Cách dùng Bisoprolol (Concor) đạt hiệu quả trị bệnh cao huyết áp
Bisoprolol (Concor) và tác dụng của thuốc
Bisoprolol (Concor) là thuốc chẹn beta, được sử dụng chính để kiểm soát huyết áp. Hoạt chất Bisoprolol trong Concor làm giảm huyết áp bằng cơ chế tác động lên tim, từ đó khiến tim đập chậm hơn, ít lực hơn. Đồng thời, nó cũng làm giảm áp suất khi tim bơm máu ra ngoài.Với cơ chế đó, thuốc Bisoprolol có tên thương mại là Concor đang được sử dụng cho những trường hợp sau đây:
- Người bị tăng huyết áp.
- Điều trị đau thắt ngực.
- Người bệnh đang điều trị suy tim mạn tính ổn định, từ vừa cho đến nặng, có kèm giảm chức năng tâm thu thất trái đã điều trị bằng thuốc lợi tiểu, glycosid trợ tim và ức chế enzym chuyển (đối với chỉ định này sẽ do thầy thuốc chuyên khoa quyết định).
Hoạt chất Bisoprolol với biệt dược Concor thường bào chế ở dạng viên nén bao phim với các mức hàm lượng là: 2,5mg, 5mg và 10mg. Ngoài biệt dược Concor trên thị trường còn có một số biệt dược thường gặp khác như: Zebeta, Bisoloc, Bisoblock, Biprolol,…
Thuốc Concor 5mg bào chế dạng viên nén bao phim
Ai không được sử dụng thuốc Bisoprolol?
Báo cho bác sĩ nếu bạn thuộc đối tượng chống chỉ định của thuốc. Những đối tượng này khi sử dụng thuốc có thể không đạt tác dụng như mong muốn hoặc có nguy cơ bị các tác dụng phụ cao hơn. Nhóm đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc Bisoprolol bao gồm:
- Người mắc các bệnh: Suy tim cấp, sốc do bị rối loạn chức năng tim, suy tim mất bù, bệnh nút xoang, nhiễm toan chuyển hóa, u tủy thượng thận chưa điều trị.
- Bệnh nhân có nhịp tim chậm (45-50 lần/phút).
- Block nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3.
- Nghẽn xoang nhĩ.
- Bệnh nhân bị hen phế quản nặng hoặc bị tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính.
- Người đang bị các loại bệnh như tắc động mạch ngoại vi nghiêm trọng (Raynaud nặng).
- Người đang hoặc có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với thành phần Bisoprolol, các thuốc chẹn beta khác, hoặc bất kỳ tá dược nào của Concor.
- Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng cho nhóm đối tượng này.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Được khuyến cáo cân nhắc kỹ lưỡng giữa nguy cơ và lợi ích trước khi dùng.
Hướng dẫn sử dụng Bisoprolol đạt hiệu quả
Bạn nên sử dụng Bisoprolol theo đúng chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. Những thông tin về hướng dẫn cách dùng, liều dùng của Bisoprolol dưới đây được tổng hợp từ nhà sản xuất. Vì vậy, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo thêm.
Cách dùng và liều dùng của Bisoprolol
Thuốc Bisoprolol được sử dụng theo đường uống, vào buổi sáng và thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Viên thuốc nên được uống cùng 1 ít nước và không được nhai. Thông thường, với viên uống 2,5mg sẽ được sử dụng phối hợp với các loại thuốc khác.
Liều dùng của Bisoprolol phải được điều chỉnh theo từng đối tượng và theo mức độ đáp ứng, dung nạp của người bệnh. Khuyến cáo như sau:
Điều trị đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp ở người lớn: Liều ban đầu từ 5mg/lần/ngày. Tuy nhiên với trường hợp nặng không đáp ứng với mức liều trên thì có thể tăng liều lên 10mg, tối đa không vượt quá 20mg.
Điều trị suy tim mạn tính ổn định: Trước khi dùng Bisoprolol, bệnh nhân suy tim mạn tính không có đợt cấp tính nào trong vòng 6 tuần và phải được điều trị bằng pháp đồ chuẩn cho tới khi tim đạt tình trạng “khô” (hết phù, không ứ đọng phổi, gan thu nhỏ). Sau đó điều trị suy tim mạn tính ổn định bằng Bisoprolol với mức liều tăng dần:
- Bước 1: Uống liều 1,25mg/lần/ngày trong 1 tuần.
- Bước 2: Uống liều 2,5mg/lần/ngày trong 1 tuần tiếp theo.
- Bước 3: Uống liều 3,75mg/lần/ngày trong 1 tuần tiếp theo.
- Bước 4: Uống liều 5mg/lần/ngày trong 4 tuần tiếp theo
- Bước 5: Uống liều 7,5mg/lần/ngày trong 4 tuần tiếp theo.
- Bước 6: Uống liều 10mg/lần/ngày điều trị duy trì.
Có sự chuyển tiếp giữa các bước nếu thuốc được dung nạp tốt. Liều tối đa được khuyến cáo khi dùng Bisoprolol là 10mg. Lưu ý trong thời gian sử dụng thuốc không được dừng đột ngột hay tự ý thay đổi liều mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Bởi điều này có thể nặng thêm tình trạng suy tim tạm thời.
Thời điểm sử dụng Bisoprolol tốt nhất là vào buổi sáng
Quá liều/quên liều phải làm sao?
