Sâu răng là gì? Dấu hiệu sâu răng điển hình

Sâu răng là tình trạng men răng bị phá vỡ gây tổn thương vĩnh viễn bề mặt cứng này của răng. Bệnh thường xuất hiện từ những lỗ nhỏ li ti, sau đó sẽ phát triển dần thành các lỗ hổng. Hậu quả là gây mất răng vĩnh viễn. 

Đau buốt là dấu hiệu điển hình của sâu răng. Ngoài ra, sẽ có những dấu hiệu sâu răng khác mà bạn cũng có thể mắc phải. Ví dụ như:

  • Đau răng: Răng đau liên tục khiến bạn khó chịu hay thỉnh thoảng đau mà không rõ nguyên nhân.
  • Răng ê buốt khi ăn hay uống đồ nóng hoặc lạnh.
  • Răng xuất hiện các đốm có màu nâu, đen.
  • Hơi thở có mùi.
  • Vị khó chịu trong miệng.

Sâu răng lâu ngày có thể gây ra tình trạng apxe răng, tổn thương và gãy răng. Không những vậy, bệnh cũng ảnh hưởng đến vấn đề nhai khiến người bị không thể ăn uống, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Từ đó có thể gây ra tình trạng suy nhược, mệt mỏi kéo dài.

Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra răng miệng. Ngay khi gặp bất kỳ cơn đau răng/đau miệng nào, hãy tiến hành đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.

dau-rang-la-dau-hieu-thuong-thay-khi-bi-sau-rang.webp

Đau răng là dấu hiệu thường thấy khi bị sâu răng

Nguyên nhân gây sâu răng là gì?

Sâu răng thường xảy ra theo một quá trình và lâu dài. Có nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động với nhau và gây ra sâu răng bao gồm:

Sâu răng do thức ăn và vi khuẩn 

Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng và hôi miệng. Khi ăn các thức ăn, vi khuẩn Streptococcus Mutans trong miệng sẽ lên men bột và đường có trong thức ăn thành acid lactic. Acid lactic tạo thành sẽ ngấm vào các vết nứt trên răng làm phá hủy men và cấu trúc răng, tạo nên các lỗ trên răng.

>>>XEM THÊM: Tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng và cách khắc phục hết mùi hôi

Sâu răng do cấu trúc răng 

Khả năng chống sâu răng phụ thuộc nhiều vào cấu trúc răng. Với hàm răng không sứt mẻ, mọc thẳng hàng và mức khoáng hóa răng cao thì có thể chống chịu tốt các yếu tố gây sâu răng. Còn nếu hàm răng không đáp ứng được các yếu tố trên thì sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng.

Nguyên nhân từ các mảng bám

Mảng bám ở răng là màng dính trong suốt, được hình thành khi vi khuẩn tấn công vào răng của bạn. Lúc này các mảng bám sẽ cứng dần lên, tạo thành cao răng và gây sâu răng.

Sâu răng do chăm sóc răng miệng không đúng cách

Để phòng ngừa sâu răng thì việc vệ sinh răng miệng là hết sức quan trọng. Răng miệng luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nếu không sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây nên tác động xấu đến răng miệng. Đồng thời việc không đánh răng đúng cách còn gây nên những tổn thương răng lợi và gây bệnh viêm nướu răng.

sau-rang-co-the-do-thoi-quen-cham-soc-rang-mieng-khong-dung-cach.webp

Sâu răng có thể do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách

Các cách trị sâu răng hiệu quả mà bạn nên biết

Sâu răng sẽ được điều trị tốt nhất nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sau khi được thăm khám và chẩn đoán, bạn có thể được hướng dẫn điều trị sâu răng, giảm đau bằng những phương pháp sau đây.

Chữa sâu răng bằng Tây y

Thông thường, người bệnh sẽ được nha sĩ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng. Song song đó kết hợp với việc phục hồi men răng bằng florua. Trong trường hợp nặng hơn, có thể cần điều trị bằng can thiệp nha khoa. Cụ thể như sau.

