Tụt lợi chân răng và dấu hiệu nhận biết

Tụt lợi hay tụt nướu là tình trạng lợi bị mòn hoặc bị tụt ra khỏi bề mặt của răng, làm hở chân răng. Khi đó giữa viền lợi và răng sẽ có khoảng trống tạo điều kiện cho các vi sinh vật từ bên ngoài tích tụ gây bệnh. Vì vậy nếu không được điều trị kịp thời không chỉ gây ra bệnh lý răng miệng mà còn làm mất răng vĩnh viễn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Tụt lợi là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên đa phần mọi người không nhận ra họ đang bị tụt lợi do tụt lợi tiến triển rất chậm và triệu chứng không rõ ràng. Dấu hiệu tụt lợi đầu tiên thường là ê buốt răng, ngoài ra các dấu hiệu sau:

  • Thường chảy máu chân răng khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa.
  • Lợi bị sưng đỏ.
  • Hôi miệng, hơi thở có mùi bất thường.
  • Đau ở đường viền giữa lợi và răng.
  • Chân răng lỗ, răng nhìn dài ra.
  • Răng yếu, lung lay có thể di chuyển được.
  • Tăng nhạy cảm của răng với thức ăn nóng hoặc lạnh.

Tình trạng tụt lợi khiến men răng mất, cement chân răng, lộ ngà, ê buốt răng và thậm chí là viêm tủy răng. Vì vậy, nếu bạn có một trong những dấu hiệu trên, cần tiến hành đi thăm khám nha khoa để được điều trị kịp thời.

loi-bi-sung-do-la-mot-dau-hieu-nhan-biet-cua-tut-loi-chan-rang.webp

Lợi bị sưng đỏ là một dấu hiệu nhận biết của tụt lợi chân răng

Nguyên nhân tụt lợi chân răng

Nguyên nhân tụt lợi có rất nhiều trong đó phần lớn là các vấn đề bệnh lý về răng lợi khiến mô lợi chịu tổn thương. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân do bệnh lý

Nguyên nhân chính và thường thấy nhất gây ra tụt lợi hở chân răng là do các bệnh lý về răng miệng. Điển hình như:

  • Viêm lợi, viêm quanh răng: Bệnh khởi phát khi có sự tích tụ vi khuẩn và mảng bám trong răng hay lợi. Khi đó các tình trạng viêm nhiễm gây ra các tổn thương lợi gây sưng, đau. 
  • Chấn thương hoặc tai nạn có tác động đến lợi và răng khi không chăm sóc cẩn thận là cũng là điều kiện cho phát triển các viêm nhiễm.

Nguyên nhân do sinh lý

Ngoài các nguyên nhân từ bệnh lý, các yếu tố sinh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng tụt lợi. Những yếu tố này có thể bao gồm như:

  • Lão hóa khiến các mô lợi bị suy yếu gây ra tình trạng tụt lợi.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự dao động về nồng độ nội tiết tố như khi mãn kinh, mang thai, dậy thì có thể khiến răng lợi trở lên nhạy cảm hơn, tiếp đó có thể bị tụt lợi.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng khiến hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn từ bên ngoài.

Các yếu tố nguy cơ bị tụt lợi chân răng

Một số trường hợp có thể có nguy cơ bị tụt lợi chân răng cao hơn. Nếu bạn đang có các triệu chứng nghi ngờ kèm theo các yếu tố nguy cơ sau, hãy tiến hành thăm khám nha khoa càng sớm càng tốt:

  • Đánh răng quá mạnh sẽ gây mòn men răng.
  • Sức khỏe răng miệng kém do trong sinh hoạt không giữ vệ sinh đúng cách, có các mảng bám tích tụ lâu ngày. Nên khi loại bỏ các mảng bám này có thể tác động đến lợi.
  • Mô lợi quanh răng mỏng.
  • Hút thuốc lá.
  • Thói quen nghiến răng vì sẽ gây áp lực lên lợi và chân răng.
  • Thiếu sự chăm sóc thường xuyên của các nha sĩ.
  • Tụt lợi khi niềng răng cũng hoàn toàn có thể xảy ra do khi tiến hành niềng răng cấp tốc răng bị di chuyển nhanh.

nieng-rang-co-the-gay-tut-loi-do-rang-bi-di-chuyen-manh.webp

Niềng răng có thể gây tụt lợi do răng bị di chuyển mạnh

>>>XEM THÊM: Sưng lợi và cách giảm sưng nhanh chóng, không tái phát

Cách chữa tụt lợi chân răng hiệu quả

Tụt lợi hở chân răng không chỉ gây bệnh lý mà vấn đề thẩm mỹ cũng được quan tâm rất nhiều. Vậy thắc mắc là tụt lợi có chữa được được không? Và câu trả lời là có thể chữa được nhưng bạn cần nắm bắt thời gian vàng để bệnh không tiến triển và điều trị dễ dàng hơn.

