Câu hỏi: Chào chuyên gia, mẹ cháu năm nay 54 tuổi, khoảng mấy tháng gần đây mẹ cháu thường bị đau một bên đầu, có lúc bị đau bên trái, có lúc bên phải, dùng thuốc giảm đau cũng không ăn thua gì. Gia đình cháu rất lo lắng nên đã đưa mẹ đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị đau đầu vận mạch. Vậy chuyên gia cho cháu hỏi đau đầu vận mạch là gì và làm sao để cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả? Xin chuyên gia tư vấn giúp ạ! (Hoàng Thu, Ninh Bình). 

Chuyên gia trả lời:

Chào Hoàng Thu, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chuyên gia xin được giải đáp những thắc mắc của bạn như sau: 

Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch hay còn gọi là đau nửa đầu hoặc đau đầu Migraine. Đây là bệnh lý hình thành do sự co thắt của các mạch máu vùng đầu và sọ não. Tình trạng co thắt làm cho một phần của não có thể bị thiếu máu tạm thời dẫn đến cảm giác đau vì có sự xuất hiện của một số chất hóa học trung gian. 

Chứng đau đầu vận mạch có biểu hiện đặc trưng là đau nhói dữ dội theo nhịp mạch đập ở một bên đầu. Bệnh thường kèm theo các biểu hiện như: Buồn nôn, nôn, nhức mắt, giảm thị lực, nhìn thấy ánh hào quang, rối loạn giấc ngủ… Nhiều thống kê cho thấy, bệnh có liên quan đến gen trong gia đình. Nhóm người có độ tuổi từ 30 - 45 có tỷ lệ khởi phát cao nhất, trong đó phụ nữ chiếm đến 3/4. 

Bệnh đau đầu vận mạch tái phát theo chu kỳ có thể hàng năm, hàng tháng, khi cơn đau tái diễn hàng tuần kéo dài 2 - 3 ngày liên tục thì bệnh đã vào thời kỳ mạn tính. Cơn đau kéo dài và thường xuyên tái phát khiến người mắc cảm thấy khó chịu, suy nhược, chán nản, hay cáu gắt vô cớ. Không chỉ có vậy, đau đầu vận mạch khiến các tế bào não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết sẽ dẫn đến bị teo gây ra bệnh trầm cảm, nhũn não hoặc liệt thần kinh khó hồi phục.

Dau-dau-van-mach-dac-trung-la-con-dau-nhoi-mot-ben-dau.jpg

Đau đầu vận mạch đặc trưng là cơn đau nhói một bên đầu

Làm sao để cải thiện tình trạng đau đầu vận mạch?

Bạn Hoàng Thu thân mến, trong điều trị đau đầu vận mạch, chuyên gia có thể kê một số loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc NSAIDs. Trong trường hợp như của mẹ bạn không cải thiện nhiều thì chuyên gia có thể sẽ kết hợp với thuốc nhóm khác như Ergotamin, Triptan,... 

Tuy nhiên, các cơn đau thường có tính kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát nên việc lạm dụng thuốc này để giảm đau có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thậm chí trong nhiều trường hợp người mắc bị nhờn thuốc, cơn đau dội ngược (không thuyên giảm mà ngày càng có xu hướng tồi tệ hơn). Do vậy, cùng với việc điều trị bằng thuốc, bạn nên khuyên mẹ xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý để cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh, cụ thể như sau: 

Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt

Để giảm thiểu cơn đau đầu vận mạch, trước hết, mẹ bạn cần giải tỏa lo âu, căng thẳng, ngủ đủ giấc. Khuyên mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn dễ gây dị ứng, rượu bia,... 

Che-do-an-uong-khoa-hoc-giup-cai-thien-tinh-trang-dau-dau-van-mach.jpg

Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện tình trạng đau đầu vận mạch

>>> XEM THÊM: Người bị đau đầu vận mạch nên ăn gì thì tốt? Tìm hiểu ngay!

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đóng góp một phần quan trọng giúp cải thiện tình trạng đau đầu nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung. Tuy nhiên, tập luyện với cường độ cao lại có khả năng gây tác dụng phụ, có thể là tác nhân khiến cơn đau xuất hiện. Do vậy, bạn hãy nhắc mẹ chú ý đến phản ứng của cơ thể đối với các hoạt động tập luyện thể chất. 

Bạn có thể động viên mẹ tham gia các hoạt động giúp giảm thiểu căng thẳng mà không tạo quá nhiều áp lực lên cơ thể, chẳng hạn như thể dục nhịp điệu, yoga hoặc thái cực quyền.

Dùng thảo dược hỗ trợ giảm đau

Bên cạnh các giải pháp nêu trên, ngày nay nhiều người bị chứng đau đầu vận mạch thường có xu hướng tìm đến các thảo dược. Tính an toàn và hiệu quả của nhiều vị thuốc đã được nghiên cứu chứng minh.

Nổi bật là chiết xuất vỏ cây liễu với hơn 2000 năm lịch sử trong ứng dụng giảm triệu chứng đau. Vỏ cây liễu chứa hàng ngàn các hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Trong đó, nghiên cứu đã chỉ ra hoạt chất salicin trong vỏ cây liễu sẽ chuyển thành acid salicylic sau khi uống vào cơ thể. Từ đó, có tác dụng kìm hãm những thụ thể gây đau, cắt các tín hiệu đau đến não. Đặc biệt, mặc dù tác dụng rộng hơn aspirin nhưng vỏ cây liễu lại hạn chế được các tác dụng phụ trên cơ thể người dùng.

Nghien-cuu-da-chung-minh-tac-dung-giam-dau-an-toan-cua-vo-cay-lieu.jpg

Nghiên cứu đã chứng minh tác dụng giảm đau an toàn của vỏ cây liễu

Sơn đậu căn, huyền hồ sách, tô mộc, tam lăng có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, tăng đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ, từ đó giảm đau do nguyên nhân thần kinh.

Các thảo dược trên có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp để đem lại tác dụng giảm đau hiệu quả hơn. Bạn có thể cân nhắc cho mẹ sử dụng nhé!

Mong rằng với thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn Hoàng Thu có thêm những kinh nghiệm quý báu giúp mẹ mình cải thiện tình trạng đau đầu vận mạch an toàn, hiệu quả. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc về tình trạng đau đầu vận mạch và cách giảm đau hiệu quả thì hãy để lại bình luận hoặc gửi câu hỏi cho chuyên gia bạn nhé!

Chúc bạn và gia đình sức khỏe! 

Chuyên gia thần kinh

 

Ảnh BN Web-BTV-HUYỀN.webp

Bình luận