Điều trị sâu răng bằng florua

Đối với những người mới bắt đầu bị sâu răng thì phương pháp điều trị bằng florua rất thích hợp để khôi phục men răng và cải thiện tình trạng sâu răng. Những phương pháp điều trị bằng florua là: Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng, dùng nước máy. Ngoài ra còn có thể sử dụng các chất lỏng, gel hoặc vecni có chứa florua để đặt vào một khay nhỏ đảm bảo vừa với răng của bệnh nhân.

Thuốc điều trị sâu răng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc để giảm nhanh các triệu chứng đau, sưng viêm do sâu răng. Tuy nhiên cần phụ thuộc vào mức độ sâu răng để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp.

  • Sử dụng kháng sinh: Các thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn xuất hiện do sâu răng, nhờ vậy có tác dụng tốt trong việc điều trị sâu răng. Một số thuốc kháng sinh thường dùng như: Spiramycin, amoxicillin, cephalexin.
  • Dùng thuốc giảm đau: khi bị sâu răng người bệnh thường gặp phải triệu chứng đau nhức răng kéo dài. Vì vậy việc sử dụng các thuốc giảm đau sẽ giúp bệnh nhân giảm nhanh triệu chứng đau nhức răng, từ đó khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Các thuốc giảm đau hay dùng cho sâu răng là: Paracetamol, Idarac.
  • Sử dụng các thuốc kháng viêm: Sưng và viêm là hai triệu chứng điển hình của sâu răng. Sưng viêm kéo dài khiến người bệnh khó ăn, khó nói. Vì vậy để giảm nhanh các triệu chứng này, người bệnh nên sử dụng một số thuốc có tác dụng kháng viêm như: Prednisolon, prednison.

Điều trị sâu răng bằng can thiệp y khoa

Trong trường hợp sâu răng mức độ nặng, các biện pháp đã nêu ở trên không còn hiệu quả thì cần có sự can thiệp y khoa để điều trị sâu răng. Đối với trường hợp này cần loại bỏ triệt để phần mô răng sâu, nếu tình trạng sâu đã gây ảnh hưởng tới tủy răng cần thực hiện lấy sạch những mô tủy bị viêm để tránh để lại các biến chứng như áp xe, viêm chân răng. Sau đó răng sẽ được trám hoặc bọc sứ để khôi phục hình dạng răng như ban đầu và đảm bảo được chức năng ăn nhai tự nhiên của răng.

trong-truong-hop-nang-can-dieu-tri-sau-rang-bang-cac-can-thiep-nha-khoa-khac.webp

Trong trường hợp nặng, cần điều trị sâu răng bằng các can thiệp nha khoa khác

Chữa sâu răng bằng thảo dược Đông y

Ngoài phương pháp nha khoa, nhiều người bệnh khi bị đau do sâu răng cũng đã tìm đến những bài thuốc dân gian hoặc thảo dược. Một số thảo dược thiên nhiên có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị sâu răng như:

Chữa sâu răng bằng hạt cau: Hạt cau vị cay, tính ấm có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả, đặc biệt với vùng răng miệng. Cách dùng: Bổ nhỏ 1kg hạt cau vào bình thủy tinh, đổ thêm 1L rượu trắng cho ngập hạt cau. Nên ngâm hạt cau ít nhất trong 30 ngày. Sử dụng rượu ngâm hạt cau 2 lần mỗi ngày, ngậm khoảng 15p rồi nhổ bỏ.

Chữa sâu răng bằng vỏ cây xoài: Sử dụng kết hợp 3 phần vỏ thân cây xoài, 1 phần trái me chua và 1 phần bồ kết. Đem sấy khô các thành phần này, rồi sao thơm, tán bột mịn, cuối cùng bạn chỉ cần lấy đầu tăm chấm hỗn hợp bột mịn vào chỗ răng đau là xong.

Chữa sâu răng bằng lá lốt: Theo Đông y lá lốt có tác dụng tốt trong việc điều trị sâu răng. Cách dùng: Lấy 30-40g lá lốt khô đem nấu nước đậm đặc, sau đó hòa tan thêm muối rồi để nguội 1-2 phút, lấy nước này đem súc miệng rồi nhổ bỏ. Một ngày bạn nên súc miệng 3-4 lần.

