Thế nào là suy nhược cơ thể?

Suy nhược cơ thể là trình trạng cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi tột độ kéo dài mà không thể giải thích được bằng những bệnh lý thông thường. Người bị suy nhược cơ thể sẽ cảm thấy lo âu, bồn chồn, mất ngủ, thiếu sức sống… Suy nhược cơ thể không phải là một bệnh lý, nó có thể là dấu hiệu chung của các bệnh cấp tính/mãn tính khác. 

Theo các khái niệm Y tế, suy nhược là tình trạng mà bạn không thể di chuyển, cử động một phần cơ hoặc bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể theo mong muốn. Hay nó là tình trạng thiếu năng lượng để có thể di chuyển, vận động một nhóm cơ/cơ quan nào đó.

Suy nhược có thể là tình trạng tạm thời. Tuy nhiên sự mệt mỏi này sẽ ngày càng nặng thêm khi bạn làm việc quá sức, suy nghĩ nhiều mà không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Suy nhược cơ thể có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là khoảng 20 - 40 tuổi. Nếu không có những biện pháp để ngăn chặn kịp thời, người bị suy nhược cơ thể có thể trở nên sống khép kín, sợ hãi, không ngủ được và suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. 

 

Suy-nhuoc-co-the-la-tinh-trang-co-the-met-moi-qua-muc-suy-kiet-keo-dai.webp

Suy nhược cơ thể là tình trạng cơ thể mệt mỏi quá mức, suy kiệt kéo dài

Nguyên nhân của suy nhược cơ thể

Nguyên nhân của suy nhược cơ thể vẫn chưa biết rõ nhưng nó có thể xuất phát từ các yếu tố nguy cơ cao sau đây.

Do bệnh lý: Khi mắc một số bệnh sau đây có thể dẫn đến chứng suy nhược cơ thể.

  • Nhiễm virus, rối loạn hệ thống miễn dịch.
  • Bệnh tim, đột quỵ.
  • Thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.
  • Rối loạn thần kinh, đa xơ cứng, parkinson.
  • Rối loạn tinh thần, có biểu hiện trầm cảm.
  • Bệnh phổi.
  • Ung thư
  • Ngoài ra còn có thể do mất cân bằng nội tiết, tổn thương về tinh thần hay thể chất…

Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc sử dụng nhiều có thể gặp tác dụng phụ là suy nhược và mệt mỏi. Ví dụ như: Thuốc trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc hoá trị liệu...

Do quá trình lão hoá: Quá trình lão hoá tự nhiên làm hệ miễn dịch suy giảm, hoạt động của các cơ yếu dần, giảm sức khoẻ tổng thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược toàn thân.

Suy nhược cơ thể có triệu chứng gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy nhược, bạn sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung, triệu chứng của suy nhược cơ thể điển hình gồm:

  • Cực kỳ mệt mỏi về thể chất và tinh thần, khi nghỉ ngơi vẫn không biến mất.
  • Khó ngủ, mất ngủ.
  • Đau nhức cơ, khớp xương.
  • Viêm họng.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Giảm trí nhớ, kém tập trung.
  • Các triệu chứng tương đương với khi mắc bệnh cảm cúm.
  • Tim đập nhanh.

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể và mức độ nguy hiểm ở mỗi người có thể thay đổi khác nhau và nặng hơn sau khi tập thể dục. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi cảm thấy mệt mỏi quá mức và kéo dài dai dẳng không dứt để thăm khám và điều trị kịp thời. Một số triệu chứng suy nhược chuyển biến nguy hiểm mà bạn cần lưu ý:

  • Suy nhược có khả năng thành đột quỵ: Khó nói hoặc nói khó hiểu, rối loạn thị lực, đi lại khó khăn, cơ thể không phối hợp được với nhau, mất thăng bằng, chóng mặt, hoang mang, đau đầu tột độ, tê liệt một phần cơ thể, ngất xỉu.
  • Suy nhược có khả năng gây đau tim: Đau, áp lực hoặc cảm thấy ngực bị chèn ép, khó chịu hoặc đau vùng lưng, lan tỏa đến vùng ngực, hàm hoặc cổ. Bị đau ở cánh tay. Xuất hiện khó thở, đổ mồ hôi lạnh, cảm giác lâng lâng hoặc buồn nôn.

Mat-ngu-la-trieu-chung-dien-hinh-cua-nguoi-bi-suy-nhuoc-co-the.webp

Mất ngủ là triệu chứng điển hình của người bị suy nhược cơ thể

Các cách chữa suy nhược cơ thể

Người bị suy nhược cơ thể nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh? Điều trị suy nhược dựa trên nguyên nhân và các triệu chứng của suy nhược. Hiện nay những phương pháp điều trị bệnh suy nhược cơ thể chủ yếu tập trung vào làm giảm các triệu chứng và nó gây ra. Cụ thể như sau:

Điều trị từ nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Trong một số trường hợp người ta sẽ làm giảm tình trạng suy nhược cơ thể bằng cách điều trị nguyên nhân gây ra nó. Vậy suy nhược cơ thể uống thuốc gì? Bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc kê đơn hoặc không kê đơn sau khi đã xem xét mức độ và tình trạng bệnh.