Quá liều: Một số dấu hiệu thường gặp khi dùng quá liều Bisoprolol bao gồm tụt huyết áp, hạ đường huyết, co thắt phế quản, chậm nhịp tim, suy tim cấp. Khi xảy ra tình trạng quá liều, bệnh nhân cần dừng sử dụng Bisoprolol và báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Quên một liều: Nếu gặp trường hợp này, bạn hãy dùng liều đã quên càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đó và dùng liều tiếp theo đúng theo kế hoạch. Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều lượng quy định.
Tác dụng phụ của Bisoprolol cần chú ý
Hầu hết, các tác dụng phụ của Bisoprolol thường không phổ biến. Tuy nhiên, nó vẫn xảy ra với tần suất khoảng 1/100 trường hợp sử dụng thuốc. Một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng Bisoprolol:
- Rất thường gặp: Chậm nhịp tim ở người bị suy tim mạn tính.
- Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, lạnh run tay chân, hạ huyết áp. Ngoài ra bạn còn có thể gặp một vài tác dụng phụ do bị kích ứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn, táo bón và tiêu chảy.
- Ít gặp: Mất ngủ, ức chế thần kinh, hạ huyết áp, co thắt phế quản ở bệnh nhân bị hen phế quản hay có tiền sử tắc nghẽn đường thở.
Để giảm bớt tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp Bisoprolol, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thảo dược thiên nhiên như dâu tằm, hoàng bá, tỏi,... Trong đó, phải kể đến đó là cần tây. Kết quả của nghiên cứu vào năm 2019 tại Iran cho thấy, các flavonoid trong cần tây giúp ngăn chặn chứng viêm tim mạch, quá trình oxy hóa và ức chế hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Khi kết hợp các thảo dược từ thiên nhiên sẽ cho nhiều công dụng như: Dưỡng tâm, giãn mạch, hỗ trợ làm giảm huyết áp. Ngoài ra, việc sử dụng thêm các loại thảo dược cũng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tự nhiên, ít tác dụng phụ. Đa số đều an toàn và lành tính, kể cả khi sử dụng lâu dài. Ngoài ra, tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp hài lòng với sản phẩm chứa cao cần tây lên đến 92,8% đã được đưa ra bởi cuộc khảo sát trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam.
Sử dụng Bisoprolol có thể gây ra đau đầu, chóng mặt
Bisoprolol tương tác với thuốc gì?
Tác dụng và khả năng hấp thu của thuốc có thể bị ảnh hưởng nếu Bisoprolol được dùng đồng thời với nhiều loại thuốc khác. Trước khi sử dụng Bisoprolol bạn cần thông báo với bác sĩ tất cả những thuốc bạn đang sử dụng, kể cả thuốc không kê đơn.
Các thuốc không nên dùng đồng thời:
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I bao gồm: Lidocain, phenytoin, quinidin, disopyramid,…
- Thuốc chẹn kênh canxi như diltiazem, verapamil khi dùng cùng Bisoprolol có thể gây chậm dẫn truyền xung động nhĩ thất và giảm co thắt cơ tim. Đặc biệt tiêm tĩnh mạch verapamil cho người đang dùng Bisoprolol sẽ gây block nhĩ thất và hạ huyết áp mạnh.
- Thuốc hạ huyết áp có tác dụng trung tâm (methyldopa, clonidin, moxonidin,…) gây giãn mạch, giảm nhịp tim và cung lượng tim khi dùng đồng thời với Bisoprolol.
Các thuốc cần kết hợp thận trọng:
- Thuốc chẹn kênh canxi nhóm dihydropyridin như amlodipin, felodipin làm tăng nguy cơ tụt huyết áp khi dùng cùng Bisoprolol.
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III như amiodarone do tăng ức chế Bisoprolol.
- Các thuốc chẹn β giao cảm tại chỗ do hiệp đồng tác dụng với Bisoprolol gây hạ huyết áp quá mức.
- Tác dụng của các thuốc điều trị tiểu đường có thể tăng lên khi dùng cùng Bisoprolol.
- Thuốc gây mê làm tăng nguy cơ ức chế tim của Bisoprolol, từ đó làm hạ huyết áp.
- Các glycosid tim làm kéo dài thời gian dẫn truyền xung động do đó làm giảm nhịp tim khi dùng cùng Bisoprolol.
- Các thuốc điều trị cao huyết áp khác khi dùng cùng Bisoprolol có thể gây tác dụng phụ là hạ huyết áp.
Không nên sử dụng Bisoprolol với nước bưởi, do nước bưởi làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa của thuốc trong cơ thể, làm giảm hấp thu thuốc dẫn tới giảm hiệu quả điều trị.
Không sử dụng Bisoprolol với nước ép bưởi
>>> XEM THÊM: Những nguy hiểm của bệnh cao huyết áp.
Hy vọng bài viết đã đem lại bạn cái nhìn rõ hơn về công dụng, cách dùng, tác dụng phụ và một vài lưu ý khi sử dụng Bisoprolol (Concor) để điều trị cao huyết áp. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính tham khảo, để làm giảm triệu chứng cao huyết áp bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu còn thắc mắc vấn đề gì liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp, vui lòng liên hệ hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được giải đáp.
Link tham khảo:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31869087/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK551623/
Bình luận