Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng tới khoảng 20 khớp lớn nhỏ của cơ thể. Có tới 90% bệnh nhân biểu hiện sưng đau ở khớp bàn ngón tay, thậm chí nhiều trường hợp bị biến dạng bàn tay. Bài viết sau sẽ cho bạn biết 1 số tiêu chí khi muốn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

7 tiêu chí đặc trưng giúp bạn nhận biết viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng đặc trưng của phần lớn bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có biểu hiện ở khớp bàn ngón tay. Trong kiểm tra, chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, khi bác sĩ kiểm tra có xuất hiện 7 tiêu chí trong số các tiêu chí sau và thời gian mắc bệnh trên 6 tuần thì chẩn đoán chắc chắn người đó bị viêm khớp dạng thấp: Cứng khớp buổi sáng; Đau khi khám hoặc khi vận động từ 1 khớp trở lên; Sưng tối thiểu 1 khớp trở lên; Sưng nhiều khớp thì khớp sưng sau cách khớp sưng trước dưới 3 tháng; Sưng khớp có tính chất đối xứng 2 bên; Có hạt dưới da; X quang có khuyết đầu xương, hẹp khe khớp; Phản ứng Waaler Rose hoặc gama latex (+) ít nhất 2 lần; Lượng mucin trong dịch khớp giảm rõ; Sinh thiết hạt dưới da thấy tổn thương điển hình; Sinh thiết màng hoạt dịch thấy 3 tổn thương trở lên.

 viem-khop-dang-thap-gay-sung-dau-cac-khop-o-tay-chan-benh-nhan

Viêm khớp dạng thấp gây sưng đau các khớp ở tay, chân bệnh nhân

Tuy nhiên, trong điều kiện y học Việt Nam hiện nay, do thiếu các phương tiện chẩn đoán cần thiết, nên việc chẩn đoán xác định dựa vào các yếu tố sau: Nữ tuổi trung niên; Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay, phối hợp các khớp gối, bàn chân và khuỷu; Đối xứng; Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng; Diễn biến trên 2 tháng.

Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào? Phương pháp từ thảo dược nào đang được bệnh nhân tin tưởng lựa chọn?

Về điều trị, bác sĩ thường cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp, hay thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm… Tuy nhiên, những thuốc này chỉ có thể giảm triệu chứng đau, giảm viêm tạm thời, bệnh dễ tái phát khi dừng thuốc. Đặc biệt, chúng có thể gây nhiều tác dụng phụ như: loét dạ dày tá tràng, độc với gan, thận và cơ quan tạo máu… Nếu khớp sưng, biến dạng quá mức, người bệnh có thể phải phẫu thuật cắt bao hoạt dịch khớp hoặc thay khớp.

Các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay đều nhằm mục đích cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp giảm đau, giảm viêm, hạn chế bệnh tái phát. Trong đó, dùng sản phẩm thảo dược là một biện pháp giúp cải thiện viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả, được nhiều người tin tưởng lựa chọn khi dùng lâu dài.

Tiêu biểu và được lựa chọn nhiều nhất là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính chiết xuất từ cây hy thiêm, kết hợp với các thảo dược quý khác như: nhũ hương, bạch thược, sói rừng… giúp giảm viêm, cải thiện sưng đau và vận động khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả.

Hãy lưu ý 7 tiêu chí trên và thường xuyên sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ hy thiêm để ngăn ngừa cơn đau do viêm khớp dạng thấp gây ra bạn nhé!

Đỗ Hướng

Bình luận