Gút là một bệnh lý xương khớp khá phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nổi cục tophi, biến dạng khớp, suy thận... Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc về một số cách chữa bệnh gút tại nhà an toàn, đem lại hiệu quả cao.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học

Chế độ dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ đến sự tiến triển của bệnh gút. Để ngăn ngừa gút cấp tái phát và hạn chế các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như sau:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu đạm vì chúng có thể làm tăng nồng độ acid uric máu. Có thể kể đến một số thực phẩm người bệnh gút nên kiêng như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản.
  • Tăng cường bổ sung thêm chất xơ có trong rau xanh và trái cây tươi. Một số trái cây giúp tăng đào thải acid uric như dứa, cherry, cam, ổi… 
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống chứa cồn (bia, rượu…), đồ uống có gas, nước ngọt...
  • Uống nhiều nước, trung bình từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy quá trình bài tiết của thận. Người bệnh có thể thay thế nước lọc bằng một số loại nước khác như trà, nước điện giải, nước ép trái cây…
  • Nên tập luyện thể thao, tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đạp xe, tập yoga... để giúp tăng cường độ dẻo dai và sức bền cho khớp.
  • Duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, stress,... kéo dài vì có thể khiến bệnh gút diễn biến nặng hơn.

Nguoi-benh-gut-nen-han-che-toi-da-cac-loai-thuc-pham-giau-dam.webp

Người bệnh gút nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm giàu đạm

Mẹo dân gian chữa gút ngay tại nhà

Một số mẹo đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà giúp giảm sưng đau khớp, hạn chế tái phát cơn gút cấp như: 

Chườm lạnh trực tiếp lên khớp

Người bệnh có thể dùng khăn lạnh hoặc chườm đá trực tiếp lên vị trí khớp bị cơn gút cấp tấn công. Khi đó, vùng khớp đang bị sưng viêm sẽ được hạ nhiệt và giảm đau ngay lập tức. Tuy  nhiên, phương pháp này chỉ giúp cải thiện triệu chứng tạm thời.

Sử dụng gừng tươi 

Với đặc tính chống viêm nên gừng được xem là nguyên liệu hữu ích giúp điều trị gút tại nhà. Bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau: 

  • Cách 1: Lấy bột gừng, bột hạt cỏ cà ri, bột nghệ mỗi loại 1 muỗng cà phê rồi hòa vào ly nước ấm. Uống 2 cốc dung dịch này hàng ngày.
  • Cách 2: Xay nhỏ rễ gừng rồi trộn với một lượng nước vừa đủ để tạo thành bột nhão đắp lên trên chỗ sưng đau. Sau 30 phút thì rửa sạch bằng nước ấm. 

Bạn nên thực hiện các phương pháp này hàng ngày để sớm đẩy lùi cơn đau do bệnh gút.

Uống nước chanh tươi

Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh gút tự nhiên giúp trung hòa nồng độ acid uric trong máu. Bạn có thể uống mỗi lần 1 cốc nước chanh, ngày 3 lần. Để có kết quả khả quan hơn thì bạn có thể kết hợp nước cốt chanh cùng baking soda. Cụ thể, bạn thêm 1 muỗng canh nước cốt chanh cùng 1 thìa cà phê baking soda rồi hòa tan trong cốc nước. Bạn nên uống dung dịch này hàng ngày để hạn chế cơn đau tái phát.

Chuom-da-lanh-la-mot-cach-giam-dau-gut-nhanh-chong-hieu-qua.webp
Chườm đá lạnh là một cách giảm đau gút nhanh chóng, hiệu quả

Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh gút 

Trong phác đồ điều trị bệnh gút, có 2 nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định. Đó là thuốc giảm đau, chống viêm dùng khi có cơn gút cấp và thuốc giảm acid uric máu để dự phòng tái phát. 

Thuốc giảm đau dùng khi tái phát gút cấp 

Cơn gút cấp tái phát làm khớp sưng đau dữ dội. Khi đó, để nhanh chóng cải thiện triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng một trong số các thuốc sau:

  • Colchicin: Đây là thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị gút cấp. Theo khuyến cáo, colchicin nên sử dụng từ liều thấp, sau đó tăng dần, để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn. 
  • Thuốc giảm đau không có steroid (NSAIDs): Một số thuốc thường dùng trong nhóm này như Ibuprofen, Indomethacin… Cần thận trọng khi dùng các thuốc này, đặc biệt đối với người cao tuổi, người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng, suy gan, suy thận…
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm steroid (Corticosteroid): Đây là nhóm thuốc được lựa chọn cuối cùng nếu người bệnh sử dụng 2 thuốc kể trên mà không đem lại hiệu quả. Thuốc có thể uống trực tiếp hoặc tiêm vào khớp để giảm đau ngay tại chỗ. Mặc dù cho hiệu quả nhanh chóng nhưng nhóm thuốc này chỉ nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.

>>> XEM THÊM: Top 3 thuốc giảm đau gút cấp được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Thuốc giảm acid uirc máu, ngăn ngừa tái phát

Có 2 nhóm thuốc chính được sử dụng để giúp giảm acid uric trong máu, ngăn ngừa tái phát cơn gút cấp là:

  • Thuốc ức chế tổng hợp acid uric: Thường được sử dụng nhất là Allopurinol. Trong quá trình sử dụng thuốc này, cần thận trọng với một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, sốt, buồn nôn, dị ứng…
  • Thuốc tăng thải trừ acid uric: Một số thuốc thường gặp như Probenecid, Benzbromaron… Các thuốc này chống chỉ định cho người có bệnh lý trên thận, người cao tuổi, người bị gút mạn tính đã có tophi…

Dùng thuốc tây là phương pháp điều trị gút đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng người bệnh không nên lạm dụng, chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ tiềm ẩn. Đồng thời, bạn cần theo dõi các biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng để điều chỉnh liều một cách hợp lý.

Su-dung-thuoc-tay-dieu-tri-gut-can-tuan-thu-chi-dinh-cua-bac-si.webp

Sử dụng thuốc tây điều trị gút cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số cách chữa bệnh gút tại nhà hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này, người bệnh gút sẽ ứng dụng được các cách trên để cải thiện triệu chứng sưng đau khớp, ngăn ngừa gút cấp tái phát và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, nếu bạn còn có thắc mắc gì thêm về bệnh gút, hãy để lại bình luận ở bên dưới, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/diagnosis-treatment/drc-20372903 

https://www.nhs.uk/conditions/gout/ 

https://www.webmd.com/arthritis/understanding-gout-treatment

Bình luận