  • Thuốc điều trị trầm cảm: Amitriptyline là thuốc chống trầm cảm có thể được chỉ định cho người bị mệt mỏi kéo dài, cải thiện giấc ngủ và giảm đau nhức cơ, khớp.
  • Thuốc điều trị bệnh tim mạch: Một số thuốc điều trị ổn định huyết áp và nhịp tim sẽ giúp điều trị triệu chứng ngất xỉu, buồn nôn do rối loạn nhịp tim và huyết áp không ổn định. Thường dùng cho người bệnh ở độ tuổi thanh thiếu niên.
  • Thuốc giảm đau: Để điều trị đau đầu, đau cơ khớp bạn có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn như ibuprofen, naproxen sodium, arcalion. Một số thuốc được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ gồm: Pregabalin, gabapentin, duloxetine, amitriptyline...

Nếu người bệnh dùng các thuốc điều trị trầm cảm, huyết áp, hóa chất xạ trị gặp tác dụng phụ là suy nhược, mệt mỏi có thể giảm liều lượng, đổi dùng thuốc khác theo lời khuyên của bác sĩ.

Trong-mot-so-truong-hop-co-the-su-dung-thuoc-chong-tram-cam-de-dieu-tri-suy-nhuoc-co-the.webp

Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều trị suy nhược cơ thể

Các phương pháp điều trị khác

Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể được chỉ định thêm về điều trị tâm lý, hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ khắc phục suy nhược cơ thể tại nhà. Cụ thể như sau:

Điều trị tâm lý: Suy nghĩ tiêu cực, tâm lý không ổn định là nguyên nhân phổ biến làm cho tình trạng suy nhược cơ thể trở nên nặng hơn. Các liệu pháp tâm lý sau đây có thể làm giảm suy nhược cơ thể hiệu quả:

  • Tham gia những hội nhóm chia sẻ những vấn đề về tinh thần và cuộc sống để loại bỏ những điều tiêu cực, bi quan trong suy nghĩ.
  • Đối thoại, trò chuyện với chuyên gia để đi sâu và nắm bắt tâm lý bệnh nhân kết hợp với những biện pháp chuyên môn để giải quyết vấn đề của người bệnh. Phương pháp này thường dùng cho người có nguy cơ bị trầm cảm, rối loạn lo âu.

Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức đề kháng. Có thể thực hiện thêm các biện pháp như: Châm cứu, massage. Cách này giúp cơ thể có thể thư giãn tốt nhất, đẩy lùi căng thẳng, ngủ ngon từ đó cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.

Hướng dẫn phòng ngừa suy nhược cơ thể

Ngoài điều trị, bạn cũng cần thực hiện thêm các biện pháp để phòng ngừa, hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể. Bạn có thể áp dụng thêm các cách sau:

Thay đổi về vận động: Thực hiện các bài thể dục tích cực để giãn cơ, giãn gân cốt, nâng cao sức khoẻ đồng thời cải thiện tinh thần. Cần thực hiện những động tác nhẹ nhàng trước rồi tăng dần mức độ lên theo thời gian và sự thích ứng của cơ thể.

Cải thiện giấc ngủ: Thiếu ngủ vừa là biểu hiện vừa là nguyên nhân gây ra hội chứng suy nhược cơ thể. Bạn cần tránh dùng những chất kích thích, đi ngủ đúng giờ để thay đổi thói quen từ từ. Để có một giấc ngủ ngon bạn có thể tập các động tác hít thở sâu, thay đổi phòng ngủ, thêm hương thơm và nghe nhạc…

Thay đổi về chế độ ăn: Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh. Do đó, cần xây dựng thực đơn hằng ngày để cung cấp cho cơ thể vitamin và những khoáng chất cần thiết, bổ sung thêm các món ăn chữa suy nhược cơ thể. Vậy suy nhược cơ thể nên ăn gì? Bạn nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giúp an thần, ngủ ngon như: Hạnh nhân, cá ngừ, óc chó, ngũ cốc, các loại thịt đỏ, hoa quả và rau củ tươi xanh...

Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi: Lao động, làm việc quá sức cả về tinh thần lẫn thể chất sẽ dẫn đến những rối loạn chức năng của các cơ quan gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Do đó, bạn cần điều chỉnh khối lượng công việc và thời gian nghỉ ngơi của mình hợp lý để không gây căng thẳng thần kinh quá mức, đầu óc được thư giãn, xả stress.

 

Tich-cuc-tap-the-duc-hang-ngay-co-the-giup-cai-thien-suy-nhuoc-co-the.webp

Tích cực tập thể dục hằng ngày có thể giúp cải thiện suy nhược cơ thể

>>>XEM THÊM: 4 loại vitamin cho người suy nhược cơ thể bạn cần biết!

Các vấn đề khác liên quan đến suy nhược cần quan tâm

Ngoài những nội dung chính trên, người bị suy nhược cơ thể cũng thường xuyên thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến tình trạng này. Cụ thể gồm những vấn đề sau.

