Câu hỏi: Tôi năm nay 38 tuổi, thường xuyên viêm lợi, tụt lợi, hơi thở có mùi khó chịu. Xin hỏi làm cách nào để cải thiện được tình trạng này? (Phạm Anh Tuấn - Hải Phòng)

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Viêm lợi, tụt lợi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu. 

Sở dĩ có tình trạng này là bởi vì, viêm lợi xảy ra khi các mảng bám có chứa vi khuẩn, tích tụ trên răng, gây viêm mô lợi. Khi mảng bám tồn tại trên răng quá lâu, dẫn đến lợi bị kích ứng, viêm, đỏ, sưng tấy, chảy máu và tiết dịch.

Đồng thời, khi lợi đã bị viêm mà không có sự can thiệp điều trị và chăm sóc răng miệng đúng cách thì lượng vôi răng sẽ tích tụ ở chân răng và kẽ răng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và bài tiết độc tố, gây ra mùi hôi rất khó chịu.

Ngoài ra, hôi miệng do viêm nướu răng gây ra còn có thể khởi phát khi những túi mủ ở lợi hình thành. Sau một thời gian tiến triển, các túi mủ này sẽ xuất hiện ở giữa mô nướu và chân răng. Chính những túi mủ này cũng là điều kiện chính dẫn đến các mùi hôi ở răng miệng. Vậy với tình trạng của bạn đang xuất hiện tình trạng hôi miệng do viêm lợi, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng có chứa chlorhexidine gluconate sau khi đánh răng.
  • Thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần hoặc khi bàn chải bị mòn.
  • Chăm sóc sức khỏe răng miệng định kỳ:
  • Khám nha khoa ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý về răng miệng.
  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần để loại bỏ mảng bám cứng trên răng.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt:

  • Uống nhiều nước: Nước giúp kích thích tiết nước bọt, làm sạch khoang miệng và giảm hôi miệng.
  • Hạn chế thức ăn gây hôi miệng: Hành tây, tỏi, cà phê, thuốc lá...
  • Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ gây hôi miệng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra, dẫn đến hôi miệng.

Sử dụng một số biện pháp hỗ trợ:

  • Sử dụng kẹo cao su không đường: Kẹo cao su giúp kích thích tiết nước bọt, làm sạch khoang miệng và giảm hôi miệng tạm thời.
  • Dùng trà xanh: Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giúp giảm hôi miệng.
  • Sử dụng dung dịch nha khoa súc miệng với thành phần chính là sáp ong trong cồn kết hợp với các thảo dược đã được sử dụng chăm sóc răng miệng hàng ngàn năm qua như lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay. Dung dịch nha thảo dược này không chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, bề mặt răng, tạo hơi thở thơm mát mà còn có tác dụng đến tận gốc của vấn đề đó là cung cấp dinh dưỡng cho nướu lợi, giảm viêm, cầm máu, làm săn se nướu lợi, thu nhỏ các khe kẽ, làm giảm tình trạng lún, sụt lợi, giúp lợi chắc, răng khỏe. Chính vì vậy, dùng dung dịch nha chứa thành phần chính sáp ong trong cồn mỗi ngày chính là giải pháp để có được hàm răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho, không còn phải lo lắng về tình trạng hôi miệng do viêm lợi, tụt lợi nữa bạn nhé.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc số điện thoại dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!

Chuyên gia nha khoa

Bình luận