Có kinh nguyệt nên ăn gì để đỡ đau bụng, giảm căng thẳng và khó chịu là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Bởi tình trạng này khiến cho chị em vô cùng vật vã, khổ sở. Bài viết dưới đây sẽ “mách nước” cho bạn vài loại thực phẩm giúp những ngày này trở nên “dễ thở” hơn. Hãy đọc ngay! 

Tại sao bạn lại bị đau bụng kinh?

Đau bụng kinh nguyệt còn gọi là chứng thống kinh ở nữ giới. Đây là hiện tượng đau khi hành kinh với mức độ dữ dội, đau từ hạ vị lan lên trên ức, sau đó xuống đùi, ra sau lưng. Cảm giác đau có thể lan khắp bụng, đôi khi sẽ gây đau đầu, cương ngực,… Cơ chế đau bụng dạng thống kinh được giải thích theo 2 hướng nguyên phát và thứ phát như sau:

+ Đau bụng kinh nguyên phát:

Trong điều kiện bình thường, tế bào nội mạc tử cung tiết ra hormone prostaglandin và các chất chống viêm khác. Vào những ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt, do nồng độ hormone sinh dục thay đổi nên hormone prostaglandin cũng tiết ra nhiều hơn. Prostaglandin chính là yếu tố khiến cho tử cung co thắt mạnh. Sự co thắt này sẽ làm siết chặt mạch máu tử cung, khiến cho các mô bị thiếu máu, dẫn đến thiếu oxy. Không những thế, prostaglandin còn là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đi kèm với thống kinh như: Đau đầu, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

 Đau bụng kinh khiến chị em khổ sở mỗi tháng

Đau bụng kinh khiến chị em khổ sở mỗi tháng

+ Đau bụng kinh thứ phát:

Cơ chế gây đau bụng hành kinh dữ dội cơ bản vẫn là sự tăng của hormone prostaglandin trong những ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên, với những người bị đau dữ dội thuộc trường hợp thống kinh thứ phát thì nguyên nhân thực thể chủ yếu có liên quan tới một số vấn đề bệnh lý khác như: Lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung, chít hẹp tử cung, dính nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, tử cung dị dạng hoặc do đặt vòng tránh thai. Với trường hợp này, bạn cần thăm khám phụ khoa, siêu âm, soi ổ bụng, buồng tử cung và chụp cộng hưởng để có thể phát hiện chính xác nguyên nhân gây đau bụng dữ dội.

>>> Xem thêm: Lý giải nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội và cách giảm đau tại nhà

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh do sinh lý có khuynh hướng cải thiện theo độ tuổi, thường là sau khi kết hôn. Tuy nhiên, nếu bạn phải chịu những cơn đau kéo dài và dữ dội, kèm theo một số triệu chứng khác như: Mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc bị tiêu chảy, người bủn rủn không thể làm được việc gì thì rất có thể, đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:

- U xơ tử cung: Phần lớn các trường hợp u xơ tử cung là lành tính, chúng thường teo đi sau khi nữ giới sinh con hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể gây ra: Đau bụng dưới và vùng chậu dữ dội, ra nhiều máu trong kỳ kinh, tiểu rắt, táo bón, đại tiện ra máu, thậm chí dẫn đến suy thận. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai nếu mắc u xơ tử cung có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai,…

 Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh u xơ tử cung

Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh u xơ tử cung

- Viêm vòi trứng: Tình trạng này làm ảnh hưởng đến khung xương chậu, vì thế, chị em thường bị đau bụng trước và trong kỳ kinh, kinh nguyệt không đều, khí hư, sốt, chóng mặt, buồn nôn,…

- Hẹp cổ tử cung: Bởi cổ tử cung nhỏ hơn bình thường nên việc thải máu ra ngoài trở nên khó khăn trong kỳ kinh. Mặt khác, bệnh lý này còn gây ra đau đớn khi quan hệ tình dục, âm đạo chảy máu bất thường, khó có thai,...

- Lạc nội mạc tử cung: Thường có biểu hiện điển hình là các cơn đau bụng kinh dữ dội kèm theo triệu chứng: Mệt mỏi, chóng mặt, tay chân run rẩy,… Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới.

- Một số bệnh lý khác như: Viêm vùng chậu mạn tính, ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng, u nang cơ tử cung, polyp tử cung, dính nội mạc tử cung, tử cung dị dạng,...

Với những trường hợp này, tốt nhất các chị em nên đi khám để được chẩn đoán chính xác, tránh ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con sau này.