Chữa sâu răng bằng cây rau bợ: Cách trị sâu răng bằng cây rau bợ hết sức đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 50-80g rau bợ tươi rồi đem rửa sạch, thêm 500ml nước rồi sắc còn khoảng 200ml, cuối cùng chia 2-3 lần để uống trước bữa ăn.

Chữa sâu răng bằng lá trầu không: Trong lá trầu không có chứa tinh dầu, muối khoáng và nhiều loại khoáng chất như canxi, kẽm có khả năng chữa sâu răng rất tốt. Cách dùng: Rửa sạch và đun sôi lá trầu không với nước trong khoảng 10-15p, lọc lấy nước rồi dùng súc miệng hàng ngày.

la-trau-khong-giup-ho-tro-dieu-tri-sau-rang-hieu-qua.webp

Lá trầu không giúp hỗ trợ điều trị sâu răng hiệu quả

Một số mẹo chữa sâu răng khác áp dụng tại nhà

Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo chữa đau răng khác tại nhà sau đây. Những phương pháp này khá đơn giản, hiệu quả mà không hề tốn kém. Tuy nhiên, hầu hết chỉ có tác dụng giảm đau tức thời và ít có hiệu quả lâu dài.

Chữa sâu răng bằng cách súc miệng nước muối hàng ngày: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng rất hiệu quả. Pha nước muối loãng hoặc mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc để súc miệng hàng ngày sẽ giúp bạn giảm tình trạng đau nhức răng miệng.

Chữa sâu răng bằng cách kết hợp gừng và tỏi: Gừng và tỏi thường được sử dụng trong điều trị sâu răng nhờ khả năng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Cách làm: Đem một nhánh gừng cùng vài tép tỏi giã nát với ít muối, sau đó đắp hoặc dùng bông thấm lấy dịch rồi chấm lên chỗ sâu răng. Bạn nên kiên trì thực hiện để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Chữa sâu răng bằng rau dền đơn giản: Rau dền là một món ăn thường xuất hiện trong các bữa cơm hàng ngày, rau dền cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị sâu răng. Cách làm: Đem rau dền đốt thành than tán nhỏ rồi đắp lên chỗ đau sẽ giúp bạn giảm đau và cảm thấy dễ chịu.

Chữa sâu răng bằng việc dùng lá ổi non: Từ xưa lá ổi non đã được biết tới có tác dụng rất tốt trong việc chữa sâu răng. Hãy chuẩn bị 5-7 lá ổi non, đem rửa sạch rồi nhai trực tiếp trong miệng rồi đẩy phần bã đến vị trí sâu răng. Để yên trong 10 phút rồi súc miệng với nước sạch. Nên thực hiện 7-10 ngày để đạt hiệu quả tốt.

Chữa sâu răng nhờ sử dụng nhựa đu đủ: Chữa sâu răng là công dụng không phải ai cũng biết của nhựa đu đủ. Rửa sạch quả đu đủ non rồi lấy dao khứa cho chảy nhựa ra, dùng tăm bông thấm lấy nhựa rồi bôi trực tiếp vào chỗ sâu răng. Lưu ý chỉ ngậm mà không nuốt nhựa đu đủ vào bụng nhé.

Chữa sâu răng bằng lá bàng: trong thành phần của lá bàng có chứa nhiều flavonoid, tanin có tác dụng sát khuẩn và chống viêm hiệu quả. Lá bàng non sau khi rửa sạch đem nấu với nước để thu được nước uống, bạn nên bảo quản tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn.

