Thuốc Salicylic Acid là gì? Các dạng bào chế?

Acid salicylic thuộc nhóm acid beta hydroxy, được sử dụng nhiều trong việc điều trị các vấn đề, bệnh lý liên quan đến da như mụn trứng cá, vảy nến, viêm da,… Acid salicylic có thể được sử dụng dưới dạng kê toa hoặc không kê toa.

acid-salicylic-duoc-su-dung-dieu-tri-nhung-truong-hop-benh-ly-lien-quan-den-da.webp

Acid salicylic được sử dụng điều trị những trường hợp bệnh lý liên quan đến da

Hiện tại, Acid salicylic được điều chế dưới nhiều hàm lượng và dạng bào chế khác nhau. Ví dụ như một số loại được sử dụng phổ biến sau:

Bảng các dạng thuốc – hàm lượng của Acid salicylic

Dạng thuốc

Hàm lượng Acid salicylic trong thuốc

Thuốc mỡ

1% - 2% - 3% - 5% - 25% - 40% - 60%

Kem bôi

2% - 3% - 10% - 25% - 60%

Gel bôi

0.5% - 2% - 5% - 6% - 12% - 17% - 26%

Thuốc dán

15% - 21% - 40% - 50%

Lotion

1% - 2%

Dung dịch

0.5% - 1.8% - 2% - 16.7% - 17%, 17.6%

Các dạng khác

Dầu gội đầu, phối hợp với lưu huỳnh, xà bông,…

Công dụng của Acid salicylic trong điều trị da

Acid salicylic sau khi sử dụng sẽ thâm nhập vào da, hòa tan các tế bào chết trên da, loại bỏ làm bong tróc các lớp sừng và sát khuẩn nhẹ cho da, loại bỏ lớp chân lông trên da. Do đó, Acid salicylic được sử dụng trong những trường hợp bệnh lý về da như:

  • Bệnh vảy nến;
  • Trường hợp xuất hiện gàu trên da đầu;
  • Các trường hợp khác về da như viêm da tiết bã nhờn, ngứa, mụn cơm, mụn trứng cá, mụn cóc,..

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Cyclosporin an toàn trong điều trị vảy nến

Hướng dẫn sử dụng Acid salicylic hiệu quả

Để Acid salicylic có thể phát huy được hiệu quả trong điều trị các bệnh lý liên quan đến da, cần sử dụng đúng cách và đủ liều lượng cần thiết. Những thông tin dưới đây về cách sử dụng của Acid salicylic được tham khảo từ nhà sản xuất. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ/dược sĩ khi dùng.

Cách dùng và liều dùng Acid salicylic

Tùy thuộc vào từng loại bào chế, bạn có thể sử dụng Acid salicylic với cách và liều lượng như sau:

Bảng liều dùng cho người lớn

Dạng bào chế

Nồng độ sử dụng

Số lần sử dụng

Thuốc mỡ

3 – 6%

Sử dụng khi cần thiết

Xà bông, dầu gội

0.5 – 5%

2 lần/tuần và khi cần thiết sau khi duy trì

Gel bôi

0.5 – 5%

1 lần/ngày

Thuốc dán

0.5 – 5%

1 – 3 lần/ngày

Lotion

1 – 2%

1 – 3 lần/ngày

Dung dịch

0.5 – 2%

1 – 3 lần/ngày

Đối với trẻ em nên sử dụng các liều lượng Acid salicylic dạng miếng dán. Sử dụng loại nồng độ 1%, dùng mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Nếu vùng dán bị khô có thể giảm liều dùng xuống 1 lần/ngày. Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

  • Cách sử dụng của Acid salicylic

Về cách sử dụng của các dạng Acid salicylic, mỗi dạng bào chế sẽ có cách dùng khác nhau. Bạn sẽ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Cụ thể:

Đối với các dạng bào chế bôi trực tiếp lên da như dung dịch: Cần làm sạch vùng da chuẩn bị sử dụng, lau khô. Sau đó bôi 1 lớp nhẹ lên vùng da cần điều trị. Nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ, giữ thuốc trên da tối thiểu 8 tiếng. Sau đó tiếp tục quay trở lại chu kỳ.

Đối với dạng xà phòng, dầu gội: Thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Sau khi bọt xuất hiện cần để yên khoảng 2 phút rồi mới rửa sạch.

Đối với thuốc mỡ, lotion: Làm ẩm vùng da cần điều trị, sau 5 phút thoa thuốc mỡ lên vùng da một lớp vừa phải. Sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch sau sáng hôm sau.

Đối với miếng dán: Rửa sạch vùng da cần điều trị, dán miếng dán vào vùng da.

nen-su-dung-cac-dang-kem-boi-mo-acid-salicylic-sau-khi-da-lam-sach-da.webp

Nên sử dụng các dạng kem bôi mỡ Acid salicylic sau khi đã làm sạch da

Xử lý quên liều hoặc quá liều

Trong trường hợp quên hoặc quá liều Acid salicylic và xảy ra những phản ứng bất thường, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý. Quá liều Acid salicylic có thể gây ra những dấu hiệu như:

  • Chóng mặt, thở sâu, thở nhanh, đau đầu mức độ nặng và thường xuyên.
  • Bị mất thính lực tạm thời, ù tai liên tục.
  • Xuất hiện cảm giác lâng lâng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau dạ dày.

>>> Xem thêm: Meladinine điều trị bạch biến, vảy nến và các điều bạn phải biết

Những lưu ý cần biết về Acid salicylic trước khi dùng

Sử dụng Acid salicylic đúng và đủ cách có thể giúp thuốc phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc an toàn, cần lưu ý thêm về tác dụng phụ, tương tác thuốc và những đối tượng chống chỉ định của thuốc.

Các tác dụng phụ của Acid salicylic có thể gặp

Nhìn chung, Acid salicylic được đánh giá là khá an toàn và không gây ra quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp những trường hợp liên quan đến sốc phản vệ, nhiễm độc Acid salicylic. Vì vậy, hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào sau đây:

  • Phản ứng nhiễm độc Acid salicylic: Đau đầu, hôn mê, chóng mặt, ù tai, mất thính lực, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, thở sâu hơn.
  • Sốc phản vệ: Xuất hiện các vết phát ban, nổi bọng nước, khó thở hoặc thở khò khè, sưng mắt, mũi, miệng, môi hoặc cổ họng, vàng da, vàng mắt,…

Ngoài ra, có một số tác dụng phụ khác của Acid salicylic như da ngứa, châm chích, lột da,… Sau khi làn da của bạn quen thuốc, những phản ứng này có thể biến mất. Tuy vậy nếu nó diễn ra trong thời gian dài và làm bạn khó chịu, hãy thông báo cho bác sĩ.

su-dung-acid-salicylic-co-the-gay-ra-mot-so-phan-ung-di-ung-soc-phan-ve.webp

Sử dụng Acid salicylic có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, sốc phản vệ

Đối tượng chống chỉ định của Acid salicylic

Thuốc có thể sẽ không được sử dụng cho một số nhóm đối tượng bởi có thể gây ra nguy hiểm khi dùng. Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau, hãy thông báo cho bác sĩ/dược sĩ để được đổi hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc:

  • Nhóm chống chỉ định: Người bị mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc. Người cần điều trị trên vùng da rộng, da dễ nhạy cảm, đang bị nứt nẻ hoặc trên niêm mạc. Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Nhóm cần thận trọng: Những người có các bệnh lý như gan, thận, mạch máu, tiểu đường, thủy đậu, cúm,…

Hiện tại, Acid salicylic được cho là an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú. Tuy nhiên, bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ/dược sĩ nếu bạn thuộc hai trường hợp này. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại, xem xét lợi ích và nguy cơ trước khi cho bạn sử dụng Acid salicylic.

Tương tác thuốc của Acid salicylic

Bạn cần thông báo cho bác sĩ/dược sĩ khi bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, vitamin nào nếu có ý định dùng Acid salicylic. Một số loại thuốc có thể tương tác với Acid salicylic làm thay đổi tác dụng, tăng nguy cơ bị tác dụng phụ cao hơn.

Đặc biệt, nên cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng những sản phẩm có tính năng tương tự với Acid salicylic như thuốc kháng sinh bôi ngoài da, Benzoyl peroxide,… Ngoài ra có một số thuốc khác cũng sẽ gây tương tác với Acid salicylic như thuốc chống đông máu, thuốc chứa salicylate, alendronat, heparin,..

Đối với bệnh vảy nến, bên cạnh dùng thuốc, bạn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược như sói rừng, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Bởi, theo nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc, sói rừng được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương, giảm lớp sừng, hỗ trợ cải thiện vảy nến. Khi kết hợp sói rừng cùng các loại thảo dược khác với liều lượng thích hợp với nhau có thể điều hòa miễn dịch, chống viêm và giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc. 

ket-hop-su-dung-thao-duoc-soi-rung-voi-acid-salicylic-de-cai-thien-vay-nen.webp

Kết hợp sử dụng thảo dược sói rừng với Acid salicylic để cải thiện vảy nến

Trên đây là những thông tin liên quan đến Acid salicylic. Nếu bạn đang sử dụng thuốc Acid salicylic để điều trị các bệnh lý về da, nên lưu ý về những vấn đề được chia sẻ trong bài viết. Trong trường hợp xuất hiện một số phản ứng nào bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ, trung tâm y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến thuốc Acid salicylic, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.

>>> Xem thêm: Daivobet – Thuốc điều trị vảy nến và những lưu ý khi sử dụng

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/skin/salicylic-acid-for-acne#takeaway

https://www.goodhousekeeping.com/beauty/anti-aging/a30982749/what-is-salicylic-acid/

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-18-193/salicylic-acid-topical/salicylic-acid-for-acne-topical/details

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5766646/

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận