Triệu chứng bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh tương đối phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở người lớn. Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh là như nhau. Các triệu chứng bệnh vảy nến có thể khác nhau ở nhiều người, bao gồm một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

- Hình thành vảy bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng.

- Da khô, xuất hiện những vết nứt, gây đau đớn, có thể chảy máu.

Triệu chứng bệnh vảy nến

Triệu chứng bệnh vảy nến

- Ngứa, đỏ và lở loét da.

- Sưng và cứng khớp.

Da đầu, mặt, cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới và nếp gấp giữa bụng, móng tay, móng chân,... là những nơi thường xuất hiện tổn thương vảy nến. Khoảng 25% người bệnh xuất hiện triệu chứng viêm khớp nặng khi tình trạng vảy nến trở nên nghiêm trọng.

>>> XEM THÊM: 12 bí mật thú vị về bệnh vảy nến bạn cần biết

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến biểu hiện chủ yếu ở da nhưng nguyên nhân gây bệnh lại đến từ sâu bên trong cơ thể. Trải qua nhiều nghiên cứu, giới chuyên gia nhận định, sự suy yếu của hệ miễn dịch, gen di truyền và các yếu tố từ môi trường có liên quan đến sự phát triển của vảy nến.Bình thường, hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách phát hiện và “gắn cờ” tiêu diệt virus, vi khuẩn. Nhưng khi bị vảy nến, hệ miễn dịch suy yếu sẽ tấn công các tế bào biểu bì da, dẫn đến tình trạng tăng sinh và chết đi liên tục, chỉ sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Điều này khiến tế bào da chết tích tụ trên bề mặt và tạo thành các mảng tổn thương sưng viêm, đỏ và bong tróc vảy trắng.

Bệnh vảy nến có liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch

Bệnh vảy nến có liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch

Ngoài nguyên nhân trên, một số yếu tố góp phần làm trầm trọng hoặc kích hoạt bùng phát vảy nến, bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Ước tính, khoảng 10% dân số mang gen nhưng chỉ khoảng 2 – 3% trong số đó phát triển vảy nến.

- Lịch sử gia đình: Nếu có người thân trong gia đình bị vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh này của các thành viên khác sẽ cao hơn.

- Da bị chấn thương do trầy xước, xăm hình, vết tiêm chủng,…

- Stress, căng thẳng kéo dài.

- Sử dụng một số loại thuốc làm tăng nguy cơ gây vảy nến như: Thuốc chống sốt rét, điều trị rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhịp tim,…

- Hút thuốc lá, uống nhiều bia, rượu.

>>> XEM THÊM: Người mắc vảy nến dễ bị trầm cảm 

Bệnh vảy nến có trị được không?

Câu hỏi đặt ra lúc này là: Bệnh vảy nến có trị được không? Vảy nến là tình trạng mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp hay loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh có thể bùng phát, thuyên giảm, rồi lại tái phát khi gặp các yếu tố nguy cơ như phân tích ở trên. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sự bùng phát của vảy nến rất hiệu quả.Điều trị kịp thời các đợt bùng phát bệnh vảy nến có thể giúp cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát. Những phương pháp chữa vảy nến phổ biến hiện nay bao gồm:

Điều trị tại chỗ

Đây là phương pháp sử dụng kem và thuốc mỡ để điều trị bệnh vảy nến. Nó phù hợp với các trường hợp bị vảy nến nhẹ đến trung bình. Một số gợi ý dành cho bạn bao gồm:

Thuốc bôi được áp dụng cho người bị vảy nến nhẹ, trung bình

Thuốc bôi được áp dụng cho người bị vảy nến nhẹ, trung bình

- Sử dụng chất ức chế calcineurin để ngăn chặn viêm và hình thành mảng bám.

- Thoa nhựa than để cải thiện bong vảy, ngứa và viêm.

- Sử dụng corticosteroid để giảm viêm và ngứa.

- Thoa kem dưỡng ẩm để giảm ngứa và khô.

- Sử dụng axit salicylic giúp loại bỏ các tế bào da chết và vảy.

- Áp dụng retinoids tại chỗ (dẫn xuất của vitamin A) giúp giảm viêm.

- Sử dụng các chất tương tự vitamin D.

Liệu pháp ánh sáng (quang hóa trị liệu)

Đây là biện pháp sử dụng ánh sáng cực tím (tia UV) giúp giảm các triệu chứng bệnh vảy nến thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc chiếu tia UVB nhân tạo lên da. Hãy thận trọng bởi phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ tiềm ẩn, bao gồm: Khô da, buồn nôn và phát ban.

Điều trị toàn thân và sinh học

Những người bị bệnh vảy nến nặng có thể cần phải sử dụng thuốc uống hoặc tiêm - đây là phương pháp điều trị toàn thân. Những loại thuốc này bao gồm:

- Cyclosporine giúp ức chế hệ thống miễn dịch.

- Methotrexate làm chậm quá trình hình thành tế bào da và giảm viêm.

- Retinoids dạng uống.

Phương pháp điều trị toàn thân có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy, mọi người thường sử dụng chúng cùng với các loại kem bôi hoặc liệu pháp ánh sáng và chỉ dùng trong thời gian ngắn. 

Phương pháp điều trị sinh học tác động đến bệnh vảy nến bằng cách nhắm mục tiêu một phần cụ thể của hệ thống miễn dịch. Chúng có thể giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát và làm giảm các triệu chứng. Thông thường, thuốc sinh học là một phần của kế hoạch điều trị vảy nến lâu dài.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Thay đổi lối sống là cách giúp người mắc vảy nến tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây:

Gel lô hội giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến

Gel lô hội giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến

- Thoa gel lô hội lên tổn thương da vảy nến để giảm đỏ và ngứa.

- Tránh rượu và thuốc lá.

- Tắm trong bồn tắm có chứa bột yến mạch hoặc muối Epsom.

- Uống bổ sung omega-3 để điều trị viêm.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày, đặc biệt là trong những tháng mùa đông để điều trị da khô.

>>> XEM THÊM: Bệnh vẩy nến dai dẳng và dễ tái phát - Tại sao vậy?

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận