản, hiệu quả

Khi phát hiện bị sưng lợi, bạn cần tiến hành xử lý, điều trị nhanh chóng. Điều trị càng sớm, thời gian hồi phục sẽ càng nhanh và hạn chế biến chứng xảy ra. Dưới đây là cách chữa sưng lợi thường được sử dụng:

Điều trị Y tế theo chỉ định

Điều trị Y tế sẽ giúp giảm nhanh chóng tình trạng sưng lợi và các nguyên nhân gây sưng lợi. Các phương pháp có thể được thực hiện bao gồm:

Thuốc uống giảm sưng lợi tạm thời

Triệu chứng sưng lợi có thể được kiểm soát nhanh chóng và tạm thời bằng các loại thuốc hóa dược. Dưới đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc giảm đau: Thường sử dụng Paracetamol để giảm đau do sưng lợi. Ngoài ra các thuốc chống viêm, giảm đau nhóm NSAIDS cũng được dùng như Ibuprofen, Diclofenac Natri.
  • Thuốc chống viêm steroid dùng đường uống cũng có thể được dùng vì có khả năng chống viêm, giảm sưng mạnh mẽ.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh được dùng trong trường hợp có nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh điển hình như Amoxicillin, Metronidazol thường được chỉ định cho trường hợp này. Lưu ý bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Lấy tủy răng sâu

Đối với răng sâu nặng, xâm lấn tủy khiến lợi bị viêm, sưng và đau nhức liên tục. Khi đó bác sĩ cần cân nhắc biện pháp diệt tủy để giải quyết tình trạng sưng đau này, thậm chí nhổ răng để thay thế răng nhân tạo mới.

Lấy cao răng (cạo vôi răng)

Cao răng hình thành từ vi khuẩn và các mảng bám gây sưng lợi. Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ sạch các mảng bám gây bít tắc các kẽ răng và vùng lợi, giúp khoang miệng thông thoáng, hết viêm sưng hay chảy máu chân răng.

Lay-cao-rang-giam-sung-loi.webp

Lấy cao răng giúp giảm tình trạng sưng lợi

>>>XEM THÊM: Chảy máu chân răng do đâu và cách điều trị, cầm máu như thế nào?

Giảm đau sưng lợi tại nhà

Phương pháp sử dụng thuốc hóa dược có thể giảm nhanh triệu chứng sưng, đau nhức lợi. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ giải quyết được phần ngọn là điều trị triệu chứng. Sau khi dừng thuốc viêm lợi dễ tái đi tái lại nhiều lần. 

Các bài thuốc từ thảo dược có thể xử lý hiệu quả các vấn đề về sưng lợi. Sử dụng thảo dược thiên nhiên tuy không đem lại hiệu quả nhanh nhưng an toàn, không gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là các thảo dược tốt cho tình trạng sưng lợi:

Sáp ong làm dịu cơn đau do sưng lợi

Y học cổ truyền đánh giá sáp ong là vị thuốc có khả năng giúp săn se niêm mạc, cầm máu tốt. Ngoài ra sáp ong cũng có khả năng chống viêm, ngăn chặn tình trạng sưng lợi hiệu quả.

Lá trầu không – bài thuốc chữa sưng và viêm lợi

Lá trầu không từ xưa đã được sử dụng phổ biến để tắm hay ăn trầu. Các bạn có thể nhận ra những cụ già ăn trầu răng họ thường rất chắc khỏe, cũng ít có vấn đề hay bệnh lý về răng lợi.

Khoa học hiện đại đã chứng minh trong lá trầu không chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng cho lợi. Sử dụng dịch chiết từ lá trầu làm tăng sức khỏe nướu lợi, hạn chế tình trạng sưng viêm hiệu quả.

Chữa sưng lợi từ quả chay

Theo các nghiên cứu, vỏ quả chay chứa các hợp chất phenolic có khả năng chống oxy hóa, chống viêm rất tốt. Dịch chiết từ quả chay giúp làm sạch răng lợi, ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. 

Các loại thảo dược trên đều an toàn và lành tính khi sử dụng để giảm sưng lợi. Tuy nhiên, việc sử dụng đơn lẻ sẽ làm chúng không thể phát huy được tác dụng tối đa. Do đó, bạn nên phối hợp Sáp ong, lá trầu không, quả chay,... cùng với một số thành phần khác để giúp giảm sưng lợi hiệu quả hơn. Nghiên cứu tại đại học của Brazil chứng minh răng sáp ong kích thích phản ứng miễn dịch, tăng cường sản xuất các kháng thể từ đó giúp tổn thương mau lành lại.

Sap-ong-giup-cai-thien-sung-loi.webp

Giảm sưng lợi hiệu quả bằng sáp ong

Làm sao để phòng tránh sưng lợi?

Sưng lợi có thể khiến người bệnh phải chịu nhiều biến chứng. Vì vậy để phòng tránh sưng lợi hiệu quả bạn cần lưu ý một số điều sau.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp bạn phòng tránh sưng lợi. Bạn hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, chải răng đúng cách để giúp khoang miệng sạch sẽ mà không làm tổn thương lợi. Ngoài ra, hãy chú ý thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng một lần để đảm bảo hiệu quả khi vệ sinh răng miệng.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Hãy lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo duy trì sức đề kháng khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn thường xuyên những đồ ăn cứng để tránh gây tổn thương đến niêm mạc lợi gây sưng lợi.

Khám nha khoa định kỳ

Các bệnh liên quan đến răng miệng rất dễ xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để phát hiện vấn đề về răng miệng nếu có.

Kham-nha-khoa-dinh-ky-de-phat-hien-sung-loi.webp

Khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh răng lợi

Có thể nói rằng sưng lợi không quá nguy hiểm, bệnh có thể xử lý dễ dàng bằng thuốc hay sử dụng các thảo dược thiên nhiên. Hy vọng sau bài viết này bạn đọc sẽ rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong việc xử lý, phòng tránh sưng lợi hiệu quả. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để nhận được sự tư vấn.

Link tham khảo:

https://www.scielo.br/j/rbfar/a/L8p4TbmXVtpNJrzF395SyBB/?lang=en

https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-gums#home-remedies

https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-swollen-gums#home-care

https://www.webmd.com/oral-health/guide/gum-problem-basics-sore-swollen-and-bleeding-gum

Bình luận