Câu hỏi: 

Chào chuyên gia, gần đây tôi đang phải uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Trước đó tôi chưa bao giờ bị nóng trong, vậy nhưng từ khi dùng thuốc, tôi hay bị nổi mụn, khô môi, đặc biệt là nhiệt miệng tái đi tái lại. Xin hỏi chuyên gia có phải kháng sinh gây nhiệt miệng ở tôi không, và tôi làm thế nào để cải thiện? 

Đinh Thảo Ly - Tuyên Quang

Chuyên gia giải đáp:

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Nhiệt miệng khi đang dùng kháng sinh là tình trạng gặp phải ở nhiều người. Tuy không trực tiếp gây nhiệt miệng, nhưng kháng sinh có thể gián tiếp dẫn tới tình trạng nóng trong người, nhiệt, loét miệng. Điều này tùy thuộc vào loại kháng sinh, thời gian sử dụng. 

Cụ thể, đa số các thuốc kháng sinh được chuyển hóa tại gan, dùng kháng sinh lâu ngày có thể ảnh hưởng tới chức năng gan. Đặc biệt với những trường hợp tự ý dùng kháng sinh, sử dụng không đúng liều lượng có thể dẫn tới tổn thương các tế bào gan. Chức năng gan bị ảnh hưởng, giảm khả năng chuyển hóa và thải trừ các chất độc hại, khiến chúng tích tụ lại và gây nổi mụn, nhiệt, loét miệng… 

Nguy cơ nhiệt miệng do dùng kháng sinh lâu ngày

Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng khi uống kháng sinh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp:

  • Uống nhiều nước: Nước giúp giữ cho khoang miệng đủ độ ẩm, ngăn ngừa khô miệng - một yếu tố nguy cơ gây nhiệt miệng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn khỏi răng và nướu.
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn: Nước súc miệng kháng khuẩn có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giảm nguy cơ nhiệt miệng.
  • Ăn uống lành mạnh: Hạn chế các thực phẩm cay, nóng, chua, và mặn. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây và uống đủ nước để giúp niêm mạc miệng mau phục hồi.

Bên cạnh đó, để nhanh chóng giảm đau, kháng viêm, làm lành vết nhiệt, loét miệng, bạn nên kết hợp sử dụng gel bôi chứa thành phần chính nano bạc cùng các thảo dược như chiết xuất duối, neem, đinh hương, chitosan… Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ Lượng tử tiên tiến, hỗ trợ kháng khuẩn, ngừa sự phát triển của các vi sinh vật có hại gây nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng… phòng nhiệt miệng tái lại.

Hi vọng câu trả lời của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được những vấn đề về nhiệt, loét miệng. Nếu có thêm câu hỏi cần giải đáp, bạn hãy đặt dưới phần bình luận để được hỗ trợ ngay nhé! Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Chuyên gia răng miệng

Dược sĩ Thanh Hoa

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-gumimouth.webp

Bình luận