Răng ê buốt là hiện tượng khá nhiều người gặp phải, khiến họ phải đối mặt với các cơn đau răng, cản trở quá trình ăn uống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến răng ê buốt, đối phó với tình trạng này ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Răng ê buốt là do nguyên nhân nào?

Răng ê buốt hay răng nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Nếu bạn vô tình ăn những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc hít thở trong điều kiện không khí lạnh sẽ có cảm giác ê buốt răng.

Việc hiểu rõ các nguyên nhân gây ê buốt răng sẽ quyết định 80% tỷ lệ thành công trong điều trị dứt điểm bệnh. Theo các chuyên gia, hiện tượng răng ê buốt chủ yếu đến từ nhóm nguyên nhân sau:

- Mòn men răng: Khi ngà răng bị lộ thì những kích thích từ bên ngoài sẽ tràn vào các ống dẫn nhỏ li ti trên ngà răng, đi vào ống tủy chứa các dây thần kinh, mạch máu tiếp nhận và phản hồi thông tin, gây nên tình trạng ê buốt khó chịu.

- Một chế độ ăn chứa nhiều axit như: Thức ăn chua, dưa chua hoặc nước soda có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng, dẫn tới lộ ngà, khiến răng ê buốt.

- Sâu răng cũng gây ra triệu chứng ê buốt răng. Việc vệ sinh răng miệng không tốt cộng với thói quen ăn đồ ngọt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, tạo thành các axit gây sâu răng. Các lỗ sâu răng chính là nguyên nhân gây cho bạn những cơn đau, ê nhức răng.

- Chải răng không đúng cách, chải quá mạnh theo chiều ngang, dùng bàn chải và kem đánh răng không chuẩn sẽ làm bề mặt men răng bị mòn và lộ ngà răng.

- Ngoài ra, một số bệnh lý như: Viêm nướu, viêm nha chu cũng có thể gây ra tình trạng ê buốt răng. 

Ê buốt răng do nhiều nguyên nhân gây ra

Ê buốt răng do nhiều nguyên nhân gây ra

Giải pháp cải thiện răng ê buốt hiệu quả

Hiện tượng răng ê buốt gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, bứt rứt. Do đó, việc  tìm kiếm các biện pháp cải thiện tình trạng này là mong mỏi của nhiều người. Dưới đây là một số gợi ý đơn giản cho bạn!

Lựa chọn bàn chải phù hợp

Nếu sử dụng một chiếc bàn chải cứng thì men răng của bạn sẽ dần bị bào mòn, từ đó khiến cơn đau buốt xuất hiện nhiều hơn. Do vậy, bạn nên chọn những loại bàn chải mềm, đánh răng tối đa trong 2 phút để ngăn ngừa vi khuẩn còn sót lại bám vào trong các kẽ răng. 

Hạn chế dùng đồ uống và thức ăn có tính axit

Một số loại nước có ga, đồ uống chứa cồn, hay những loại trái cây như cam, chanh... đều có thể khiến men răng của bạn bị tổn thương. Bên cạnh đó, các loại đồ ăn nóng, lạnh cũng có thể làm tăng cao tình trạng ê buốt răng. Vậy nên, bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm này và chuyển sang chọn ăn những đồ mềm, dễ nhai, chứa nhiều canxi và vitamin để giúp răng chắc khỏe hơn.

han-che-an-do-co-tinh-axit.jpg

Người bị ê buốt răng nên hạn chế ăn đồ có tính axit

Sửa thói quen nghiến răng

Việc nghiến răng nhiều dễ khiến các hàm cọ xát mạnh vào nhau. Trong khi đó, những ai có hàm răng nhạy cảm thì men răng thường rất yếu nên việc nghiến răng sẽ làm men răng bị tổn thương theo thời gian. Do vậy, nếu có thói quen này thì bạn nên dùng miếng bảo vệ răng khi ngủ hoặc thay đổi tư thế ngủ. Còn ban ngày, nếu thấy mình vô thức nghiến răng bất chợt thì bạn nên thả lỏng tinh thần, thư giãn cơ thể và tự nhắc bản thân không nên mắc phải nữa.

Thực hiện trám răng

Dù đã thực hiện hết những điều trên nhưng kết quả vẫn không khả quan hơn thì bạn có thể tìm đến sự trợ giúp từ các nha sĩ. Một trong những phương pháp giúp giảm bớt tình trạng ê buốt răng phổ biến là trám răng. Tuy nhiên, lớp phủ trám răng vẫn có thể bị bào mòn theo thời gian nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến thói quen khi ăn uống và chủ động đi kiểm tra răng định kỳ.

Sử dụng dung dịch nha khoa giúp lợi chắc, răng bền hỗ trợ cải thiện tình trạng răng ê buốt

Bên cạnh áp dụng các phương pháp trên, người bị răng ê buốt  cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế nguy cơ vi khuẩn sinh sôi phát triển, tránh nguy cơ làm mất răng. Một trong số phương pháp chuyên gia khuyên người bị ê buốt nên áp dụng sớm đó là sử dụng dung dịch nha khoa có thành phần chính sáp ong trong cồn súc miệng hàng ngày.

Kế thừa từ bài thuốc cổ của đồng bào dân tộc Thái thuộc vùng núi Tây bắc nước ta, các nhà khoa học đã kết hợp sáp ong cùng các thảo dược quý khác như: Lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay tạo nên dung dịch súc miệng sát khuẩn, giúp lợi chắc, răng bền an toàn, hiệu quả. 

Sử dụng thường xuyên nước súc miệng có thành phần chính là sáp ong trong cồn giúp:

- Cung cấp dinh dưỡng cho nướu lợi, giảm viêm, cầm máu, làm săn se nướu lợi, thu nhỏ các khe kẽ, làm giảm tình trạng lún, sụt lợi, giúp lợi chắc răng bền.

- Tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, bề mặt răng, cải thiện hôi miệng, mang lại hơi thở thơm tho, thoải mái tự tin giao tiếp.

- Phòng ngừa bệnh lý răng miệng và sự hình thành mảng bám chân răng.

Sản phẩm ứng dụng công nghệ lượng tử trong bào chế sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới giúp làm sạch, loại bỏ tạp chất, đảm bảo nguồn nguyên liệu thuần tự nhiên. Bên cạnh tác dụng sát khuẩn, làm sạch khoang miệng, làm thơm tự nhiên, sản phẩm còn giúp cung cấp dinh dưỡng cho nướu lợi, giảm viêm, làm săn se nướu lợi, thu nhỏ các khe kẽ, làm giảm tình trạng lún, sụt lợi, giúp lợi chắc, răng khỏe.

Cải thiện tình trạng răng ê buốt bằng nước súc miệng có thành phần thảo dược

Cải thiện tình trạng răng ê buốt bằng nước súc miệng có thành phần thảo dược

Như vậy, để cải thiện tình trạng răng ê buốt an toàn, hiệu quả bền vững, bên cạnh thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nha khoa, bạn đừng quên súc miệng với dung dịch chứa sáp ong trong cồn 2 lần/ngày nhé! Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại trong phần bình luận để được các chuyên gia giải đáp sớm nhất.

Dược sĩ Thanh Tùng

Bình luận