Câu hỏi: Chào chuyên gia, em năm nay mới 28 tuổi mà đã được chẩn đoán là bị suy giảm trí nhớ, em cứ nhớ nhớ quên quên rất nhiều gây ảnh hưởng đến công việc hằng ngày. Em không biết tại sao em còn trẻ mà đã bị tình trạng này ạ?

Chuyên gia tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi về câu hỏi về cho chúng tôi!

Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ. Bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như suy giảm nhận thức, chứng suy giảm trí nhớ, hội chứng suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức... Và dù với bất cứ tên gọi nào thì chung quy đều diễn tả tình trạng não bộ và trí nhớ sa sút theo thời gian.

Gần đây, nhiều nghiên cứu thống kê rằng 85% người trẻ dưới 50 tuổi ít nhất gặp phải một vấn đề về trí nhớ kém, trong đó có đến 20-30% ở người dưới 30 tuổi, phần còn lại tập trung ở lứa tuổi trung niên. Các số liệu trên cho thấy đây là một thực trạng đáng báo động bởi có đến 50% suy giảm trí nhớ ở người trẻ sẽ diễn tiến thành hội chứng sa sút trí tuệ ở người già, đặc biệt trong số đó là bệnh Alzheimer.

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi có thể bao gồm:

1. Suy giảm trí nhớ do trầm cảm và stress

Cuộc sống của người trẻ đa phần sẽ gặp rất nhiều áp lực từ công việc, học hành, môi trường ô nhiễm... dễ dẫn đến stress. Thần kinh căng thẳng làm chúng ta khó tập trung do stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Lâu ngày làm não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần.

2. Rối loạn giấc ngủ

Tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc làm luồng thông tin về vỏ não trước trán ngưng trệ và làm mất trí nhớ ngắn hạn hoặc mau quên. Nhu cầu giấc ngủ của mỗi người là 7-8 tiếng một ngày, chất lượng giấc ngủ phải đủ sâu, sau ngủ cơ thể phải tỉnh táo không mệt mỏi và phải loại bỏ những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.

Do đó muốn có một giấc ngủ ngon, giúp cơ thể lưu trữ ký ức hiệu quả thì chúng ta cần loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học, hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Khi đó, não bộ sẽ được phục hồi, căng thẳng và stress cũng được giải tỏa, các nguy cơ tổn thương não, suy giảm trí nhớ cũng được loại bỏ.

3. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt

Dinh dưỡng cũng là phần không thể thiếu của một bộ não khỏe mạnh. Các vấn đề như thiếu máu do thiếu sắt làm chúng ta mệt mỏi, chóng mặt, da vẻ xanh xao cộng hưởng với các áp lực trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.

Ngoài ra, một số khoáng chất, nhất là các loại vitamin nhóm B (B1 và B12) khi thiếu hụt cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Vitamin B1 giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của con người. Khi thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff, gây mất trí nhớ ngắn hạn, hoặc dài hạn.

Để cải thiện và phòng ngừa những biến chứng của suy giảm trí nhớ, bạn nên tham khảo sử dụng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, điển hình nhất phải kể đến Thạch tùng răng, cao Natto hay Định lăng... Đây đều là những thảo dược giúp tăng cường lưu thông máu lên não, giúp cải thiện những triệu chứng mất ngủ, suy giảm trí nhớ và đau đầu mà bạn đang gặp phải, đồng thời giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này có thể gây ra.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải tỏa các băn khoăn. Nếu còn câu hỏi khác, bạn có thể để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc liên hệ đến hotline 0243.8461530 để được tư vấn nhé!

Trân trọng!

dgm_nttt_kinh-vuong-nao-bo-xnqc.jpg

 

 

Bình luận