Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là tình trạng xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa ngáy và có vảy. Vảy nến thường gặp ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu hoặc thậm chí toàn thân. Bệnh có thể bùng phát trong vài tuần hoặc vài tháng, sau đó triệu chứng sẽ giảm dần.

Với tỷ lệ mắc phải chiếm 2-3 % dân số thế giới, bệnh vảy nến gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, trong đó có cả trẻ em. Đối với trẻ em, tuổi trung bình khởi phát bệnh là trong khoảng từ 7 đến 10 tuổi. 

benh-vay-nen-gay-ngua-ngay-kho-chiu.webp

Bệnh vảy nến gây ngứa ngáy, khó chịu

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến là do hệ miễn dịch suy yếu và rối loạn, từ đó tình trạng tự miễn dịch. Tức là các tế bào miễn dịch thay vì tấn công tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể, thì chúng tấn công vào biểu bì da, các cơ quan trong cơ thể gây bệnh vảy nến. 

Bên cạnh đó, còn một số yếu tố nguy cơ dẫn đến vảy nến như:

  • Nhiễm trùng: Viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng da.
  • Tổn thương da: Vết cắt hoặc vết xước, vết cắn của bọ hoặc vết cháy nắng nghiêm trọng.
  • Căng thẳng.
  • Uống nhiều rượu.
  • Di truyền: Tình trạng này xảy ra trong các gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
  • Hút thuốc lá: Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến vảy nến nghiêm trọng hơn. 

Dấu hiệu bệnh vảy nến thường gặp

Triệu chứng vảy nến còn phụ thuộc vào từng loại bệnh. Cụ thể như sau:

Vảy nến da đầu

Vẩy nến da đầu có thể xuất hiện một số triệu chứng nhẹ như chấm nhỏ tổn thương có đường kính 1 – 2cm. Các triệu chứng của bệnh mức độ vừa đến nặng bao gồm: Các mảng da có vảy, đỏ, gập ghềnh, vảy có thể màu trắng hoặc bạc, gàu bong ra nhiều, da đầu khô, ngứa, da đau rát, chảy máu, rụng tóc.

benh-vay-nen-da-dau-tao-thanh-mang-trang-kho.webp

Bệnh vảy nến da đầu tạo thành mảng trắng, khô

Vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay gây ảnh hưởng đến móng tay, gây rỗ, móng phát triển bất thường và đổi màu. Móng tay bị vảy có thể lỏng ra và tách khỏi lớp móng (bệnh nấm móng). Đặc biệt, nếu nghiêm trọng có thể khiến móng bị vỡ vụn.

Vảy nến thể mảng

Ước tính rằng khoảng 80% người mắc vảy nến thuộc dạng vảy nến thể mảng. Bệnh gây ra các mảng đỏ, viêm bao phủ vùng da. Những mảng này thường được có lớp vảy hoặc mảng màu trắng bạc và xuất hiện trên khuỷu tay, đầu gối, lưng dưới, da đầu.

Vảy nến thể giọt

Tổn thương là các nốt nổi rải rác khắp người, nhất là nửa người trên, màu đỏ tươi, vảy mỏng màu trắng đục, dễ bong, cạo ra vụn như phấn. Thông thường, vảy nến thể giọt gặp nhiều ở người trẻ tuổi, thường xuất hiện đột ngột,…

Vảy nến toàn thân

Vảy nến toàn thân ít gặp hơn, với một số dấu hiệu như: Da toàn thân đỏ tươi, bóng, cộm, căng, rớm dịch, phủ vẩy mỡ ướt, ngứa dữ dội, các nếp kẽ bị loét, rớm dịch mủ, nứt nẻ, đau rát. Triệu chứng toàn thân: Sốt cao, rét run, rối loạn tiêu hoá, suy kiệt dần dần, có thể tử vong do một bệnh nhiễm khuẩn nào đó.

vay-nen-toan-than-khien-nguoi-mac-ngua-ngay-dau-rat.webp

Vảy nến toàn thân khiến người mắc ngứa ngáy, đau rát

Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh vảy nến 

Bệnh vảy nến có nhiều loại khác nhau, tùy mức độ nặng nhẹ mà có phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc để điều trị vảy nến. Cụ thể như sau:

Thuốc corticoid

Corticoid dưới dạng thuốc mỡ, kem, gel, bọt, thuốc xịt và dầu gội,… dùng cho vùng da nhạy cảm, giúp điều trị các mảng vảy nến lan rộng. Nhóm thuốc này được sử dụng thay thế mỗi ngày một lần khi bệnh bùng phát hoặc chỉ vào cuối tuần để giảm triệu chứng. 

Sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng corticosteroid có thể làm mỏng da.

Chất tương tự vitamin D

Các dạng tổng hợp của vitamin D, chẳng hạn như calcipotriene làm chậm sự phát triển của tế bào da. Thuốc này có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với corticoid tại chỗ. Calcitriol ít gây kích ứng hơn ở những vùng nhạy cảm, tuy nhiên, calcipotriene và calcitriol thường đắt hơn corticoid tại chỗ.

Retinoid

Một số retinoid được dùng bôi một hoặc hai lần mỗi ngày. Thuốc này gây ra tác dụng phụ như kích ứng da và tăng nhạy cảm với ánh sáng.

Thuốc ức chế calcineurin

Thuốc ức chế calcineurin như tacrolimus giảm viêm và tích tụ mảng bám trên da. Tuy nhiên, nên thận trọng với vùng da mỏng (quanh mắt) vì retinoid có thể kích ứng hoặc gây tác dụng không mong muốn. Đặc biệt lưu ý, không nên dùng thuốc này lâu dài vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư da và ung thư hạch.

dung-thuoc-giup-giam-trieu-chung-vay-nen.webp

Dùng thuốc giúp giảm triệu chứng vảy nến

Axit salicylic

Dầu gội chứa axit salicylic giúp giảm sự phát triển của bệnh vảy nến da đầu. Nó có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với loại khác để tăng cường khả năng thẩm thấu vào da hơn.

Anthralin

Anthralin được sử dụng để làm chậm sự phát triển của tế bào da, giúp loại bỏ vảy, làm cho da mịn màng hơn. Tuy nhiên, anthralin có thể gây kích ứng da và làm ố những đồ vật mà nó tiếp xúc nên thường sử dụng trong một thời gian ngắn và sau đó rửa sạch.

Quang trị liệu

Đây là phương pháp điều trị bệnh vảy nến trung bình đến nặng, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với thuốc. Phương pháp quang trị liệu giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến. 

Cơ chế của phương pháp này là dùng tia cực tím hoặc ánh sáng tự nhiên, ánh nắng mặt trời để giết chết các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức và đang tấn công tế bào da khỏe mạnh, dẫn đến sự phát triển quá mức của tế bào. Ánh sáng UVA và UVB đã được chứng minh có tác dụng trong việc giảm triệu chứng của bệnh vảy nến.

Điều trị toàn thân

Uống thuốc điều trị vảy nến toàn thân được sử dụng với những trường hợp vảy nến trung bình đến nặng.

Methotrexate

Methotrexate làm giảm sản xuất tế bào da và ngăn chặn tình trạng viêm. Thuốc này thường được sử dụng một liều uống duy nhất mỗi tuần. Nó kém hiệu quả hơn adalimumab, infliximab và có thể gây khó chịu cho dạ dày, chán ăn và mệt mỏi. Những người dùng methotrexate lâu dài cần xét nghiệm liên tục để đánh giá công thức máu và chức năng gan của họ.

Cyclosporine

Cyclosporine ức chế hệ thống miễn dịch, có tác dụng như methotrexate, dùng cho người vảy nến nặng. Tuy nhiên, khuyến cáo không thể sử dụng cyclosporine liên tục trong hơn một năm. Tương tự như các loại thuốc ức chế miễn dịch khác, cyclosporine làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả ung thư. 

Lưu ý: Cần thận trọng khi sử dụng methotrexate và cyclosporine nếu có ý định mang thai.

Chăm sóc da 

Giữ độ ẩm cho da giúp da của bạn lành lại và làm giảm tình trạng da bị khô, ngứa, đỏ, đau nhức. Người bệnh nên chọn loại kem dưỡng ẩm tùy thuộc vào tình trạng khô da của bạn. 

Bạn nên làm dịu da bằng cách tắm bằng nước ấm hàng ngày, không nên sử dụng các loại khăn tắm, bông tắm hay chà xát da quá mạnh. Bạn có thể sử dụng thêm xà phòng để giúp làm dịu chỗ ngứa và loại bỏ phần da khô, hãy lựa chọn các loại xà phòng có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ.

cham-soc-da-tot-giup-cai-thien-vay-nen.webp

Chăm sóc da tốt giúp cải thiện vảy nến

>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có trị được không?

