Cách làm giảm đau bụng khi đến tháng là vấn đề được nhiều bạn gái quan tâm bởi hiện tượng này gây ra rất nhiều khó chịu trong sinh hoạt và làm giảm năng suất học tập, làm việc. Qua bài viết dưới đây của duocphamaau.com, các chuyên gia sẽ cung cấp cho bạn 6 cách làm giảm đau bụng khi đến tháng hiệu quả nhất. Hãy học hỏi ngay!

Nguyên nhân gây đau bụng khi đến tháng

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau bụng khi tới chu kỳ kinh nguyệt là do cơ thể nữ giới giải phóng nhiều prostaglandin, khiến cho nồng độ hormone này tăng cao. Prostaglandin không chỉ gây co bóp tại cơ tử cung mà còn thúc đẩy quá trình co bóp của mạch máu, tạo nên các cơn đau dữ dội. Đau bụng kinh chia làm 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

- Đau bụng kinh nguyên phát: Thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 - 3 năm. Nguyên nhân có thể do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc gặp ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường,… đều có thể gây đau bụng kinh.

 Đau bụng khi đến tháng khiến không ít chị em “khổ sở”

Đau bụng khi đến tháng khiến không ít chị em “khổ sở”

- Đau bụng kinh thứ phát có nhiều nguyên nhân gây ra như: Lạc nội mạc tử cung, mắc các bệnh phụ khoa (viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung,…), đặt vòng tránh thai,... Ngoài ra, yếu tố di truyền từ mẹ sang con cũng đóng vai trò nhất định: Các nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ bị đau bụng kinh thì con gái sẽ có khả năng gặp phải tình trạng này cao hơn. Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn do quá “ám ảnh” với những cơn đau cũng góp phần gây ra đau bụng kinh.

Ngoài ra, việc vận động mạnh, để cơ thể bị ướt, ăn thực phẩm quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ kinh nguyệt.

>>> Xem thêm: Có kinh nguyệt nên ăn gì để đỡ đau dữ dội, bớt căng thẳng và mệt mỏi?

Đau bụng khi đến tháng có nguy hiểm không?

Nếu bạn bị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh thì không cần phải quá lo lắng bởi nguyên nhân có thể là do nội tiết tố chưa ổn định. Ở tuổi dậy thì, hiện tượng này thường sẽ mất đi trong vòng 3 năm. Đối với phụ nữ tuổi mãn kinh, các cơn đau khi đến tháng sẽ hết khi sạch kinh.

Ngoài ra, nếu chị em phụ nữ chỉ đau bụng kinh nhẹ. Có nghĩa là chỉ bị khó chịu trước hoặc sau khi hành kinh, trong một khoảng thời gian ngắn và hiện tượng đau bụng chưa ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thì không cần quá lo lắng bởi nó không thật sự nghiêm trọng.

Đau bụng kinh thường chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe khi nó trở nên dữ dội, kèm theo những triệu chứng như: Nhức đầu, người gầy sút, mệt mỏi, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc bị tiêu chảy. Thêm vào đó là toát nhiều mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa, người bủn rủn, không thể làm được việc gì. Trường hợp này, bạn nên sớm đi khám bởi lúc này, đau bụng kinh có thể là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa như:

- Lạc nội mạc tử cung: Đây là một trong số các bệnh phụ khoa nguy hiểm cho phụ nữ. Nếu không sớm phát hiện và chữa trị có thể dẫn tới hiếm muộn, vô sinh.

 Đau bụng khi đến tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lạc nội mạc tử cung

Đau bụng khi đến tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lạc nội mạc tử cung

- Bệnh u xơ eo tử cung.

- Bệnh viêm dính tử cung.

- Bệnh ở buồng trứng như: Đa nang, u nang,...

Tất cả các bệnh trên đều có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh sản của chị em phụ nữ. Chính vì vậy, khi có hiện tượng đau bụng kinh dữ dội như trên thì bạn nên sớm tìm hiểu căn nguyên của vấn đề này.

>>> Xem thêm: ĐAU BỤNG KINH như gãy xương sườn - Nguyên nhân và cách khắc phục

6 cách làm giảm đau bụng khi đến tháng hiệu quả nhất 

Đau bụng khi đến tháng là vấn đề khá nhiều người gặp phải. Hiện tượng này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như năng suất làm việc, học tập của chị em. Dưới đây là 6 cách giảm đau bụng khi đến tháng hiệu quả, bạn có thể tham khảo để áp dụng:

Massage đúng cách giúp giảm đau bụng kinh

Khi đau bụng kinh, chị em có thể thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo vòng tròn. Massage liên tục cho đến khi cơn đau dịu đi.

Lực tác động từ bàn tay khi massage sẽ giúp cho phần cơ bụng của bạn được giãn ra, nhờ vậy giảm thiểu các cơn co thắt tử cung đột ngột, hạn chế đau bụng kinh.

Đặc biệt, bạn có thể kết hợp với các loại tinh dầu thơm như hoa hồng, quế, oải hương,… khi massage để tăng cường lưu thông máu, qua đó cải thiện cơn đau.

Chế độ vận động hợp lý

1 ngày trước, trong và sau kỳ kinh, chị em không nên luyện tập thể thao hoặc lao động nặng, quá sức, vận động mạnh. Thay vào đó, chỉ nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể.

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống không phù hợp cũng là yếu tố khiến cho cơn đau bụng kinh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên chị em trong những ngày này nên thực hiện chế độ ăn thanh đạm, lành mạnh và giàu chất xơ.

- Chị em nên ăn đủ chất, tuy nhiên, cần hạn chế dùng thực phẩm cay, nóng bởi chúng dễ làm đau bụng kinh nặng thêm.