Điều trị tụt lợi không phẫu thuật

Sử dụng thuốc và các thủ thuật nha khoa là phương pháp điều trị tụt lợi không phẫu thuật. Thuốc được sử dụng nhiều trong việc điều trị triệu chứng hay các tình trạng viêm nhiễm. Đối với phát hiện viêm do nhiễm trùng nhiễm khuẩn thì ưu tiên là sử dụng kháng sinh. Kết hợp điều trị với:

  • Các thuốc kháng sinh điều trị tình trạng nhiễm khuẩn thường gặp như: Azithromycin, Metronidazol, Ciprofloxacin.
  • Các loại thuốc kháng sinh bôi chữa tụt lợi tại chỗ phát huy tác dụng giảm đau nhanh, giảm sưng do viêm nhiễm. Bên cạnh đó ngăn chặn không để vi khuẩn phát triển. Một số thuốc bôi tại chỗ bạn có thể tham khảo như: Emofluor Gel, Metrogyl Denta, Dentosmin P, PerioKin.
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn thường xuyên nhất sáng và tối, sau ăn. các loại nước súc miệng chứa các thành phần chlorhexidine, sodium fluorid, potassium nitrate có tác dụng giảm ê buốt và mòn chân răng. Một số loại nước súc miệng cũng có tính năng kháng khuẩn khá tốt, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.

Ngoài ra còn những phương pháp điều trị tụt răng không qua phẫu thuật. Những phương pháp này có/không dùng phối hợp với thuốc. Ví dụ như:

  • Máng plastic có bôi gel fluoride dùng để ngậm.
  • Phương pháp dùng tia chiếu laser kết hợp với fluoride.
  • Hàn trám cổ răng: Khi phần cổ răng bị mòn và lộ chân răng thì hàn trám cũng là cách hiệu quả. Vật liệu tiến hành trám được các nha khoa làm đầy vào phần cổ răng bị mòn và hở. Khi đó chân răng lại được bảo vệ nên khắc phục được các tình trạng ê buốt răng làm giảm tình trạng tụt lợi.

tut-loi-muc-do-nhe-co-the-dieu-tri-bang-cac-loai-thuoc-khang-sinh.webp

Tụt lợi mức độ nhẹ có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh

Điều trị tụt lợi bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là tình huống xấu nhất khi điều trị tụt lợi bằng các phương pháp khác thất bại. Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật chính thường gặp là:

Phẫu thuật vạt

Được tiến hành khi tụt lợi ở giai đoạn từ trung bình trở lên. Khi xương và các mô nâng đỡ xung quanh bị phá hủy đáng kể và ta sẽ thấy được chân răng bị lộ ra ngoài. Tổn thương sâu vào lợi và phá hủy các sợi dây chằng, các sợi dây chằng đóng vai trò nâng đỡ cấu trúc răng. Phẫu thuật vạt được tiến hành sau khi đã gây tê cục bộ, nha sĩ rạch đường giống như vạt quanh mô lợi, rồi tiếp tục làm sạch các mô bệnh đã tổn thương.

Ghép xương

Khi các mô xương nâng đỡ bị phá hủy thì thường bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương. Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng vật liệu tái tạo ghép tại vị trí xương bị tổn thương.

Ghép mô mềm

Ghép mô mềm có nguyên tắc là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận hay niêm mạc vòm họng để che phủ vùng chân răng bị hở do tụt lợi.

Các phương pháp chính thường được sử dụng bao gồm:

  • Ghép vạt tự thân.
  • Ghép tổ chức liên kết biểu mô.

Đây đang là những phương pháp phổ biến nhất áp dụng cho điều trị tụt lợi. 

phau-thuat-de-dieu-tri-tinh-trang-tut-loi-ho-chan-rang.webp

Phẫu thuật để điều trị tình trạng tụt lợi hở chân răng

Cách chữa tụt lợi tại nhà

Với mức độ tụt lợi nhẹ, nha sĩ có thể hướng dẫn bạn điều trị tại nhà. Ngoài những phương pháp điều trị trên, rất nhiều tình trạng mới viêm lợi hay bị tụt lợi ở mức độ nhẹ thì có rất nhiều những cách chữa tụt lợi tại nhà đơn giản, chi phí thấp. Một số những cách được giới thiệu sau bạn có thể áp dụng như:

Nước muối

Chỉ cần duy trì thói quen súc miệng bằng nước ấm và hỗn hợp muối sẽ giúp làm đau, viêm và cải thiện hơn tình trạng tụt lợi. Cách làm là hòa tan lượng nhỏ muối biển và một cốc nước ấm, ngậm hỗn hợp này trong khoảng 15 giây rồi nhỏ ra. Lặp lại từ 2-3 lần mỗi ngày sẽ cho thấy được hiệu quả.

