Janumet là thuốc thường được chỉ định cho những người mắc bệnh tiểu đường nhằm điều chỉnh và kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn toàn bộ thông tin cần biết về cách dùng, liều dùng và những lưu ý cần nắm khi dùng thuốc. 

Giới thiệu về Janumet là thuốc gì?

Janumet (sitagliptin, metformin) là thuốc kê đơn thường được dùng để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Thuốc được cấu tạo từ hai thành phần chính là Metformin và Sitagliptin. Hiện nay, thuốc được sản xuất và phân phối bởi công ty Merck Sharp & Dohme (MSD) - Mỹ với dạng bào chế duy nhất là viên nén bao phim với các loại sau:

  • Janumet 50mg/500mg: Mỗi viên nén chứa 50mg sitagliptin + 500mg metformin. Thuốc được đóng gói theo từng hộp 28 viên gồm 4 vỉ x 7 viên.
  • Janumet 50mg/850mg: Mỗi viên nén chứa 50mg sitagliptin + 850mg metformin. Thuốc được đóng gói theo từng hộp 28 viên gồm 4 vỉ x 7 viên.
  • Janumet 50mg/1000mg: Mỗi viên nén chứa 50mg sitagliptin + 1000mg metformin. Thuốc được đóng gói theo từng hộp 28 viên gồm 4 vỉ x 7 viên.

Giá thuốc Janumet không thay đổi quá nhiều theo từng hàm lượng và trung bình nằm trong khoảng 11.000 - 12.000/ viên. Đây là mức giá tham khảo và có thể thay đổi theo từng nhà thuốc cũng như thời điểm bạn mua thuốc. Ngoài ra trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm khác thành phần và tác dụng tương tự như Janumet là Neoglip, Sita Met, Sipmit…

Các loại thuốc Janumet trị tiểu đường hiện nay trên thị trường

Các loại thuốc Janumet trị tiểu đường hiện nay trên thị trường

Tác dụng của Janumet trong điều trị tiểu đường

Janumet với hai thành phần chính là Metformin và Sitagliptin kiểm soát đường huyết trong máu theo cơ chế bổ trợ như sau:

  • Metformin giúp cơ thể phục hồi phản ứng của cơ thể với đường, giảm lượng đường trong được sản xuất trong gan, dạ dày, ruột và giảm sự hấp thu đường ở ruột. 
  • Sitagliptin tăng mức độ hoạt động của chất incretin. Chất này có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều Insulin hơn sau khi ăn. Chúng cũng làm giảm lượng đường do gan tạo ra.

Janumet được sử dụng một mình hoặc dùng chung với một số loại thuốc khác để gia tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống, tập thể dục thích hợp để giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thuốc này không có tác dụng với người mắc tiểu đường type 1.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Janumet

Janumet là thuốc kê theo đơn nên để an toàn và hiệu quả khi sử dụng, bạn cần thực hiện theo tư vấn và chỉ định cụ thể của bác sĩ. Hướng dẫn sử dụng dưới đây do nhà sản xuất cung cấp và chỉ mang tính chất tham khảo thêm.

Cách dùng

Người bệnh sử dụng Janumet theo đường uống với nước lọc. Bạn nên dùng Janumet trong bữa ăn để có hiệu quả thuốc tốt nhất và tránh các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Dùng thuốc nguyên viên, không nghiền nhỏ, cắt, nhai làm thay đổi tác dụng của thuốc.

Liều dùng: Liều dùng bắt đầu của Janumet là 50/500mg, uống 1 viên x 2 lần/ ngày. Liều dùng duy trì sẽ được bác sĩ điều chỉnh theo tình trạng bệnh cũng như các loại thuốc điều trị của từng người. Cụ thể như sau:

  • Với người không sử dụng Metformin: Liều khởi đầu là 50/500mg, sau đó sẽ được điều chỉnh theo tình trạng người bệnh. Tối đa không dùng quá 2000mg/ngày.
  • Với người chỉ sử dụng Metformin điều trị và không hiệu quả: Liều khởi đầu sẽ phụ thuộc vào liều dùng Metformin của người bệnh. Với 1000 mg Metformin tương đương với Janumet 50/1000mg.
  • Với người chỉ sử dụng Sitagliptin điều trị và không hiệu quả: Liều khởi đầu là 50/500mg, các liều kế tiếp tăng lên theo tình trạng người bệnh.
  • Với người sử dụng Sitagliptin và Metformin theo dạng từng viên riêng: Liều khởi đầu tương đương với liều lượng của cả hai loại thuốc đang sử dụng.
  • Với người sử dụng kết hợp thuốc (2 trong 3 loại Sitagliptin, Metformin, Sulfonylureas) và không hiệu quả: Bác sĩ chỉ định liều sử dụng Janumet dựa trên liều dùng thuốc đã được dùng và mức độ kiểm soát đường huyết của người bệnh.