- Nên uống đủ nước trong những ngày có kinh để ngăn ngừa tình trạng tích nước trong cơ thể, tránh chướng bụng, đầy hơi. Bạn có thể dùng nước chanh nóng cũng rất tốt.

- Không nên dùng những thức ăn chế biến tinh, các loại thực phẩm ngọt, mặn quá mức. Thay vào đó, hãy ăn nhiều cá, thịt gà bởi chúng chứa nhiều sắt. Đặc biệt, thực phẩm chứa nhiều chất xơ rất tốt cho người bị đau bụng kinh. Chúng giúp thanh lọc estrogen dư thừa (đây là loại hormone khiến những cơn đau bụng kinh kéo dài, đau đớn hơn). Gạo lức chứa nhiều vitamin B6 nên sẽ giảm tình trạng đầy hơi; Các loại hạt chứa nhiều kẽm như: Hạnh nhân, óc chó, bí ngô,… cũng rất tốt cho chị em bị đau bụng kinh.

 Các loại quả hạch như: Hạnh nhân, óc chó rất tốt cho người bị đau bụng khi đến tháng

Các loại quả hạch như: Hạnh nhân, óc chó rất tốt cho người bị đau bụng khi đến tháng

- Không uống cà phê, chè, coca-cola vì chứa chất caffein có thể gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi thông minh

Bạn cũng nên tránh bị xúc động trong những ngày có kinh bằng cách giữ cho tâm hồn mình được thư thái, thoải mái, giảm bớt căng thẳng, hạn chế stress, nghỉ ngơi nhiều hơn để góp phần làm dịu cơn đau.

Cần giữ ấm cơ thể trước, trong và sau khi hành kinh, nhất là vào mùa lạnh. Chị em không nên bơi lội, tắm rửa bằng nước lạnh, uống nước đá, làm việc nơi đồng sâu bởi dễ kích thích tử cung co bóp mạnh, gây đau. Tốt nhất là nên tắm bằng nước ấm nóng có bỏ thêm một chút muối. Nếu trời lạnh, chị em nên sưởi ấm khi bị hành kinh, vì hơi ấm làm máu dễ lưu thông, giúp cơ bắp thư giãn.

Làm giảm đau bụng khi đến tháng bằng thuốc tây

Để làm giảm đau bụng kinh, các chuyên gia có thể kê thuốc nội tiết hoặc giảm đau, phổ biến như: Paracetamol, aspirin, cataflam, alverin,…

Chúng thường cho tác dụng nhanh, giúp chị em dễ chịu hơn sau khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều, chị em rất dễ bị nhờn thuốc, ảnh hưởng đến thời gian hành kinh, gan, thận, dạ dày, nghiêm trọng hơn là tác động tiêu cực đến khả năng sinh đẻ về sau. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng chúng theo chỉ dẫn của chuyên gia.

Ngoài ra, bạn có thể uống vitamin E vào 2 ngày trước khi có kinh và tiếp tục đến ngày thứ 3 của chu kỳ để giảm cảm giác khó chịu.

Một vài bài thuốc giảm đau bụng kinh từ thiên nhiên

- Giảm đau bụng kinh bằng ngải cứu: Theo y học cổ truyền, ngải cứu vị đắng, tính ấm nên có công dụng điều hòa kinh nguyệt, khắc phục tình trạng rong kinh, đau bụng kinh, an thai, cầm máu,… Để giảm đau bụng kinh từ ngải cứu, bạn hãy thực hiện như sau: Đun sôi kỹ 500g hương phụ và ngải cứu với nước, chia thành 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 30ml trước khi ăn sáng và tối.

- Giảm đau bụng kinh từ gừng: Theo đông y, gừng có tính cay nóng, nên sẽ giúp lưu thông khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu. Đặc biệt, gừng còn giảm bớt hiện tượng co thắt ở tử cung trong kỳ kinh. Cách thực hiện: Gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ, chắt lấy phần nước cốt rồi xoa bóp lên vùng bụng trong khoảng 15 phút.

>>> Xem thêm: RỐI LOẠN KINH NGUYỆT ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục?

Sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị đau bụng kinh hiệu quả

Đau bụng khi đến tháng tuy không quá nguy hiểm nhưng nó cũng có thể khiến chị em chịu nhiều khổ sở. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể lựa chọn phương pháp an toàn là sử dụng sản phẩm thảo dược. Đây là xu hướng được nhiều phụ nữ lựa chọn và các chuyên gia khuyên dùng bởi sản phẩm thảo dược cho hiệu quả bền vững lại không gây tác dụng phụ. Ở Việt Nam, tiêu biểu trong dòng sản phẩm thảo dược này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần N-Acetyl-L-Cystein.

 N-Acetyl-L-Cystein hỗ trợ cải thiện đau bụng khi đến tháng hiệu quả

N-Acetyl-L-Cystein hỗ trợ cải thiện đau bụng khi đến tháng hiệu quả

Sản phẩm chứa các thành phần quý được chắt lọc từ các cây thuốc trong tự nhiên như: Đương quy, hương phụ, sài hồ bắc, kết hợp với thành phần nổi bật N-Acetyl L-Cysteincó tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, lưu thông khí huyết, cải thiện triệu chứng đau bụng khi đến tháng cũng như tình trạng lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Bạn có thể áp dụng 6 cách làm giảm đau bụng khi đến tháng kể trên, bên cạnh đó, đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành phần N-Acetyl-L-Cystein kết hợp với các vị dược liệu quý mỗi ngày để giảm đau khi đến tháng, bạn nhé!

 

Dược sĩ Kiều Chi

AnyConv.com__N-Acetyl-L-Cysteine và nhiều loại thảo dược như Đan sâm, Hương phụ, Đương quy, Nga truật, Sài hồ bắc. (1).webp

Bình luận