Nhai kẹo cao su không đường: Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh việc nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn sẽ giúp tái khoáng men răng. Đồng thời trong thành phần kẹo cao su còn chứa xylitol có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, nâng cao pH mảng bám làm giảm tình trạng sâu răng.

nhai-keo-cao-su-khong-duong-tri-sau-rang.webp

Nhai kẹo cao su không đường trị sâu răng

Làm sao để phòng tránh sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý rất dễ mắc phải, tuy nhiên nếu bạn có thể thực hiện được theo các biện pháp dưới đây thì hoàn toàn có thể phòng ngừa được tình trạng sâu răng:

Đánh răng đúng cách

Để phòng sâu răng thì bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, nên đánh răng sau các bữa ăn chính. Tuy nhiên để không gây tổn thương tới răng bạn nên đánh răng đúng cách bằng bàn chải có lông mềm, chải toàn bộ mặt ngoài, trong, mặt trên và mặt dưới. 

Khi đánh răng hãy cầm bàn chải nghiêng góc 45 độ so với răng, đầu lông bàn chải cần hướng về phía lợi. Bàn chải được chuyển động theo chiều lên xuống theo hướng mọc của răng, tuyệt đối không chải theo chiều ngang của răng.

Sử dụng chỉ nha khoa

Sau khi ăn các thức ăn thừa thường bị mắc lại tại kẽ răng. Nếu bạn chỉ đánh răng thì răng hầu như mới chỉ sạch vùng bề mặt, còn vùng kẽ răng chưa thể sạch hoàn toàn. Vì vậy việc dùng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn làm sạch toàn bộ hàm răng từ trong ra ngoài.

Dùng nước súc miệng hàng ngày

Trong nước súc miệng có chứa fluoride và các hoạt chất sát khuẩn có tác dụng đánh bay mảng bám trên răng. Ngoài ra, nước súc miệng còn mang đến hơi thở thơm mát, giảm tình trạng hôi miệng, đẩy lùi cái bệnh răng miệng như lở miệng, viêm lợi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại nước súc miệng, dung dịch nha khoa có thành phần từ thiên nhiên. Ví dụ như các loại dung dịch có chiết xuất từ sáp ong trong cồn, vỏ chay, cùi quả cau, lá trầu không. Những loại thảo dược này khi dùng riêng lẻ thường không có tác dụng cao. Nghiên cứu vào năm 2011 đã cho thấy hoạt chất flavonoid trong sáp ong giúp ức chế yếu tố gây viêm, từ đó giảm tình trạng viêm hiệu quả.

Tuy nhiên, khi phối hợp với nhau lại đem lại khả năng hỗ trợ phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Thêm vào đó, chúng còn giúp giảm tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng, viêm lợi cùng những vấn đề răng miệng khác.

nuoc-suc-mieng-thao-duoc-co-the-giup-bao-ve-rang-mieng-an-toan-va-lanh-tinh.webp

Nước súc miệng thảo dược có thể giúp bảo vệ răng miệng an toàn và lành tính

>>>XEM THÊM: Chảy máu chân răng do đâu và cách điều trị, cầm máu

Hạn chế ăn vặt

Ăn nhiều đồ ăn vặt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng sâu răng, đặc biệt là các loại đồ ngọt hay thức uống có gas. Khi ăn các thực phẩm này sẽ bám vào răng và được vi khuẩn miệng tiêu hóa làm sản sinh ra acid gây mòn men răng. Do vậy việc hạn chế ăn các loại thực phẩm này sẽ giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ gây sâu răng.

Thực hiện khám răng định kỳ

Bạn nên thực hiện khám răng tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của răng, từ đó có các biện pháp điều trị thích hợp nhằm tránh bệnh trở nên xấu hơn.

Với toàn bộ kiến thức đã nhắc đến trong bài viết này, hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về sâu răng cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị sâu răng. Những thông tin liên quan đến sâu răng được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo chung. Nếu bạn cần biết chi tiết hơn về bệnh lý này, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Link tham khảo:

https://www.scielo.br/j/rbfar/a/L8p4TbmXVtpNJrzF395SyBB/?lang=en

https://www.nhs.uk/conditions/tooth-decay/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cavities/symptoms-causes/syc-20352892

https://www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/common-dental-disorders/caries

Dược sĩ Thanh Tùng

Box-NTDT (1).webp

Bình luận