Người bị suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Khi suy thận đến giai đoạn cuối, người bệnh bắt buộc phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Điều này cũng khiến nhiều người bệnh quan ngại rằng: Khi bị suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời cho thắc mắc trên!
Người bị suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Rất khó để nói người bị suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: Thể trạng cũng như các bệnh lý mắc kèm; Tần suất và số giờ lọc máu; Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc,...
Thời gian sống của người suy thận giai đoạn cuối phụ thuộc nhiều yếu tố
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sống trung bình sau khi bắt đầu lọc máu là 15,6 tháng đối với bệnh nhân 80 – 84 tuổi; 11,6 tháng đối với bệnh nhân 85 – 89 tuổi và 8,4 tháng đối với bệnh nhân từ 90 tuổi trở lên. Với những người trẻ tuổi hơn và không có bệnh lý mắc kèm, thời gian sống có thể kéo dài từ 5 – 10 năm, thậm chí 20 – 30 năm hoặc hơn. Tuy nhiên, cũng có gần 20% số bệnh nhân tử vong trong vòng 3 tháng đầu sau khi bắt đầu lọc máu trong khi tỷ lệ này ở độ tuổi 65 – 79 là 10%.
Các nghiên cứu khác cho biết rằng, những người được ghép thận sẽ sống lâu hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn những người phải lọc máu. Tỷ lệ sống sót sau 1 năm đối với các ca ghép thận dao động từ 93 - 98% và tỷ lệ sống sót sau 5 năm dao động từ 83 - 92%. Sau khi cấy ghép, người bệnh phải uống thuốc kháng sinh cũng như thuốc ức chế miễn dịch suốt đời để ngăn ngừa cơ thể thải ghép quả thận mới.
Lời khuyên kéo dài tuổi thọ cho người suy thận giai đoạn cuối
Tổn thương thận một khi đã xảy ra thì không thể hồi phục. Vì vậy, người suy thận giai đoạn cuối thay vì suy nghĩ thời gian sống còn bao lâu, hãy tìm cách để “sống chung” với bệnh một cách hòa bình.
Tuân thủ dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Người bệnh suy thận nên lưu ý:
- Tuân thủ đúng liều lượng các loại thuốc được kê đơn. Đặt hẹn nhắc uống thuốc và viết những ghi chú nhỏ trên hộp thuốc có thể giúp ích rất nhiều.
- Đừng quên giảm lượng thực phẩm giàu kali (chuối, cam, dứa, nho, khoai lang, bắp cải, cà rốt, cà chua, cải bó xôi, bí đỏ, dưa hấu, đậu hà lan, củ cải đường, khoai môn, măng tây và rau muống); natri (muối, các sản phẩm từ muối, bơ, đồ hộp, thịt đồng hóa, phô mai và bánh mì); đạm (thịt, cá, đậu, đỗ, sữa) và hạn chế tiêu thụ quá nhiều chất lỏng.
- Tập thể dục đều đặn là phương pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những người suy thận giai đoạn cuối. Hoạt động thích hợp cho người suy thận giai đoạn cuối bao gồm đi bộ, đạp xe và các bài tập nhẹ nhàng như yoga hay thực hành tập thở. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện mới.
Lời khuyên ăn uống an toàn cho người suy thận giai đoạn cuối
Liệu pháp thay thế thận
Với những người suy thận giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng) sẽ là lựa chọn tiên quyết.
Tuy nhiên, như với bất kỳ phương pháp điều trị nào, chạy thận nhân tạo cũng có những tác dụng phụ nhất định như: Rối loạn chuyển hóa, hạ huyết áp, giảm đường huyết, rối loạn nước điện giải, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, căng thẳng tâm lý.
Để giảm thiểu tác dụng phụ, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn uống và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và những người thân yêu để giảm thiểu tình trạng căng thẳng tâm lý.
Tương tự, lọc màng bụng cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân có thể trải qua những cơn đau và cảm giác khó chịu khi tiến hành lọc màng bụng. Điều này có thể được giảm bớt bằng cách thay đổi vị trí lọc.
Lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân đang tiến hành lọc màng bụng bao gồm: Theo dõi các triệu chứng và liên hệ với bác sĩ ngay nếu có bất kỳ điểm bất thường nào; Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng được cho phép để giữ cho sức khỏe tốt hơn.
>>> XEM THÊM: Quy trình chạy thận nhân tạo chuẩn Bộ Y tế
Điều trị bảo tồn với người đã ghép thận
Sau khi ghép thận, bệnh nhân cần tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo sự thành công của ca phẫu thuật và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
- Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ: Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống và dùng thuốc theo chỉ định để đảm bảo sự phục hồi tốt nhất cho cơ thể.
- Kiểm tra thường xuyên: Bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số sức khỏe bao gồm cân nặng, huyết áp, đường huyết, chức năng thận,... để đảm bảo sự ổn định và phát hiện vấn đề sức khỏe kịp thời.
- Chăm sóc đặc biệt cho thận mới ghép: Thận mới ghép có thể yếu hơn và dễ bị tổn thương, bệnh nhân cần chú ý đến vết mổ cũng như chất lượng nước tiểu để phát hiện các vấn đề kịp thời.
- Tránh các tác nhân độc hại: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với chất độc hại và chất kích thích để đảm bảo sức khỏe của thận mới ghép.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục có lợi cho sức khỏe chung của bệnh nhân, tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.
- Chăm sóc tâm lý: Bệnh nhân cần hỗ trợ tâm lý để giảm stress và tăng cường sự hồi phục.
Kết hợp dùng thảo dược giúp kéo dài tuổi thọ cho người suy thận
Hiện nay, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để cải thiện và phục hồi chức năng thận, hỗ trợ kéo dài tuổi thọ. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính dành dành.
Dành dành hỗ trợ điều trị suy thận giai đoạn cuối
Nghiên cứu chứng minh dành dành có tác dụng làm tăng đáng kể các biểu hiện của yếu tố kích thích sinh mạch máu thông qua cơ chế tăng sản xuất hormone erythropoietin, chống xơ hóa thận, giảm tổn thương thận thông qua cơ chế giảm đường huyết, giảm axit uric, giảm stress oxy hóa.
Sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành kết hợp với các thảo dược và hoạt chất quý khác như: Mã đề, đan sâm, hoàng kỳ,... có tác dụng toàn diện:
- Bổ sung dưỡng chất và tăng cường chức năng thận.
- Tăng tái tạo hồng cầu.
- Tăng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Kết hợp dùng sản phẩm thảo dược và tuân thủ chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bảo vệ thận, giảm tần suất phải lọc máu. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam 2021, có tới 92,9% người dùng hài lòng hoặc rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương có chứa các thành phần trên.
Qua những thông tin bài viết vừa cung cấp, hy vọng bạn đọc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để không phải lo lắng “suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu”. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới!
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2738843/
https://www.medicinenet.com/how_long_can_you_live_with_stage_5_kidney_disease/article.htm
Bình luận