Sử dụng Janumet đúng cách và đúng liều lượng như bác sĩ yêu cầu

Sử dụng Janumet đúng cách và đúng liều lượng như bác sĩ yêu cầu

Xử lý quên/ quá liều

Trong trường hợp bạn không cẩn thận dùng quá liều hoặc quên sử dụng một liều Janumet, hãy xử lý như sau:

  • Quên liều: Bổ sung ngay khi nhớ. Tuy nhiên bạn có thể bỏ qua liều này và sử dụng liều tiếp theo nếu sắp tới thời điểm dùng thuốc. Không dùng thêm thuốc để bổ sung cho liều đã quên.
  • Quá liều: Quá liều Janumet có thể gây nên một số triệu chứng như cảm thấy lạnh, khó chịu, buồn nôn, nôn, sụt cân khó kiểm soát, thở gấp, đau dạ dày (viêm tụy),..Dù gặp bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tới bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng Janumet

Janumet chống chỉ định sử dụng ở những đối tượng sau:

  • Người quá mẫn cảm với metformin hoặc sitagliptin hay bất cứ thành phần nào khác.
  • Người bị bệnh thận nặng.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Người bị tiểu đường type 1.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, thuốc có thể gây hại tới mẹ và con.

Ngoài ra, hãy cẩn trọng hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang gặp các tính trạng sau:

  • Người có tiền sử bệnh gan, thận, tim, viêm tụy, nhiễm mỡ máu, sỏi mật, nghiện rượu,..
  • Người đang mắc các bệnh đau tim hoặc đột quỵ, nhiễm trùng nặng, mất nước.
  • Người trên 65 tuổi.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật cần chụp CT scan và sử dụng thuốc tiêm vào tĩnh mạch nên tạm ngừng sử dụng thuốc Janumet theo chỉ định.

Janumet chỉ dùng điều trị cho tiểu đường type 2 và chống chỉ định với tiểu đường typpe 1

Janumet chỉ dùng điều trị cho tiểu đường type 2 và chống chỉ định với tiểu đường typpe 1

Lưu ý khi sử dụng Janumet trị tiểu đường

Janumet có thể gây ra tương tác khi sử dụng với thuốc khác hoặc mang tới phản ứng phụ không mong muốn cho người bệnh. Dưới đây là 4 lưu ý bạn cần biết khi sử dụng Janumet điều trị tiểu đường.

Tác dụng phụ khi sử dụng Janumet

Các phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng Janumet là:

  • Giảm lượng đường trong máu với các triệu chứng cảm thấy đói, nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, bồn chồn, đổ mồ hôi, tim đập nhanh.
  • Đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Các triệu chứng tương tự như cảm lạnh gồm sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, nhức đầu, suy nhược cơ thể, hắt hơi.

Các phản ứng này không quá nghiêm trọng và thường tự biến mất sau vài ngày dùng thuốc (cơ thể bạn đã quen với thuốc). Riêng với phản ứng phụ hạ đường huyết, bạn có thể bổ sung đường bằng cách uống thêm nước đường, nước hoa quả hoặc ăn 2 - 3 viên kẹo,..

Các phản ứng phụ hiếm gặp và có hậu quả nghiêm trọng mà bạn có thể gặp khi dùng Janumet là: 

  • Phản ứng dị ứng: Với các triệu chứng như phát ban, khó thở, khó nói, sưng mặt, cổ họng, môi,..
  • Phản ứng da nghiêm trọng: Với các biểu hiện sốt, bỏng rát trong mắt, nổi mẩn đỏ hoặc tím, phát ban da, da bong tróc, phồng rộp gây đau da,..
  • Viêm tụy: Bao gồm các triệu chứng đau dữ dội vùng bụng, lưng, buồn nôn và nôn, tim đập nhanh, chán ăn.
  • Nhiễm axit lactic: Với các triệu chứng đau cơ bất thường, cảm thấy lạnh, chóng mặt, rất mệt mỏi, khó thở, đau dạ dày kèm nôn mửa, nhịp tim nhanh chậm không đều,..

Khi xảy ra một trong những phản ứng dị ứng nghiêm trọng này, bạn cần gọi ngay bác sĩ hoặc xin trợ giúp từ các trung tâm y tế khẩn cấp. Chúng có thể gây tử vong ở người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Janumet

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Janumet

Tương tác thuốc của Janumet 

Một số loại thuốc khi dùng chung với Janumet có thể làm giảm hiệu quả trong điều trị tiểu đường hoặc tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ như nhiễm axit lactic. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc, bạn cần trao đổi với bác sĩ về tất cả những loại thuốc mình đang sử dụng. Đặc biệt cần lưu ý với những loại thuốc sau:

  • Thuốc chống co giật như topiramate, zonisamide, acetazolamide,.. 
  • Thuốc chống virus cho người mắc HIV hay AIDS như dolutegravir
  • Thuốc chống loạn thần như chlorpromazine, prochlorperazine, thioridazine,..
  • Thuốc điều trị đau thắt ngực (Ranolazine), ung thư tuyến giáp (Vandetanib), thuốc corticosteroid như prednisone.
  • Thuốc chứa estrogen nhuw thuốc tránh thai hoặc thay thế hormone.
  • Thuốc điều trị đau tim hoặc huyết áp như digoxin, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn canxi,..
  • Các loại thuốc tiểu đường như insulin, sulfonylureas

Chế độ ăn uống và tập luyện

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bị đái tháo đường cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cũng như tập luyện khoa học để điều trị hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:

Về chế độ ăn uống: Người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa tinh bột chuyển hóa nhanh, các loại đồ ăn chứa chất béo bão hòa, nội tạng động vật, da, mỡ động vật. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng bánh, kẹo, nước ngọt để tránh dung nạp thêm đường vào máu. Người bệnh cần ăn đúng giờ và theo một giờ cố định để tạo thói quen tiêu hóa đường tốt cho cơ thể.

Về chế độ tập luyện: Người bệnh cần duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn khoảng 15 - 30 phút/ ngày. Nghỉ ngơi đúng giờ, không thức khuya. Không nằm hay ngồi một chỗ sau khi ăn mà nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể tiêu hóa đồ ăn dễ dàng hơn.

Lời khuyên của dược sĩ khi sử dụng Janumet

Janumet không được khuyến cáo cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng hoặc nhiễm toan ceton do tiểu đường. Janumet có thể gây ra tình trạng viêm tụy do đó cần liên hệ nhân viên y tế nếu bạn có bất kỳ các triệu chứng đau dạ dày nghiêm trọng mà không kèm theo nôn mửa.

Biến chứng mạch máu nhỏ của tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận mạn. Do đó, bên cạnh việc sử dụng Janumet trong điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh nên sử dụng sản phẩm chứa thành phần thảo dược có tác dụng bảo vệ thận như dành dành.

Dành dành giúp giảm biến chứng trên thận ở những bệnh nhân đái tháo đường

Dành dành giúp giảm biến chứng trên thận ở những bệnh nhân đái tháo đường

Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Xiaobo Li và cộng sự, dành dành có tác dụng làm chậm quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô tại thận, từ đó giúp ngăn chặn quá trình xơ hóa thận tiến triển. Khi kết hợp dành dành với các thành phần thảo dược khác như đan sâm, hoàng kỳ, bạch phục linh, râu mèo,... giúp làm bền thành mạch, giảm biến chứng mạch máu nhỏ của đái tháo đường và bảo vệ thận tốt hơn. 

>>> XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?

Sử dụng sản phẩm thảo dược với các thành phần trên cho người mắc bệnh thận đái tháo đường sẽ giúp kiểm soát đường huyết, làm chậm tiến triển của suy thận, giảm các triệu chứng của bệnh như bí tiểu, tiểu rắt, phù thũng, tăng huyết áp, albumin niệu,... Theo khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam 2021, có tới 92,9% người hài lòng sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược dành dành.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách sử dụng và những lưu ý bạn cần nắm khi sử dụng Janumet điều trị tiểu đường. Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và bạn cần tuân thủ đúng theo đơn thuốc từ bác sĩ. Ngoài ra nếu còn băn khoăn về bệnh tiểu đường nói chung cũng như thuốc Janumet nói riêng, bạn hãy liên hệ với Hotline 02438461530 - 02862647169 để được các chuyên gia hỗ trợ kịp thời. 

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.drugs.com/janumet.html#warnings
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  3. https://www.medicines.org.uk/emc/product/564/smpc#gref 
  4. https://www.webmd.com/drugs/2/drug-148074/janumet-oral/detail

Bình luận