Tìm hiểu về suy giảm trí nhớ mất tập trung

Suy giảm trí nhớ là kết quả của tổn thương cấu trúc tế bào thần kinh, suy giảm chức năng não bộ dẫn đến việc giảm khả năng lưu trữ, hồi tưởng lại các ký ức trước đó. Bệnh suy giảm trí nhớ còn có các tên gọi khác như hội chứng suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng nhận thức,…

Các mức độ, triệu chứng của suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ sẽ trải qua các giai đoạn chính là suy giảm nhận thức mức độ nhẹ và mất trí nhớ, sa sút trí tuệ. Cụ thể như sau:
Suy giảm trí nhớ mức độ nhẹ
Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng suy giảm nhẹ liên quan đến khả năng tư duy, trong đó có trí nhớ. Theo thời gian, sẽ có những thay đổi về quá trình lão hóa và biểu hiện ban đầu của chứng sa sút trí tuệ. Người bệnh có thể cảm thấy công việc hàng ngày, sự giao tiếp xã hội bị ảnh hưởng nhẹ ở giai đoạn này.
Mất trí nhớ, sa sút trí tuệ
Đây là tình trạng khi suy giảm trí nhớ chuyển nặng và khiến người bệnh bị giảm khả năng ghi nhớ, phán đoán, ngôn ngữ cũng như những khả năng tư duy khác. Ở giai đoạn này, người bệnh có những dấu hiệu như:

  • Thường xuyên đặt các câu hỏi giống nhau lặp đi lặp lại.
  • Quên cách sử dụng các từ ngữ thông thường khi nói.
  • Thường hay kết hợp những từ ngữ không đúng ngữ cảnh.
  • Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các nhiệm vụ, công việc hàng ngày quen thuộc,…

suy-giam-tri-nhơ-5.webp

Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu cảnh báo chứng sa sút trí tuệ

>>> Xem thêm: Tìm hiểu rối loạn ngôn ngữ và cách giảm bớt các triệu chứng 

Hệ quả của suy giảm trí nhớ là gì?

Khi trí nhớ suy giảm, người bệnh sẽ bị giảm dần các kỹ năng ghi nhớ, tư duy so với những người cùng tuổi. Nếu không được phát hiện và sử dụng các biện pháp cải thiện sớm, suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Đặc biệt, suy giảm trí nhớ là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển các tổn thương não tiến triển như chứng sa sút trí tuệ mạch máu, sa sút trí tuệ vùng trán, bệnh Alzheimer, Parkinson, Lewy hoặc những rối loạn thần kinh khác. Theo thống kê của Học viện Thần Kinh Hoa Kỳ, với những người từ 65 tuổi trở lên bị suy giảm nhận thức, trí nhớ nhẹ có:

  • 7.5% phát triển thành sa sút trí tuệ trong năm đầu tiên sau khi được xác định bị suy giảm trí nhớ, nhận thức.
  • 15% phát triển thành chứng sa sút trí tuệ trong năm thứ 2.
  • 20% phát triển thành chứng sa sút trí tuệ trong năm thứ 3.

Sa sút trí tuệ hoặc bị các bệnh mất trí nhớ, rối loạn thần kinh khác từ suy giảm khả năng ghi nhớ phát triển lên có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, người bệnh dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý, trầm cảm và xuất hiện những hành vi tự làm hại bản thân nếu không có người khác bên cạnh.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Việc “nhớ nhớ quên quên” hàng ngày thường không quá nguy hiểm. Nhưng nếu bạn hoặc người thân có những biểu hiện nghiêm trọng sau đây, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Cụ thể:

  • Khả năng ghi nhớ suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng, làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.
  • Tần suất của việc quên các sự việc, chi tiết, thông tin diễn ra càng ngày càng nhiều.
  • Có các dấu hiệu nhầm lẫn và ở mức độ ngày càng trầm trọng.

suy-giam-tri-nhơ-4.webp

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Bác sĩ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra để xác định mức độ suy giảm trí nhớ của bạn. Ngoài ra, một số chẩn đoán bổ sung có thể được thực hiện như:

  • Xét nghiệm máu xác định xem có bị thiếu hụt nhóm chất nào không (đặc biệt là vitamin B12, axit folic,…) hoặc các bệnh lý khác như suy giáp,…
  • Thực hiện chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra hình ảnh não bộ.
  • Sử dụng điện não đồ (EEG) để kiểm tra chức năng hoạt động của não bộ.
  • Một số phương pháp khác như chụp mạch máu não, vòi cột sống, chụp X-quang,...

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ là gì?

Nhiều nguyên nhân hoặc các vấn đề sức khỏe, y tế có thể gây suy giảm trí nhớ. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến của suy giảm nhận thức, trí nhớ mà bạn có thể gặp:

Các nguyên nhân phổ biến

Suy giảm trí nhớ thường xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến như sau:
Sự xuất hiện của các gốc tự do
Những gốc tự do này được sinh ra trong quá trình chuyển hóa, trao đổi chất hàng ngày. Chúng sẽ tác động đến các mô có chứa nhiều lipid. Trong khi đó, não bộ là nơi có đến 60% lipid.
Theo thời gian, các gốc tự do này được sản sinh nhiều hơn do việc tiêu thụ thức ăn nhanh và nhiều năng lượng ngày càng phổ biến. Điều này dẫn đến não bộ bị tổn thương và gây ra suy giảm trí nhớ. Đây cũng là lý do vì sao suy giảm trí nhớ thường có xu hướng diễn ra nhiều hơn ở người trẻ.
Sự lão hóa tự nhiên: Não bộ có thể thay đổi và bị lão hóa theo thời gian. Tuổi tác càng cao thì khả năng lấy lại các thông tin, ký ức trước đó sẽ càng khó. Những vấn đề suy giảm khả năng ghi nhớ liên quan đến tuổi tác thường nhẹ và tạm thời. Nhưng chúng thường là dấu hiệu tiềm ẩn cho chứng mất trí nhớ.

suy-giam-tri-nhơ-3.webp

Suy giảm trí nhớ là một dấu hiệu của quá trình lão hóa tự nhiên

Chấn thương sọ não: Những tai nạn, lực tác động nặng đến não bộ gây chấn thương sọ não có thể sẽ dẫn tới suy giảm trí nhớ. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương mà người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn. Nguy hiểm có thể bị mất trí nhớ vĩnh viễn.
Chảy máu não: Chảy máu não gây thiếu oxy cho các tế bào não hoạt động, từ đó dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.
Sự phát triển bất thường của não: Ví dụ như các khối u nang, khối u não có thể làm gián đoạn lưu lượng máu đến vùng não đảm nhiệm vai trò liên quan tới trí nhớ.
Não úng thủy: Là tình trạng não xuất hiện chất lỏng tích tụ, gây áp lực lên cấu trúc não và làm gián đoạn quá trình lưu thông máu, oxy lên các tế bào não. Từ đó gây ra các vấn đề về trí nhớ.
Các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần: Sức khỏe tâm thần khi bị ảnh hưởng có thể làm thay đổi về chức năng và phản ứng hóa học của não. Từ đó gây ra các vấn đề liên quan đến trí nhớ. Một số vấn đề thường gặp như phiền muộn, lo lắng, căng thẳng mạn tính,...
Điều kiện thoái hóa thần kinh: Thoái hóa thần kinh có thể gây tổn thương tiến triển lên các tế bào hệ thần kinh và não bộ. Những tổn thương này sẽ gây ra suy giảm trí nhớ ngắn hạn. Lâu dài sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ dài hạn.
Các vấn đề từ nội tiết: Một số vấn đề nội tiết có thể gây cản trở hoạt động của não bộ, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến trí nhớ. Ví dụ như: Các tình trạng bất thường của tuyến giáp, tăng canxi huyết, hạ canxi máu, hạ natri máu (lượng muối trong máu thấp).
Thiếu/mất ngủ: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ ký ức, loại bỏ những thông tin thừa không cần thiết. Nếu bạn không ngủ đủ giấc mỗi đêm có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

suy-giam-tri-nhơ-2.webp

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ có thể gây suy giảm trí nhớ

Căng thẳng, trầm cảm: Căng thẳng thường xuyên sẽ tác động lên tâm thần kinh nhận thức và làm cho não bộ bị giảm tốc độ phản ứng với xung quanh. Lâu ngày có thể làm suy giảm trí nhớ.
Các vấn đề tim mạch: Những vấn đề liên quan đến tim mạch như huyết áp cao, cholesterol cao cũng có thể làm giảm lưu lượng máu và hỏng mạch máu trong não bộ, gây ra tình trạng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, suy giảm trí nhớ còn có thể xuất phát từ:

  • Từng gặp cơn đột quỵ gây tổn thương não.
  • Xuất hiện các khối u lành tính, ung thư hoặc khối u bất thường khác ở não bộ.
  • Nhiễm trùng mạn tính hoặc nhiễm trùng nặng ở não/các bộ phận khác có thể gây mất trí nhớ (ví dụ HIV, viêm não).
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của não, ví dụ như thuốc điều trị cholesterol, chống động kinh, chống lo âu, chống trầm cảm ba vòng, thuốc giảm đau, cao huyết áp, thuốc điều trị Parkinson, an thần, thuốc ngủ,…
  • Tình trạng đau mạn tính như viêm khớp, có thể gây ra các vấn đề liên quan đến nhận thức, gọi chung là chứng sương mù não.
  • Động kinh: Khiến việc xử lý thông tin, lưu trữ ký ức, ghi nhớ khó khăn hơn.
  • Sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích, rượu, bia,…
  • Các tình trạng sức khỏe như suy giáp, cường giáp, viêm máu não, thiếu vitamin B2, thiamine, axit folic, mất thị lực/thính giác,…

suy-giam-tri-nhơ-6.webp

Một số nguyên nhân khác gây suy giảm trí nhớ

Cách điều trị, cải thiện suy giảm trí nhớ

Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn hoặc người thân phương pháp cải thiện phù hợp. Trong một số trường hợp, người suy giảm trí nhớ có thể hồi phục. Ví dụ như:

  • Suy giảm trí nhớ do dùng thuốc có thể được giải quyết bằng việc thay thế thuốc khác.
  • Suy giảm trí nhớ do thiếu hụt nhóm chất dinh dưỡng có thể được khắc phục bằng cách bổ sung các nhóm chất đó.
  • Suy giảm trí nhớ do các bệnh lý có thể cải thiện bằng cách điều trị bệnh lý.

Một số phương pháp khác giúp cải thiện trí nhớ, bao gồm:

  • Ngủ đủ giấc để hệ thần kinh được phục hồi và loại bỏ nguồn độc tố tích tụ.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…
  • Thường xuyên đọc sách báo, chơi các trò chơi rèn luyện tư duy,… Những hoạt động này sẽ bắt não bộ phải hoạt động và thức tỉnh nhiều hơn, từ đó kích thích được các tế bào thần kinh khỏe mạnh còn lại tiết nhiều hormone thần kinh hơn.
  • Vận động với tần suất vừa đủ sẽ làm cơ thể tiêu hao năng lượng, từ đó cải thiện được giấc ngủ. Ngoài ra, vận động cũng sẽ giúp cho máu được lưu thông tốt hơn, từ đó lưu lượng máu, oxy lên não bộ được nhiều hơn.
  • Sử dụng danh sách để lưu giữ lại các việc cần làm, việc nên làm và việc đã làm.

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình hồi phục, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược thiên nhiên. Ví dụ như thạch tùng răng, thiên ma, đinh lăng, cao natto,…
Trong đó, thành phần thạch tùng răng có chứa Huperzine A đã được nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới chứng minh về hiệu quả từ năm 1986. Những tác dụng của thạch tùng răng bao gồm như làm giảm sự hình thành mảng béo amyloid (chất chỉ điểm gây suy giảm trí nhớ), ức chế enzyme cholinesterase giúp thần kinh được dẫn truyền liên tục, bảo vệ tế bào thần kinh trước sự tấn công của gốc oxy hóa,… Từ đó giúp cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, những nghiên cứu khác chứng minh về tác dụng của thạch tùng răng cũng được đăng tải lên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI). Ví dụ như:

  • Nghiên cứu của N Callizot và các cộng sự vào năm 2021 tại Pháp cho thấy thạch tùng răng có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh, cải thiện suy giảm trí nhớ hiệu quả, giúp ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh Alzheimer.
  • Nghiên cứu của XQ Xiao cùng cộng sự vào năm 2000 tại Trung Quốc cho thấy thành phần Huperzine A của thạch tùng răng giúp hạn chế tổn thương oxy hóa do peptide amyloid gây ra, đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer.

suy-giam-tri-nhơ-1.webp

Huperzine A có trong thạch tùng răng giúp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ

Thạch tùng răng khi kết hợp với những thành phần còn lại có thể giúp người bệnh được cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho não bộ. Từ đó giúp phục hồi sức khỏe hệ thần kinh, hỗ trợ khắc phục chứng suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn nên thăm khám và áp dụng các biện pháp giúp cải thiện trí nhớ ngay khi có các dấu hiệu của tình trạng này. Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, vui lòng ghi lại thông tin dưới phần bình luận để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ chi tiết hơn.
Tham khảo
https://www.nhs.uk/conditions/memory-loss-amnesia/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alzheimers-disease/in-depth/memory-loss/art-20046326
https://www.nia.nih.gov/health/memory-forgetfulness-and-aging-whats-normal-and-whats-not
https://medlineplus.gov/ency/article/003257.htm
https://www.forbes.com/health/healthy-aging/memory-loss-causes/
https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/memory-loss
https://www.medicinenet.com/memory_loss/symptoms.htm
https://www.healthline.com/health/memory-loss#Causes-of-Memory-Loss
https://www.msdmanuals.com/professional/neurologic-disorders/symptoms-of-neurologic-disorders/memory-loss
https://www.medicalnewstoday.com/articles/short-term-memory#improving-short-term-memory
https://www.webmd.com/brain/memory-loss

 

Bình luận