Tụt lợi khiến răng ê buốt và gây ra rất nhiều khó chịu cho người mắc. Vậy nguyên nhân gây tụt lợi và giải pháp khắc phục là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tụt lợi là gì? 

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu, là tình trạng mà lợi (nướu) bị kéo tụt xuống so với vị trí bình thường của nó, để lộ ra phần chân răng và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu và răng miệng. Tụt lợi có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng, bao gồm nhạy cảm răng, viêm nướu và thậm chí mất răng nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này thường xảy ra dần dần và có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều răng trong miệng.

Tụt lợi thường khiến lợi sưng đỏ, đau và khó chịu

Các biểu hiện của tụt lợi có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân của tình trạng này. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

  • Lợi sưng đỏ, có cảm giác đau và khó chịu: Phần chân răng lộ ra có thể gây cảm giác đau hoặc nhạy cảm khi ăn thức ăn nóng, lạnh hoặc chua.
  • Chảy máu chân răng: Tụt lợi thường đi kèm với chảy máu chân răng trong quá trình vệ sinh răng miệng.
  • Hơi thở có mùi: Việc tích tụ vi khuẩn và mảng bám ở các khu vực khó làm sạch có thể dẫn đến hơi thở có mùi hôi.
  • Răng lung lay: Nếu tình trạng tụt lợi nghiêm trọng, các răng có thể trở nên lung lay do sự mất hỗ trợ từ xương và lợi.            

Nguyên nhân dẫn đến tụt lợi

Tụt lợi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các lý do thường gặp nhất, bao gồm:

  • Viêm nướu: Viêm nướu do mảng bám vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn đến tụt lợi và tổn thương mô nướu.
  • Chấn thương mô nướu: Mô nướu có thể bị tụt khi bị chấn thương. Tình trạng tụt nướu có thể xảy ra tại vị trí bị tổn hại hoặc khu vực xung quanh đó.
  • Mất răng và xương hàm yếu: Mất răng không được phục hồi đúng cách có thể dẫn đến sự dịch chuyển của các răng còn lại và tụt lợi do sự thay đổi cấu trúc xương hàm.
  • Kỹ thuật đánh răng sai: Chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải cứng có thể làm tổn thương nướu và dẫn đến tụt lợi theo thời gian.
  • Di truyền: Một số người dễ bị tụt lợi hoặc các vấn đề về nướu, bất chấp việc chăm sóc răng miệng đúng cách là do gia đình có bố mẹ cũng từng mắc tình trạng này.
  • Sự thay đổi hormone: Các giai đoạn như thai kỳ, mãn kinh hoặc dùng thuốc tránh thai có thể làm thay đổi hormone và ảnh hưởng đến sức khỏe nướu, dẫn đến tụt lợi.
  • Nghề nghiệp và thói quen sinh hoạt: Sử dụng răng để cắn hoặc nhai các vật liệu cứng, hoặc thói quen nghiến răng cũng có thể gây ra áp lực lớn lên nướu, làm tụt lợi.
  • Hút thuốc lá: Việc sử dụng chất nicotin có trong thuốc lá làm tăng nguy cơ tụt nướu do tăng khả năng gặp các vấn đề răng miệng bởi một vài nguyên nhân, bao gồm cả sự suy yếu của hệ thống miễn dịch và ức chế dòng chảy của tuyến nước bọt, cho phép hình thành nhiều mảng bám hơn. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi

Khắc phục tình trạng tụt lợi như thế nào?

Để khắc phục tình trạng tụt lợi hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản sau đây:  

Chăm sóc răng miệng đúng cách:

  • Chăm sóc răng miệng cơ bản: Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám và vi khuẩn. Điều này giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm triệu chứng.
  • Khám răng định kỳ: Thăm khám nha sĩ định kỳ để kiểm tra tình trạng nướu và răng miệng. Nha sĩ có thể thực hiện các biện pháp như làm sạch chuyên sâu để loại bỏ mảng bám và cao răng.
  • Điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng: Hướng dẫn bệnh nhân về cách chải răng đúng cách và sử dụng các sản phẩm nha khoa thích hợp để giảm nguy cơ tụt lợi.

Điều trị tình trạng tụt lợi: 

  • Điều trị nội khoa: Trong trường hợp viêm nướu nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm để điều trị nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật nướu: Đối với các trường hợp tụt lợi nghiêm trọng hoặc không thể điều trị bằng phương pháp nội khoa thì có thể cần thực hiện phẫu thuật ghép lợi hoặc tái tạo mô nướu để cải thiện tình trạng.

Sử dụng dung dịch nha chứa thành phần chính sáp ong trong cồn hàng ngày:

Bên cạnh các phương pháp trên, các nha sĩ khuyên nên sử dụng dung dịch nha với thành phần chính là sáp ong trong cồn kết hợp với các thảo dược quý để chăm sóc nướu răng hàng ngày, hỗ trợ điều trị và dự phòng nguy cơ tụt lợi.

Sáp ong được nghiên cứu là có hàng trăm vitamin và khoáng chất giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho nướu lợi, từ đó cải thiện và phòng ngừa tình trạng tụt lợi hiệu quả. 

Các thảo dược như lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay là những thành phần được sử dụng chăm sóc nướu răng chắc khỏe hàng trăm năm qua, nghiên cứu hiện đại cũng ghi nhận những thành phần này khi kết hợp với sáp ong trong cồn cho tác dụng vượt trội:

  • Kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tổn thương do tụt lợi gây ra.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho tế bào nướu lợi, giúp nướu răng ngày càng chắc khỏe.
  • Giúp chân răng se khít, giảm đau, ngăn ngừa chảy máu, làm thơm miệng tự nhiên.

Sử dụng dung dịch nha chứa sáp ong trong cồn giúp cải thiện tụt lợi hiệu quả

Đặc biệt, dung dịch nha này được ứng dụng công nghệ lượng tử trong bào chế nên giúp chiết xuất tối đa hàm lượng hoạt chất trong dược liệu, loại bỏ hoàn toàn tạp chất, giữ được mùi thơm tự nhiên của dược liệu nên vừa hiệu quả lại an toàn, thân thiện với cơ thể, không gây kích ứng tế bào nướu lợi, dùng được cho cả người lớn và trẻ em, thích hợp là sản phẩm cần có trong mỗi gia đình. 

Người dùng chỉ cần súc miệng mỗi ngày 2-3 lần, tối thiểu khoảng 30 giây/lần để nướu răng chắc khỏe, hơi thở luôn thơm mát mỗi ngày.

Tụt lợi dù không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng gây ra nhiều khó chịu cho người mắc. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, bên cạnh chăm sóc răng miệng hợp lý, thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn hãy sử dụng dung dịch nha chứa thành phần chính sáp ong trong cồn mỗi ngày nhé!

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

 

Bình luận