Có kinh nguyệt nên ăn gì để đỡ đau dữ dội, bớt cẳng thằng và mệt mỏi 

Có kinh nguyệt nên ăn gì để đỡ đau là câu hỏi mà nhiều chị em thắc. Bởi bên cạnh các mẹo làm giảm đau bụng kinh thì việc lựa chọn thực phẩm giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm như thế:

Đậu

Đậu chứa nhiều magie, giúp tăng serotonin và làm giảm giữ nước. Ngoài ra, nhờ có hàm lượng chất xơ khá cao nên đậu hỗ trợ tiêu hóa nhanh, tránh táo bón. Đậu còn chứa hàm lượng lớn vitamin B nên sẽ giảm bớt được những căng thẳng, mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt.

Rau xanh

Rau xanh giàu canxi, magie và kali nên sẽ làm giảm những cơn đau kéo dài trong kỳ kinh. Đồng thời, lượng vitamin K dồi dào sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá mức và xuất hiện cục máu đông.

Dứa

Theo một nghiên cứu ở Mỹ, nếu tiêu thụ một lượng nhỏ mangan trong kỳ kinh nguyệt sẽ giúp cải thiện cơn thống kinh. Do đó, hãy bổ sung dứa thường xuyên hơn vì đây là trái cây chứa nhiều mangan cần thiết cùng bromelain - loại enzyme giúp cơ thể thư giãn và ngăn ngừa những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô chứa nhiều tryptophan. Khi vào cơ thể, nó được chuyển đổi thành serotonin giúp cải thiện tâm trạng, giảm trầm cảm, tránh giữ nước, giãn mạch máu, bớt đau đầu và khiến bạn ngủ ngon hơn. 

Hạt bí ngô giúp giảm đau bụng kinh

Hạt bí ngô giúp giảm đau bụng kinh

Trà

Trà gừng có thể làm giảm bớt những cơn đau dữ dội. Ngoài ra, trà hoa cúc cũngmang lại tác dụng chống lại những cơn đau do co thắt và làm giảm căng thẳng. Vậy nên, một tách trà gừng hoặc trà hoa cúc ấm cho ngày kinh nguyệt không phải một sự lựa chọn quá tệ.

Nước

Trong kỳ kinh nguyệt, triệu chứng chuột rút và đau nhức xảy ra là do cơ thể đang bị giữ nước. Uống không đủ nước khiến cơ thể phải tích trữ nước để bù lại sự thiếu hụt. Vậy nên, một trong những cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là uống nhiều nước hơn.

Ngũ cốc

Một nghiên cứu được thực hiện gần đây đã chỉ ra rằng: Ăn một lượng nhỏ carbohydrate 3 tiếng trước khi ngủ có thể giảm thiểu đến 70% những khó chịu gây ra do kỳ kinh nguyệt. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin B và E, giúp giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng trong những ngày này.

Sữa chua

Sữa chua chứa số lượng lớn vi khuẩn sống, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Nguồn dinh dưỡng giàu canxi này làm giảm bớt những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm sau để những cơn đau không trở nên tồi tệ hơn: Đường, đồ ướp lạnh, tôm, cua, món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, cà phê, đồ đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều muối,…

>>> Xem thêm: Bị tình trạng đau bụng kinh dữ dội có nguy hiểm không?

Cải thiện đau bụng kinh nhờ sản phẩm thảo dược

Đau bụng kinh tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn chớ nên coi thường. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể lựa chọn phương pháp an toàn là sử dụng sản phẩm thảo dược. Đây là xu hướng được nhiều phụ nữ lựa chọn và các chuyên gia khuyên dùng bởi sản phẩm thảo dược cho hiệu quả bền vững lại không gây tác dụng phụ. Ở Việt Nam, tiêu biểu trong dòng sản phẩm thảo dược này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần N-Acetyl-L-Cystein.

N-Acetyl-L-Cystein hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

N-Acetyl-L-Cystein hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Sản phẩm chứa các thành phần quý được chắt lọc từ các cây thuốc trong tự nhiên như: Đương quy, hương phụ, sài hồ bắc, kết hợp với thành phần nổi bật N-Acetyl L-Cysteincó tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, lưu thông khí huyết, cải thiện triệu chứng đau bụng kinh cũng như tình trạng lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn của phụ nữ trước, trong và sau kỳ kinh; Giúp điều hòa rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Thắc mắc: Có kinh nguyệt nên ăn gì đã tìm được lời giải đáp. Trong những ngày “đèn đỏ”, bạn hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe thật tốt, thiết lập thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần N-Acetyl-L-Cystein kết hợp với các vị dược liệu quý mỗi ngày để điều hòa kinh nguyệt nhé! 

 

Dược sĩ Kiều Chi

AnyConv.com__N-Acetyl-L-Cysteine và nhiều loại thảo dược như Đan sâm, Hương phụ, Đương quy, Nga truật, Sài hồ bắc. (1).webp

Bình luận