Dầu hạt mè

Dầu mè vốn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Chỉ cần một thìa dầu mè ngậm trong khoảng 15 phút hay cho đến khi dầu loãng ra. Nhổ ra và súc miệng sạch sẽ, duy trì lặp lại trong khoảng một tháng sẽ thấy được kết quả.

Trà hoa cúc

Hoa cúc vốn là một vị thuốc trong đông y có đặc tính khử trùng tốt và giúp giảm viêm, giảm tình trạng tụt lợi. Ngoài ra trà hoa cúc rất tốt cho thần kinh bạn nên sử dụng hàng ngày.

Dầu dừa

Dầu dừa khi trộn với baking soda giúp loại bỏ axit gây vi khuẩn trong miệng. Cách làm rất đơn giản chỉ cần trộn tỉ lệ 1:1 dầu dừa và baking soda dùng thay thế cho kem đánh răng từ một đến hai lần trên tuần.

Trà xanh

Trà xanh được các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu chỉ ra rằng có chứa thành phần giúp thúc đẩy răng lợi khỏe mạnh hơn. Hơn nữa trà xanh còn là một gia vị làm bánh, đồ uống rất ngon vì vậy hãy tận dụng lợi ích từ trà xanh đem lại nhé.

Tuy nhiên, những phương pháp trị tụt lợi tại nhà trên hầu hết chỉ được truyền miệng. Hiện chưa có nhiều khẳng định chứng minh về sự an toàn, hiệu quả của chúng. Vì vậy, những cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và bạn cần lưu ý cẩn thận khi sử dụng.

tra-xanh-co-the-duoc-su-dung-de-giup-rang-khoe-manh-hon.webp

Trà xanh có thể được sử dụng để giúp răng khỏe mạnh hơn

>>>XEM THÊM: Tổng quan về viêm chân răng và 7 cách chữa hiệu quả tại nhà

Phương pháp phòng tránh tụt lợi chân răng

Khi gặp vấn đề về răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống như ăn uống, ngoại hình vì trước khi tụt lợi trầm trọng hơn hãy biết cách bảo vệ nó. Một số các lưu ý từ bác sĩ nha hữu ích bao gồm:

  • Để đề phòng bệnh tụt lợi hay các bệnh lý viêm chân răng, chảy máu chân răng cần lưu ý về việc giữ vệ sinh. 
  • Hạn chế ăn uống đồ ngọt đặc biệt không ăn trước khi đi ngủ. 
  • Dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên để loại bỏ những mảng bám, mảng thức ăn và loại bỏ cao răng.
  • Cai thuốc lá nếu bạn có đang hút thuốc vì sẽ giúp mô lợi lưu thông tốt hơn, ít bị kích ứng hơn và giữ chặt quanh chân răng hơn.
  • Thay thế bởi bàn chải răng mềm (nếu có thể hãy tham khảo bàn chải điện vì giúp loại bỏ vi khuẩn tốt hơn). Việc đánh răng thô bạo hoặc bàn chải có lông cứng sẽ khiến tình trạng tụt lợi trở nên trầm trọng hơn, trong khi chải mềm sẽ bảo vệ răng lợi bạn.
  • Định kỳ đến nha khoa để làm sạch bề mặt răng sâu và giúp theo dõi các vấn đề về răng lợi tốt nhất.
  • Lựa chọn dung dịch nước súc miệng có thành phần như chlorhexidine, sodium fluoride, chiết xuất sáp ong trong cồn, chiết xuất lá trầu không, chiết xuất cùi quả cau. Nghiên cứu thực hiện vào năm 2016 đã cho thấy sáp ong có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn - các vi khuẩn dễ gây bệnh lý răng miệng.

thao-duoc-cai-thien-tinh-trang-tut-loi.webp

Thảo dược cải thiện tình trạng tụt lợi

Trên đây là tập hợp các cách chữa tụt lợi chân răng hỗ trợ điều trị để cải thiện tình trạng tụt lợi. Bên cạnh đó mọi người có thể tham khảo thêm về các phương pháp phẫu thuật khi những cách điều trị khác không hiệu quả. Cuối cùng đừng quên chăm sóc thật tốt răng lợi để có một nụ cười tỏa sáng và hàng răng khỏe mạnh hơn. Nếu bạn còn băn khoăn gì về tình trạng tụt lợi vui lòng liên hệ tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn thêm.

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27633295/

https://www.webmd.com/oral-health/guide/receding_gums_causes-treatments

https://www.healthline.com/health/dental-oral-health-receding-gums#symptoms

https://www.corsodyl.co.uk/advice/can-receding-gums-grow-back/

https://orawellness.com/what-causes-receding-gums-and-how-to-stop-it/

Dược sĩ Thanh Tùng

Box-NTDT (1).webp

Bình luận