Dùng cây ngải cứu chữa đau đầu là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi nguyên liệu này rẻ tiền và an toàn. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách thực hiện chi tiết ra sao và bằng cách nào loại thảo dược này lại có tác dụng cải thiện bệnh? Để hiểu rõ hơn, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi, bạn nhé!

Cách dùng ngải cứu chữa đau đầu

Ngải cứu là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau đầu được dân gian Việt Nam sử dụng phổ biến. Khi xuất hiện cơn đau buốt một bên đầu, đau nhói, lan tỏa ở vài điểm trên đầu, người xưa thường dùng bài thuốc từ ngải cứu để xua tan cảm giác đau. Bài thuốc nam dùng ngải cứu chữa đau đầu được thực hiện như sau: Lấy một rổ ngải cứu tươi, 1/3 rổ lá khuynh diệp và 1/3 rổ lá bưởi, rửa sạch, cho vào nồi. Đổ nước vừa ngập mặt lá, đun sôi khoảng 15 phút. Xông hơi khoảng 20 phút sẽ có hiệu quả giảm đau đầu ngay tức thì.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy một nắm lá ngải cứu non, thái nhỏ và cho vào đánh cùng 2 - 3 quả trứng gà ta. Thêm một ít gia vị cho vừa miệng, chiên lên và dùng như một món ăn hàng ngày cũng giúp chữa đau đầu hiệu quả. 

  Dùng ngải cứu chữa đau đầu là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Dùng ngải cứu chữa đau đầu là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Ngải cứu thường có mùi thơm, vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngải cứu chứa các thành phần giúp an thần và giảm đau. Nhờ vào tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, giúp các mạch máu vận hành lên não mạnh hơn, cung cấp nhiều oxy cho não mà dược liệu này rất được ưa chuộng trong những bài thuốc trị đau đầu.

>>> Xem thêm: ĐAU NỬA ĐẦU bên phải có nguy hiểm không? - Câu trả lời có TẠI ĐÂY!

Khi dùng ngải cứu chữa đau đầu cần lưu ý gì?

Ngải cứu là cây thuốc nam tốt cho sức khỏe nhưng nó cũng có thể gây ngộ độc khi sử dụng sai cách. Độc tính của ngải cứu tác động rõ nhất đối với hệ thần kinh trung ương. Cụ thể, khi dùng với liều quá cao, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật, có thể dẫn đến co cứng, mê sảng, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

 Dùng quá nhiều ngải cứu để chữa đau đầu hay nhiều bệnh lý khác có thể gây run tay, chân 

Dùng quá nhiều ngải cứu để chữa đau đầu hay nhiều bệnh lý khác có thể gây run tay, chân

Ngoài ra, sử dụng ngải cứu không đúng cách còn gây ra những tác hại khó lường khác như:

- Dược chất của ngải cứu gây tổn hại huyết quản và thành các vi huyết quản, dẫn tới xuất huyết tử cung, có thể làm sảy thai.

- Người bị viêm gan ăn ngải cứu sẽ gây rối loạn chuyển hóa ở gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục hoặc nước tiểu có lẫn dịch mật (hay còn gọi là chứng bệnh biliuria).

- Nhiều người nghĩ ăn càng nhiều món trứng ngải cứu sẽ làm tình trạng đau đầu nhanh chóng được chữa khỏi. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên rằng, chỉ nên ăn 2 - 3 quả trứng gà/tuần xào cùng ngải cứu. Đặc biệt, những người bị sỏi thận, xơ vữa động mạch vành,… nên hạn chế ăn trứng.

- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính nên chú ý tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ ngày một trầm trọng hơn.

Theo các chuyên gia, trong thiên nhiên hiện có rất nhiều cây thuốc nam giúp điều trị đau đầu. Tuy nhiên, chớ nên lạm dụng các bài thuốc dân gian khi chưa hiểu biết rõ ràng về công dụng của từng loại.

>>> Xem thêm: Người bị đau đầu vận mạch nên ăn gì thì tốt? Tìm hiểu ngay!

Giải pháp cải thiện đau đầu từ thảo dược

Đối với chứng bệnh đau đầu, bạn có thể phòng ngừa và ngăn chặn từ sớm bằng cách bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, từ đó đẩy mạnh sức đề kháng bên trong cơ thể. Bởi đa số nguyên nhân gây đau đầu đều liên quan đến sự giãn nở bất thường của các mạch máu não và các chất trung gian gây viêm.

Phương pháp dùng thảo dược, trong đó có ngải cứu để chữa đau đầu tuy khá rẻ tiền và an toàn nhưng lại làm tốn không ít thời gian của người bệnh. Vì thế, sản phẩm có chiết xuất từ vỏ cây liễu - cây thuốc quý đã được sử dụng hơn 2000 năm qua giúp giảm đau an toàn, hiệu quả đã ra đời. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, chiết xuất vỏ cây liễu chứa nhiều hoạt chất sinh học, đặc biệt là salicin. Chất này chuyển hóa thành acid salicylic có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, được sử dụng trong các trường hợp đau đầu, đau xương khớp và đau bụng kinh ở phụ nữ. Không những vậy, công dụng của chiết xuất vỏ cây liễu lại càng được tăng thêm khi kết hợp với các thành phần như: Cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng,... có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc myelin, ngăn ngừa xung điện rò rỉ, giúp làm giảm và ngăn ngừa đau do nguyên nhân thần kinh. Trái với các thuốc giảm đau thông thường chỉ tác động lên cơ chế gây đau do thụ cảm thể. Sản phẩm đông y này cho tác động lên 3 nguyên nhân “gốc rễ” gây đau đó là: Đau do thụ cảm thể, đau do nguyên nhân thần kinh và đau do thay đổi môi trường acid ngoại bào.

 chiet-xuat-vo-cay-lieu-giup-cai-thien-tinh-trang-dau-dau

Chiết xuất vỏ cây liễu giúp cải thiện tình trạng đau đầu

Bên cạnh sử dụng sản phẩm có chứa chiết xuất vỏ cây liễu, người bệnh cũng nên quan tâm đến chế độ tập luyện, thư giãn, tạo tinh thần thoải mái. Đây mới là liều thuốc quan trọng giúp giảm và ngăn ngừa tái phát các cơn đau đầu.

Khi dùng ngải cứu chữa đau đầu, người bệnh nên lưu tâm đến những vấn đề được nêu trong bài để tránh những hậu quả đáng tiếc. Để nhanh chóng đạt được kết quả hỗ trợ cải thiện đau đầu như mong muốn, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa chiết xuất vỏ cây liễu mỗi ngày nhé! 

Bình luận