Cyclosporin là thuốc gì? Giá bao nhiêu?

Cyclosporin thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, dùng trong trường hợp bị bệnh vảy nến nặng hoặc viêm khớp vảy nến,... không cải thiện khi áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý hoặc đã dùng thuốc khác nhưng không hiệu quả.

Cyclosporin là hoạt chất của nhiều biệt dược trên thị trường hiện nay như Equoral 25mg, Neoral 100mg,... Hiện nay Cyclosporin đang được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể mua Cyclosporin với mức giá tham khảo như sau:

  • Cyclosporin 25mg dạng viên giá 12.000 đồng/viên, với 1 hộp 5 vỉ.
  • Cyclosporin 100mg giá 44.100 đồng/viên, với 1 hộp 3 vỉ.
  • Cyclosporin 50mg giá 25.200 đồng/viên, với 1 hộp 3 vỉ.

cyclosporin-la-thuoc-uc-che-mien-dich-cai-thien-vay-nen.webp

Cyclosporin là thuốc ức chế miễn dịch, cải thiện vảy nến

>>> Xem thêm: Anthralin - Những lưu ý phải biết để điều trị vảy nến hiệu quả

Tác dụng của thuốc Cyclosporin là gì?

Cyclosporin cơ chế tác dụng là điều hòa miễn dịch mạnh và ngày càng được nghiên cứu nhiều trong lâm sàng. Phương thức hoạt động chính của nó là ức chế sản xuất các cytokine liên quan đến quy định hoạt hóa tế bào T. Đặc biệt, Cyclosporin ức chế sự phiên mã của interleukin 2 (cytokine điều chỉnh hoạt động của tế bào bạch cầu, ảnh hưởng đến miễn dịch). Mặc dù tác dụng chính của Cyclosporin là trên tế bào T, nhưng có một số bằng chứng cho thấy nó tạo ra tác động trực tiếp lên các loại tế bào khác. 

Với cơ chế đó, thuốc được sử dụng cho các trường hợp như sau:

  • Điều trị bệnh vẩy nến: Được sử dụng cho người lớn hoặc người bệnh không bị suy nhược nặng, khó ăn hoặc đang không đáp ứng được ít nhất một liệu pháp điều trị vẩy nến toàn thân.
  • Sử dụng trong cấy ghép thận, tim, gan: Dùng để dự phòng thải ghép nội tạng trong những trường hợp này.
  • Viêm khớp dạng thấp: Sử dụng cho trường hợp viêm khớp dạng thấp hoạt động nặng, người bệnh đang không đáp ứng được methotrexate.

cyclosporin-lam-cham-qua-trinh-phat-trien-cua-te-bao-mien-dich.webp

Cyclosporin làm chậm quá trình phát triển của tế bào miễn dịch

Hướng dẫn dùng Cyclosporin trị vẩy nến 

Thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc Cyclosporin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Để sử dụng Cyclosporin điều trị vảy nến an toàn, hiệu quả, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Cách sử dụng và liều dùng

Mặc dù có nhiều dạng bào chế nhưng cách sử dụng và liều dùng của Cyclosporin có quy định chung. Cụ thể như sau:

Đối với điều trị bệnh vẩy nến:

  • Liều ban đầu: 1,25 mg/kg uống 2 lần một ngày trong ít nhất 4 tuần. 
  • Liều tối đa: 4 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Lưu ý: Liều dưới 2,5 mg/kg/ngày cũng có thể có hiệu quả.

Nếu gặp tác dụng phụ như tăng huyết áp, tăng creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 25% so với mức bình thường thì nên giảm liều từ 25 - 50%. Giảm liều vẫn không hiệu quả thì nên ngừng thuốc. 

Thông thường tình trạng bệnh có thể cải thiện trong 2 tuần; Quá trình ổn định có thể mất từ ​​12 đến 16 tuần. Nếu thấy không cải thiện bệnh vảy nến sau 4 tuần thì có thể tăng liều 0,5 mg/kg/ngày cách nhau 2 tuần dựa trên đáp ứng của cơ thể. Khi bệnh ổn định, nên hạ liều và điều trị với liều thấp nhất duy trì.

Điều trị cho các trường hợp dự phòng cấy ghép nội tạng: Sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ quy định.

Điều trị viêm khớp dạng thấp:

  • Liều ban đầu: 1.25mg/kg/ngày. Mỗi ngày chia 2 lần uống.
  • Điều chỉnh liều sau 8 tuần: Tăng từ 0.5 - 0.75mg/kg/ngày. Sau 12 tuần nếu cần có thể tăng thêm.
  • Liều tối không quá 4mg/ngày.

Xử lý khi quên liều/quá liều 

Khi quên hoặc sử dụng quá liều Cyclosporin thì cách xử lý như sau:

Khi quên liều: Nên uống ngay khi bạn nhớ ra. Nhưng cần lưu ý nếu liều tiếp theo gần ngay thời điểm đó thì bạn nên bỏ qua, chờ sử dụng liều tiếp theo. Tuyệt đối không sử dụng 2 liều cùng nhau để bù cho liều quên.

Quá liều: Nếu uống quá liều Cyclosporin xuất hiện các triệu chứng như vàng da, sưng cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân,... hãy liên lạc ngay đến trung tâm cấp cứu.

de-tranh-quen-cyclosporin-ban-nen-dat-bao-thuc-va-uong-vao-1-gio-co-dinh.webp

Để tránh quên Cyclosporin, bạn nên đặt báo thức và uống vào 1 giờ cố định

>>> Xem thêm: Meladinine điều trị bạch biến, vảy nến và các điều bạn phải biết

Tác dụng phụ của Cyclosporin 

Cyclosporin có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng. Tùy liều lượng và cơ địa mỗi người mà có thể gặp tác dụng phụ phổ biến hoặc nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Tác dụng phụ phổ biến 

Một số tác dụng phụ phổ biến hay gặp khi sử dụng Cyclosporin và hướng khắc phục bao gồm: 

  • Giảm chức năng thận: Giảm liều Cyclosporin.
  • Đau đầu, huyết áp cao: Cần giảm liều và có thể sử dụng thuốc hạ huyết áp. 
  • Cảm giác ngứa ran, bỏng rát ở tay hoặc chân, da nhạy cảm: Giảm liều thuốc.
  • Tăng sự phát triển của các mô nướu: Duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt trong giai đoạn dùng thuốc.
  • Các triệu chứng giống như cúm, mệt mỏi, đau cơ xương khớp: Nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nước đầy đủ. 
  • Bụng khó chịu: Chia thành các bữa nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày.

Khi gặp các tác dụng phụ trên nếu giảm liều mà tình trạng của bạn vẫn không cải thiện thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng dừng thuốc hay đổi thuốc khác cho phù hợp.

Tác dụng phụ hiếm gặp 

Hãy gọi cho trung tâm cấp cứu ngay nếu xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Dị ứng: Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Tổn thương gan với các triệu chứng bao gồm: Máu trong nước tiểu, nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu, vàng da hoặc mắt, đau bụng trên.
  • Thận hư với triệu chứng máu trong nước tiểu.
  • Tim mạch với dấu hiệu sưng bàn chân hoặc cẳng chân.
  • Phổi với triệu chứng khó thở.

cyclosporin-co-the-gay-ra-tac-dung-phu-met-moi-dau-dau.webp

Cyclosporin có thể gây ra tác dụng phụ mệt mỏi, đau đầu

Lưu ý khi dùng Cyclosporin điều trị vảy nến 

Khi sử dụng Cyclosporin có một số lưu ý về đối tượng thận trọng và tương tác của Cyclosporin với thuốc khác mà người bệnh cần lưu ý. Cụ thể như sau:

Đối tượng thận trọng khi sử dụng thuốc 

Một số đối tượng nên thận trọng khi sử dụng Cyclosporin. Bạn nên thông báo cho bác sĩ/dược sĩ nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây:

Chống chỉ định

Thuốc Cyclosporin chống chỉ định với những người đang hoặc có tiền sử dị ứng, quá mẫn với Cyclosporin hoặc bất kỳ tá dược nào trong thuốc.

Phụ nữ mang thai

Theo nghiên cứu trên động vật, độc tính sinh sản biểu hiện bằng tỷ lệ tử vong trước và sau khi sinh tăng, giảm trọng lượng thai nhi và làm chậm phát triển xương. Thậm chí, ở người đã có trường hợp bị sinh non (thời gian mang thai từ 28 đến 36 tuần) và em bé nhẹ cân so với tuổi thai. Thuốc chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích cao hơn nguy cơ.

Phụ nữ cho con bú

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên được theo dõi nếu dùng thuốc Cyclosporin trong thời kỳ cho con bú, có thể bao gồm cả việc đo nồng độ trong huyết thanh để loại trừ độc tính. Thuốc gây ức chế miễn dịch, giảm bạch cầu, chậm phát triển và có thể sinh ung thư ở trẻ nên Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ chống chỉ định sử dụng cho các bà mẹ đang cho con bú.

Đối tượng khác

Có một số đối tượng không sử dụng Cyclosporin đó là người có bệnh thận, huyết áp cao không kiểm soát được hoặc mắc ung thư. Cyclosporin ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nên không được dùng kết hợp cùng với điều trị bằng tia cực tím, xạ trị, nhựa than đá hoặc thuốc làm suy giảm miễn dịch khác (Methotrexate).

Tương tác của Cyclosporin với thuốc khác

Dùng Cyclosporin cùng với một số loại thuốc khác có thể không an toàn. Cụ thể sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong máu, gây tác dụng phụ hoặc làm thuốc kém hiệu quả hơn.

Đặc biệt, Cyclosporin gây hại cho thận nếu dùng cùng thuốc điều trị nhiễm trùng, ung thư, loãng xương, thải ghép nội tạng, rối loạn ruột, huyết áp cao, đau khớp. 

Ngoài ra, Cyclosporin có thể làm tăng lượng kali trong máu nên chú ý khi ăn những thực phẩm giàu kali (chuối, cà chua, nho khô,...). Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc cùng những thực phẩm này.

Để nâng cao hiệu quả điều trị vảy nến, bên cạnh việc sử dụng thuốc Cyclosporin thì nhiều người cũng tin tưởng kết hợp dùng sản phẩm chứa các thảo dược như sói rừng, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,... giúp điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa, giảm triệu chứng bệnh. Không chỉ vậy, theo nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc, sói rừng được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương, giảm lớp sừng, hỗ trợ cải thiện vảy nến. Ngoài ra, sản phẩm chứa thành phần chính sói rừng cũng được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện chứng minh hiệu quả với bệnh vảy nến.

soi-rung-giup-dieu-hoa-mien-dich-chong-viem-chong-oxy-hoa(1).webp

Sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa

Việc sử dụng thuốc Cyclosporin điều trị bệnh vảy nến hoặc những mục đích khác cần đặc biệt thận trọng. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu về cách sử dụng Cyclosporin hiệu quả, an toàn nhất. 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách sử dụng thuốc, bạn có thể để lại bình luận để được tư vấn nhanh nhất.

Link tham khảo

https://www.drugs.com/drug-class/calcineurin-inhibitors.html

https://www.drugs.com/dosage/Cyclosporine.html

https://www.drugs.com/pregnancy/Cyclosporine.html

https://www.drugs.com/sfx/Cyclosporine-side-effects.html

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/0049017292900093

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5766646/

Bình luận