Các câu hỏi thường gặp về suy nhược cơ thể

Suy nhược có nguy hiểm không, kéo dài bao lâu, có thể truyền nước không,... là những câu hỏi thường gặp khi bị suy nhược cơ thể. Vậy, lời giải đáp cho những câu hỏi này như thế nào?

Câu hỏi 1 - Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Suy nhược cơ thể không rất hiếm khi gây tử vong nhưng nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Suy nhược cơ thể tác động đến các cơ quan trong cơ thể như:

  • Đối với thần kinh: Suy giảm trí nhớ, kém tập trung, giảm hiệu suất làm việc.
  • Đối với tinh thần: Thiếu ngủ, buồn rầu, không muốn giao tiếp, suy nghĩ tiêu cực.
  • Đối với sức khỏe: Mất hết sức lực, khó thở, ngất xỉu khi vận động hay làm việc.

Câu hỏi 2 - Suy nhược cơ thể có nên truyền nước?

Truyền nước hay truyền dịch là cách để đưa các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể qua đường tĩnh mạch. Phương pháp này giúp hồi phục sức khỏe nhanh, rất tốt cho người bị suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào bị suy nhược cơ thể cũng cần truyền dịch, người bệnh cần có sự thăm khám và chỉ định chính xác về dịch truyền và liều lượng từ bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý: Không tự ý truyền nước tại nhà để điều trị tình trạng mệt mỏi kiệt sức. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dịch truyền.

Câu hỏi 3 - Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu?

Tình trạng suy nhược cơ thể có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, thường các triệu chứng mệt mỏi suy nhược cơ thể sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng hoặc lâu hơn nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Thuốc bổ cho người suy nhược cơ thể?

Ngoài những phương pháp điều trị trên người bị suy nhược cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ dưỡng tâm, an thần, tăng cường sức đề kháng giảm suy nhược thần kinh. Một số loại thảo dược chữa suy nhược cơ thể tốt như:

  • Hợp hoan bì: Đây là thảo dược được nghiên cứu có tác dụng tăng nồng độ serotonin trong cơ thể giúp an thần, ngủ ngon, điều chỉnh sự tập trung. Sử dụng 15g Hợp hoan bì sắc với 300ml nước, sắc đến khi còn 100ml để uống, có thể chia làm 1 - 2 lần uống trong ngày. Hợp hoan bì đã được nhóm khoa học của trường đại học Thiệu Hưng, Trung Quốc nghiên cứu và cho thấy tác dụng cải thiện sức khoẻ thần kinh, giảm mệt mỏi, stress và suy nhược cơ thể hiệu quả do kích thích tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong não bộ.
  • Toan táo nhân: Tác dụng điều trị hội chứng đánh trống ngực, khó ngủ, hồi hộp, lo lắng. Dùng 0,8 - 1,2g sắc uống.
  • Viễn chí: Tác dụng chữa suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, khó ngủ, kiệt sức. Sử dụng nhiều để làm thuốc bổ cho nam giới, tăng cường thị giác và thính giác ở người già. Ngày dùng khoảng sắc uống.
  • Hạt sen: Có tác dụng an thần, bồi bổ cơ thể suy nhược, chữa hồi hộp mất ngủ. Dùng sắc uống hoặc tán làm viên hoàn, ngày dùng 12 - 20 g 
  • Câu kỷ tử: Là thảo dược chữa hoa mắt, giảm thị lực, điều trị suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể. Mỗi ngày dùng 6 - 12g để sắc uống hoặc cũng có thể dùng ngâm rượu.

Dùng thảo dược để sắc uống hằng ngày có thể đem lại tác dụng bồi bổ sức khỏe, giảm suy nhược cơ thể, tuy nhiên cần sử dụng đúng liều lượng mới đem lại hiệu quả tốt. Để thuận tiện hơn, đã có nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên ra đời nhằm hỗ trợ phòng ngừa suy nhược cơ thể. Bạn nên tham khảo những sản phẩm uy tín lâu năm, thành phần kết hợp Hợp hoan bì, táo nhân, hồng táo, uất kim, ngũ vị tử, viễn chí… để đem lại hiệu quả phòng ngừa, điều trị suy nhược cơ thể vượt trội.

Su-dung-thao-duoc-hop-hoan-bi-giup-danh-bay-suy-nhuoc-co-the-hieu-qua.webp

Sử dụng thảo dược hợp hoan bì giúp đánh bay suy nhược cơ thể hiệu quả

Như vậy, suy nhược cơ thể là tình trạng tác động xấu đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Bạn cần dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh bảo vệ sức khoẻ thật tốt. Hãy để ý những dấu hiệu của suy nhược cơ thể để phát hiện, điều trị kịp thời, có thể dùng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ dưỡng tâm, an thần để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Những thông tin về suy nhược cơ thể ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần biết thêm chi tiết về những tình trạng suy nhược, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 – 028. 62647169 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/chronic-fatigue-syndrome-cfs/treatment/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360510

https://www.medicalnewstoday.com/articles/asthenia-weakness

Dược sĩ Hoàng Anh

Kim-Than-Khang

Bình luận