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh vảy nến? 

Nhiều người có một số thắc mắc như bệnh vảy nến có nguy hiểm không, có lây không, có chữa được không? Dưới đây là giải đáp chi tiết: 

Vảy nến có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến ít gây nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trên gan, thận, tim,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể như sau:

Biến chứng lên thận: Vảy nến có thể ảnh hưởng đến thận, gây suy thận, hư thận nếu không được điều trị. 

Biến chứng lên tim mạch và huyết áp: Vảy nến có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch và làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Ngoài ra, nhiều loại thuốc điều trị bệnh cũng có tác dụng phụ làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…

Biến chứng rối loạn chuyển hóa: Một số rối loạn chuyển hóa có thể gặp như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid. Thực tế, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan của vảy nến và các tình trạng này.

Biến chứng tâm lý: Người mắc bệnh vảy nến luôn thấy rất tự ti, mặc cảm. Chính vì vậy, họ sống co mình, ngại giao tiếp, điều này lại khiến bệnh nặng nề hơn.

vay-nen-gay-anh-huong-lon-den-tam-ly-nguoi-mac.webp

Vảy nến gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mắc

Vảy nến có lây không?

Nhiều người sợ rằng bệnh vảy nến có thể lây nên có tâm lý xa lánh người mắc. Nhưng đây không phải là một bệnh truyền nhiễm và các tổn thương da mà vảy nến gây ra sẽ không lan sang người khác thông qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc như ôm, hôn, dùng chung đồ,… Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh vảy nến có thể lây lan từ vị trí này sang vị trí khác của cơ thể.

Bệnh vảy nến có phải bệnh mãn tính không? Bệnh vảy nến có chữa được không?

Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính và chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay, các phương pháp điều trị chủ yếu giúp kiểm soát, tránh bệnh bùng phát và lan rộng. Người bệnh hoàn toàn có thể giảm bớt triệu chứng, chung sống hòa bình và không lo tình trạng vảy nến trở nặng nếu có phương pháp điều trị đúng.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Người bệnh vảy nến nên kiêng một số thực phẩm sau đây:

Thịt đỏ và sữa

Thịt đỏ và sữa đều chứa axit béo không bão hòa đa gọi là axit arachidonic. Theo nghiên cứu, các sản phẩm phụ của axit arachidonic có thể gây ra các tổn thương vảy nến. 

Các chất kích thích

Rượu, bia,... là những loại đồ uống không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với bệnh vảy nến. Sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thải độc gan, khi đó những độc tố có hại sẽ đi vào máu và kích thích giải phóng histamin, khiến bệnh bùng phát.

nguoi-bi-vay-nen-nen-han-che-su-dung-chat-kich-thich.webp

Người bị vảy nến nên hạn chế sử dụng chất kích thích

Hải sản

Các loại hải sản như: Tôm, cua, ghẹ, ba ba,… chứa nhiều histamin tự nhiên (liên quan đến phản ứng dị ứng của cơ thể và ảnh hưởng không tốt đến các bệnh ngoài da). Tuy không trực tiếp gây vảy nến nhưng sẽ khiến bệnh tái phát và nghiêm trọng hơn.

Như vậy có thể thấy bệnh vảy nến là bệnh mạn tính, người mắc cần có phương pháp điều trị đúng đắn để ngăn ngừa bệnh tiến triển sang thể nặng hơn. Mặc dù chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn vảy nến nhưng có thể sử dụng biện pháp điều hòa miễn dịch, kết hợp với tây y để sớm cải thiện bệnh và ngăn ngừa tái phát.

Nhiều người tin tưởng lựa chọn sản phẩm chứa thành phần chính sói rừng, kết hợp cùng nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,... Theo nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc, sói rừng được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương, giảm lớp sừng, hỗ trợ cải thiện vảy nến. Không chỉ vậy, tại Đại Học Thẩm Dương (Trung Quốc) nghiên cứu cho thấy, sói rừng có tác dụng điều hòa, cân bằng miễn dịch. Ngoài ra, sản phẩm chứa thành phần chính sói rừng cũng được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện chứng minh hiệu quả với bệnh vảy nến.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến ít gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị bệnh vảy nến, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận để được hỗ trợ tốt nhất.

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/psoriasis#psoriasis-medications

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/diagnosis-treatment/drc-20355845

https://dermnetnz.org/topics/psoriasis

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19382462/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5766646/

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận