Hội chứng thận hư là tập hợp tổn thương ở thận đặc trưng bởi sự xuất hiện lượng lớn protein niệu và giảm albumin máu. Để điều trị khỏi hoàn toàn hội chứng thận hư thường khó và tỷ lệ tái phát rất cao. Vậy nên trong điều trị ưu tiên điều trị triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Hội chứng thận hư là gì?

Hội chứng thận hư không phải một bệnh đơn thuần mà là tập hợp các triệu chứng do thận bị tổn thương. Ở người lớn, hội chứng thường do các bệnh thận hiếm gặp gây ra. Hội chứng thận hư có thể gồm nguyên phát (một bệnh lý của thận) hoặc là thứ phát (một triệu chứng của bệnh toàn thân).

Hội chứng thận hư bao gồm các vấn đề thường là quá nhiều protein trong nước tiểu, không đủ protein trong nước tiểu, không đủ protein trong máu, quá nhiều chất béo hoặc cholesterol trong máu và sưng tấy. Hội chứng thận hư thường phổ biến ở nam giới hơn nữ giới, còn với trẻ em nó xảy nhiều ở độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi. Để đưa ra chẩn đoán chính xác cần thực hiện các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu thường: kiểm tra nước tiểu có xuất hiện protein không, đây là tiêu chuẩn xác định hội chứng thận hư.
  • Xét nghiệm máu.
  • Sinh thiết thận.

Nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư

Cầu thận được ví như quả bóng gồm các mạch máu có tác dụng loại bỏ chất thải khỏi máu. Hội chứng thận hư xảy ra khi các thận gặp tổn thương và không lọc được máu khiến nhiều protein sẽ đi vào nước tiểu. Rối loạn gây ra tổn thương có do các bệnh tại thận hoặc các bệnh lý cơ thể khác. 

Nguyên nhân trực tiếp

Bệnh lý thận thường gây hội chứng thận hư như:

  • Xơ vữa cầu thận đoạn khu trú (Focal segmental glomerulosclerosis-FSGS): là khi cầu thận bị sẹo do các tổn thương hay khiếm khuyết di truyền.
  • Huyết khối tĩnh mạch thận: khi các cục máu đông làm tắc tĩnh mạch dẫn máu ra khỏi thận.
  • Bệnh thận màng: bệnh có biểu hiện màng trong cầu thận dày lên, thường không xác định được chính xác nguyên nhân sự dày lên của màng. Nhưng có thể xảy ra cùng các bệnh lupus, viêm gan B hoặc ung thư.
  • Bệnh Nil: hay còn được gọi là bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu, khi kiểm tra lâm sàng không cho thấy vấn đề ở kính hiển vi bình thường mà cần đến kính hiển vi điện tử. Đây thường là nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư ở trẻ em do trẻ em có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. 

cac-benh-ly-ve-than-la-nguyen-nhan-truc-tiep-gay-ra-hoi-chung-than-hu

Các bệnh lý về thận là nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng thận hư

Nguyên nhân thứ phát

Ngoài ra còn các bệnh lý khác trên cơ thể có thể gây ra hội chứng thận hư được gọi là nguyên nhân thứ phát. Một số bệnh lý điển hình bao gồm như:

  • Bệnh tiểu đường: Mắc bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu khó kiểm soát và điều đó có thể khiến các mạch máu trên cơ thể bị hỏng.
  • Bệnh lupus: là bệnh tự miễn gây ra các vấn đề về viêm khớp, thận và các cơ quan khác trên cơ thể.
  • Bệnh tăng amyloid: Đây là một bệnh lý hiếm gặp nguyên nhân do có sự tích tụ protein amyloid trong thận hoặc các cơ quan khác, và dẫn đến tổn thương thận.
  • Viêm mạch: Viêm các mạch máu ở cấp độ cầu thận cản trở lưu thông máu và gây tổn thương đến thận.
  • Rối loạn di truyền khá hiếm gặp trong đó protein nephrin- một thành phần của hàng rào lọc cầu thận bị thay đổi.
  • Các bệnh nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch như: HIV/AIDS, viêm gan, giang mai.
  • Các phản ứng dị ứng.
  • Một số loại thuốc như thuốc chống nhiễm trùng, thuốc nhóm chống viêm không steroid (NSAID).

Các triệu chứng của hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư khiến protein bình thường được giữ tại huyết tương bị rò rỉ vào nước tiểu với số lượng lớn, làm giảm nước protein trong máu. Trong khi đó, protein trong máu có tác dụng giúp giữ các chất lỏng ở lại máu. Giảm lượng protein trong máu khiến các chất lỏng di chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể gây ra tình trạng sưng, phù nề. Vị trí thường thấy sưng phù thường thấy nhất là: 

  • Mặt, đặc biệt xung quanh hốc mắt nhưng lại hay bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh dị ứng theo mùa.
  • Mắt cá chân và bàn chân và thậm chí là phù toàn thân.

Bên cạnh triệu chứng điển hình là phù thì còn nhiều những triệu chứng gây ra bởi hội chứng thận hư bao gồm:

  • Xuất hiện tràn dịch trong ổ phúc mạc (màng bụng) và gây trướng cổ
  • Khi chất lỏng di chuyển vào trong khoang màng phổi gây ra tràn dịch màng phổi, phù phổi.
  • Nhiễm trùng do kháng thể là nhóm protein trong máu mất đi, đặc biệt nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ em.
  • Nước tiểu thay đổi và thường là thấy xuất hiện sủi bọt. Hay thậm chí có cục máu đông trong nước tiểu trẻ e mắc hội chứng thận hư.
  • Tăng cân do lượng nước trong cơ thể bị giữ lại nhiều.
  • Cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon.
  • Khó thở có thể do tình trạng tràn dịch màng phổi hoặc cơ hoành bị chèn ép do tình trạng cổ trướng.

phu-la-trieu-chung-xuat-hien-som-nhat-trong-hoi-chung-than-hu

Phù là triệu chứng xuất hiện sớm nhất trong hội chứng thận hư

>>>XEM THÊM: Những biểu hiện đặc trưng của suy thận mạn

Các biến chứng của hội chứng thận hư

Biến chứng của hội chứng thận hư thường rất nhiều và dễ xảy ra nên bệnh nhân cần lưu ý điều trị bệnh thật tốt. Trong đó có những biến chứng nguy hiểm dẫn đến gây tử vong. Các biến chứng cụ thể bao gồm:

  • Huyết khối tắc mạch hình thành cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Do việc thận không có khả năng lọc máu khiến mất các protein có tác dụng ngăn ngừa hình thành đông máu. 
  • Huyết áp cao do chất lỏng trong cơ thể tích tụ gây phù nề tạo áp lực cho mạch máu.
  • Tổn thương thận cấp tính 
  • Thiếu máu do thận có sản sinh ra loại hormone là erythropoietin gửi tín hiệu để cơ thể tạo ra nhiều hồng cầu hơn. Vì vậy thận tổn thương sẽ không tạo đủ erythropoietin.
  • Cholesterol và chất béo trong máu tăng cao do một loại protein là albumin bị thoát ra đường nước tiểu vì vậy yêu cầu gan sẽ cần tạo nhiều albumin hơn. Albumin có tác dụng giúp cơ thể loại chất lỏng khỏi cơ thể. Tuy nhiên quá trình đó gan đồng thời tạo ra cả cholesterol và chất béo. Nhiều cholesterol trong máu là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch. 
  • Thiếu vitamin D có thể xảy ra do liên kết giữa protein và vitamin D bị mất
  • Suy dinh dưỡng protein do lượng protein mất đi lớn hơn lượng protein ăn vào cơ thể
  • Chậm phát triển ở người đang tuổi phát triển: có thể xảy ra đối với do tái phát hay không đáp ứng điều trị.
  • Nhiễm trùng do ngoài mất các yếu tố huyết học còn kèm theo mất globulin có chức năng miễn dịch. Từ đó có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm mô tế bào, viêm phổi và nhiễm trùng huyết.
  • Suy thận: Hội chứng thận kéo dài hoặc tái phát nhiều lần khiến thận mất bị mất chức năng dần. Đây là biến chứng nguy hiểm và là yếu tố nguy có cho các bệnh lý khác phát triển.

hoi-chung-than-hu-co-the-gay-ra-bien-chung-suy-than (6).webp

Hội chứng thận hư có thể gây ra biến chứng suy thận

Phương pháp điều trị hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư xảy ra cả ở người lớn và trẻ em, trẻ em thường cải thiện bệnh sau điều trị với corticosteroid khi nguyên nhân là bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu. Tiên lượng cho hội chứng thận hư khá tốt mặc dù còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, tuổi và đáp ứng điều trị trên từng người bệnh. 

Điều trị khi chưa biến chứng

Hội chứng thận hư khi chưa biến chứng cần tìm được nguyên nhân để bệnh được hiệu quả. Bên cạnh điều trị nguyên nhân cần kết hợp với điều trị triệu chứng, một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc huyết áp: thông dụng là các thuốc nhóm ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.  Mục đích giúp giảm huyết áp và giảm lượng protein bị mất trong nước tiểu. Các thuốc trong danh sách gồm có lisinopril (Zestril), benazepril (Lotensin), captopril và enalapril (Vasotec), losartan (Cozaar) và valsartan (Diovan).
  • Thuốc lợi tiểu: nhằm điều trị tình trạng phù do tăng đào thải chất lỏng. Thông dụng với các thuốc như furosemide, thiazide, spironolactone...
  • Steroid thường được kê đơn trong thời gian ngắn. Làm giảm protein niệu và giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Truyền albumin: giúp bổ sung lại lượng albumin bị mất

Một số thuốc được kê đơn nhằm phòng ngừa các biến chứng như:

  • Thuốc làm loãng máu có thể được kê đơn nhằm giảm khả năng đông máu, tránh biến chứng huyết khối tắc tĩnh mạch.
  • Thuốc Cholesterol: Statin điều trị tăng cholesterol trong máu, được chỉ định phòng ngừa biến chứng thành các bệnh tim mạch.  

Điều trị khi đã có biến chứng

Khi hội chứng thận hư đã có biến chứng cần được tiến hành điều trị ngay.

  • Điều trị huyết khối tắc mạch: Gồm các loại thuốc giúp tan huyết, nếu không có hiệu quả cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông.Thuốc được chỉ định thường là heparin trọng lượng phân tử thấp được dùng cùng với thuốc chống đông
  • Khi có nhiễm trùng cần sử dụng thêm kháng sinh.
  • Vitamin D và canxi đường uống được chỉ định khi có sự thay đổi vitamin D gây ra hạ canxi máu nghiêm trọng.
  • Suy thận: chỉ định lọc máu hoặc ghép thận khi thận đã bị hủy hoàn toàn.

nguoi-benh-suy-than-tien-hanh-loc-mau-va-chay-than

Người bệnh suy thận tiến hành lọc máu và chạy thận

Chăm sóc sau khi mắc hội chứng thận hư

Đối với người bệnh bị thận hư bệnh rất dễ tái phát nhiều lần hoặc biến chứng nghiêm trọng. Khi đó rất khó để kiểm soát bệnh, người bệnh sẽ cần nhập viện điều trị nội trú gây tốn kém. Do đó người bệnh cần lưu ý chăm sóc tránh tái phát và biến chứng bệnh trở lên xấu đi.

Phòng ngừa tái phát hội chứng thận hư

Một số người bệnh có thể trải qua các giai đoạn thuyên giảm rồi hoàn toàn có thể tái phát. Vì vậy việc chăm sóc bản thần phòng ngừa tránh tái phát là điều bắt buộc. Dưới đây là lời khuyên thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cho người bị hội chứng thận hư:

  • Lựa chọn các loại protein từ thực vật như các loại đậu rất tốt cho các người mắc hội chứng thận hư. 
  • Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều chất béo và cholesterol. Chọn cá hay các phần thịt có ít chất béo.
  • Thực hiện chế độ ăn tối thiểu muối để giảm lượng natri nhằm giảm tình trạng sưng phù. Sử dụng ít hơn 2g natri một ngày. 
  • Giảm bớt lượng chất lỏng nạp vào cơ thể.
  • Kiểm tra chức năng thận cũng như sức khỏe thường xuyên
  • Bài thuốc nam bồi bổ thận có các vị như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ...

Phòng ngừa biến chứng hội chứng thận hư

Đối với phòng ngừa biến chứng rất quan trọng vì đa số các biến chứng đều nghiêm trọng và làm bệnh tiến triển phức tạp.

  • Dùng heparin trọng lượng phân tử thấp để điều trị dự phóng hình thành cục máu đông.
  • Tiêm phòng phế cầu nếu không có chống chỉ định giúp phòng ngừa nhiễm trùng.
  • Kiểm soát tốt tình trạng cao huyết áp và bệnh tiểu đường của bạn nếu bạn đang mắc những căn bệnh này.
  • Nếu được kế kháng sinh hãy tuân thủ điều trị đúng liều và thời gian dù các triệu chứng có thuyên giảm.

Hội chứng thận hư gây tổn thương và suy yếu thận, vì vậy chọn các sản phẩm thảo dược tốt cho thận sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Một số thảo dược như: Dành dành, Đan sâm, Hoàng ỳ… từ lâu đã là các vị thuốc đông y sử dụng trong các bệnh về thận. Đặc biệt, nghiên cứu năm 2017 đã chứng minh dành dành có tác dụng làm chậm lại quá trình xơ hóa thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô. Những thảo dược này giúp tăng chức năng thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức độ thanh thải và lọc creatinin, urê, axit uric.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa dành dành, đan sâm, hoàng kỳ rất cao, lên tới 92,9%.

>>>XEM THÊMDành dành có công dụng gì với suy thận?

Dành dành đã được chứng minh công dụng tốt cho thận

Dành dành đã được chứng minh công dụng tốt cho thận

Hội chứng thận được xem là có nhiều nguy hiểm và rất khó điều trị khỏi hoàn toàn kèm đó tỷ lệ tái phát lại cao. Vì vậy cần lưu ý chăm sóc sức khỏe cũng như tuân thủ điều trị để bảo vệ bản thân trước hội chứng thận hư. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về hội chứng thận hư vui lòng để lại thông tin dưới phần bình luận.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/weak-kidneys-pay-attention-but-dont-worry-excessively
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17689-kidney-failure
  4. https://responsumhealth.com/chronic-kidney-disease/how-treat-low-kidney-function/

Bình luận