Tại sao ăn mặn gây huyết áp cao? – Đây là câu hỏi mà ai cũng nên biết đáp án. Bởi một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ góp phần ngăn ngừa cao huyết áp và cải thiện đáng kể sức khỏe của bệnh nhân. Nếu bạn cũng đang quan tâm tìm hiểu vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Tại sao ăn mặn gây huyết áp cao?

Cao huyết áp là bệnh lý mạn tính. Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên trong thời gian dài thì được xem là cao huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, các quần thể dân cư có tập quán ăn mặn thì tỷ lệ người bị cao huyết áp thường lớn hơn so với quần thể ăn nhạt hơn. Vậy tại sao ăn mặn gây cao huyết áp?

Thành phần chính của muối ăn là natri. Khi dùng muối, nồng độ natri trong máu sẽ tăng lên tức thời, cơ thể điều chỉnh bằng cách tăng thẩm thấu dịch gian bào từ thành mạch vào trong lòng mạch để nồng độ muối trong máu được kiểm soát trong ngưỡng cho phép. Lúc này, lòng mạch thu hẹp lại do mất nước (dịch gian bào), khối lượng máu trong lòng mạch tăng lên, khiến áp lực tăng cao. Lòng mạch co lại, áp suất tăng là nguyên nhân gây huyết áp cao.

an-qua-man-gay-tinh-trang-huyet-ap-cao.webp

Ăn quá mặn gây tình trạng huyết áp cao

Vậy, 1 người nên ăn lượng muối bao nhiêu là đủ? Đối với người bình thường, không mắc bệnh cao huyết áp, cân nặng vừa phải,… cũng chỉ nên ăn 5g muối/ngày. Những người từ 45 tuổi trở lên cần hạn chế ăn muối để tránh bệnh cao huyết áp, nên bổ sung thêm rau tươi, hoa quả để tăng lượng kali, giúp hạ áp hiệu quả.

>>> Xem thêm: Hé lộ CÁCH HẠ CHỈ SỐ HUYẾT ÁP an toàn, hiệu quả!

Cách giúp bạn ăn nhạt hơn, từ đó hạ huyết áp hiệu quả

Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, natri vốn có sẵn trong nhiều loại thực phẩm. Một chế độ ăn không bổ sung thêm muối, nước mắm,… cũng đã cung cấp khoảng 1,6g natri cho cơ thể. Khoảng 80% lượng muối được nạp vào là từ những thực phẩm đã qua chế biến. Vì thế, để giảm bớt lượng muối tiêu thụ, hãy tránh xa những thực phẩm đóng hộp hay đồ ăn nhanh. Khi tự nấu nướng, bạn có thể kiểm soát lượng muối thêm vào dễ dàng hơn.

Với những người có thói quen ăn mặn, việc ngay lập tức giảm lượng muối sử dụng là khá khó khăn. Do đó, việc này cần được tiến hành kiên trì. Ngoài ra, hãy áp dụng 1 số phương pháp hỗ trợ sau:

- Thay thế muối bằng một số loại thảo mộc để tăng hương vị món ăn, cụ thể là: Bột nghệ, xô thơm, nhụy nghệ tây, húng quế, gừng, tỏi, quế, đại hồi,...

- Sử dụng thực phẩm tươi sống để nấu ăn thay vì các món chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp. Theo khảo sát, trong 100g xúc xích có chứa từ 9 – 10g muối, 100g thịt ướp muối có đến 20g muối,... Do đó, dù bận rộn thì bạn cũng nên ăn những món được nấu từ đồ tươi sống.

>>> Xem thêm: Người bị cao huyết áp uống nước dừa tươi được không? CLICK NGAY!

Kiểm soát huyết áp an toàn, hiệu quả nhờ thảo dược thiên nhiên

Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng huyết áp cao, bạn hãy ăn uống – sinh hoạt điều độ. Trong trường hợp huyết áp lên quá cao, cần dùng thuốc hạ áp theo chỉ dẫn của chuyên gia. Tuy vậy, các thuốc điều trị hiện nay chỉ tác dụng trên 1 cơ chế hạ áp nên cần kết hợp ít nhất 2 nhóm thuốc mới đạt mục tiêu điều trị, đồng nghĩa với tăng tác dụng phụ. Hơn nữa, khi dùng thuốc, huyết áp sẽ hạ xuống cả lúc nghỉ ngơi và hoạt động nên dễ gây mệt mỏi, thậm chí trụy tim mạch do hạ áp quá mức. Dù có tác dụng hạ huyết áp tạm thời nhưng chưa có biện pháp nào tác động toàn diện vào đa cơ chế gây cao huyết áp mà không ảnh hưởng lên huyết áp bình thường, đảm bảo không gây mệt mỏi hoặc làm hạ áp quá mức (phần gốc).

Vì thế, các nhà khoa học khuyên bạn nên sử dụng cần tây - loại rau quả có khả năng kiểm soát huyết áp rất tốt. Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy: Cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ áp này kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng do độ đào thải của hoạt chất N-butylphthalide trong cần tây ra khỏi cơ thể rất chậm. Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng cao huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, không gây tụt huyết áp, đặt biệt rất phù hợp với bệnh nhân bị tình trạng huyết áp không ổn định. Cao cần tây không độc ngay cả khi dùng liều rất cao là 5000mg/kg cân nặng. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới đây được thực hiện tại Indonesia năm 2019 cho thấy: Cao lá cần tây vừa có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, vừa giúp giảm lipid máu.

 Cần tây giúp cải thiện cao huyết áp  

Cần tây giúp cải thiện cao huyết áp 

Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ cải thiện cao huyết áp của cần tây, các chuyên gia đã lấy làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu khác tạo nên viên nén tiện dùng.

Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tác động vào đa cơ chế gây huyết áp cao:

- Làm giảm độ nhớt máu nhờ chứa thành phần nattokinase.

- Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi.

- Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate.

- Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây.

- Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây. 

Sản phẩm giúp ổn định huyết áp từ nguyên nhân sâu xa bên trong, hạ và ổn định huyết áp lâu bền, có thể sử dụng với thuốc tây y mà không gây tương tác thuốc. 

Câu hỏi: “Tại sao ăn mặn gây huyết áp cao?” đã tìm thấy lời giải đáp. Để cải thiện sức khỏe tim mạch, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, uống thuốc hạ áp theo chỉ dẫn và kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính chiết xuất từ cần tây mỗi ngày nhé.

Bình luận