Tiểu không tự chủ là bệnh gì không phải câu hỏi quá khó để trả lời. Vấn đề sức khỏe này khiến người mắc cảm thấy e dè, mất tự tin. Vậy nguyên nhân của hiện tượng tiểu không tự chủ là gì? Cách chẩn đoán ra sao? Điều trị như thế nào đem lại hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết này!

Tiểu không tự chủ là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Tiểu không tự chủ (hay tiểu không kiểm soát, són tiểu) có thể hiểu đơn giản là sự rò rỉ nước tiểu. Tình trạng này có thể diễn ra từ từ, chảy từng giọt đến lúc bàng quang hoàn toàn rỗng. Những triệu chứng có thể đi kèm tiểu không tự chủ là: Có cảm giác buồn tiểu khó kiềm chế được, đi tiểu tần suất nhiều hơn so với bình thường, tiểu đêm, đau rát khi đi tiểu, rò rỉ nước tiểu trong khi ngủ,... Trong y học, chứng tiểu không tự chủ thường được chia thành 3 loại chính, đó là:

- Tiểu không tự chủ do gắng sức, stress: Tình trạng rò rỉ nước tiểu xảy ra khi ho, cười, hắt hơi hoặc khi vận động (đi bộ, chạy nhảy, tập thể dục,...).

- Són tiểu cấp kỳ: Do bàng quang tăng hoạt, phát tín hiệu thôi thúc đột ngột để đi tiểu, cơ thể khó có thể kiềm chế được. Nếu bàng quang tăng hoạt quá mức, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp cảm giác phải đi tiểu khẩn cấp.

- Tiểu không kiểm soát dạng kết hợp cả do gắng sức và do bàng quang tăng hoạt.

 Tiểu không tự chủ khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt

Tiểu không tự chủ khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt

Triệu chứng tiểu không tự chủ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể gây ra nhiều bất tiện trong đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc chứng tiểu không tự chủ cao gấp nhiều lần so với nam giới do ảnh hưởng của một vài yếu tố như sau:

- Cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn so với nam giới nên khả năng giữ nước kém hơn.

- Ảnh hưởng của quá trình mang thai và sinh nở, gây chèn ép lên bàng quang trong thời gian dài, khiến cơ bàng quang bị giãn ra, khó phục hồi lại.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý này tiêu biểu như:

- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đôi khi gây ra són tiểu và được điều trị bằng kháng sinh.

- Thuốc lợi tiểu, cafein hoặc rượu bia: Tình trạng tiểu không tự chủ do các chất làm cơ thể bị kích thích tiết ra nhiều nước tiểu.

- Rối loạn ở vùng cơ sàn chậu: Sự suy yếu của các cơ và mô ở vùng sàn chậu (thường do mang thai nhiều lần) là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không tự chủ và sa vùng chậu.

- Táo bón mạn tính, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.

- Các vấn đề về thần kinh và cơ bắp: Khi tín hiệu thần kinh từ não truyền đến bàng quang và niệu đạo bị cản trở, các cơ tại vùng này trở nên mất kiểm soát, khiến cho nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.

- Bên cạnh đó, nếu lối thông từ bàng quang vào niệu đạo bị tắc nghẽn do sỏi hoặc khối u bất thường cũng có thể gây ra tiểu không tự chủ.

>>> Xem thêm: Tiểu nhiều lần là bệnh gì?

Chẩn đoán tiểu không tự chủ

Hai bước đầu tiên để đánh giá tình trạng tiểu không tự chủ thường là hỏi tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng:

- Hỏi tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân mô tả kỹ các dấu hiệu gặp phải. Người bệnh có thể phải ghi chú lại thông tin vào một cuốn nhật ký trong vài ngày để bác sĩ dễ dàng kiểm tra.

- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám vùng chậu để xem người bệnh có bị sa các cơ quan hay không cũng như tìm kiếm các vấn đề khác thuộc về giải phẫu. Nghiệm pháp ho có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng tiểu không tự chủ do gắng sức. Theo đó, bệnh nhân được yêu cầu ho khi đang mắc tiểu để kiểm tra xem nước tiểu có bị rò rỉ lúc đang ho hay không. Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải làm pad test để đánh giá lượng nước tiểu rò rỉ. Người bệnh được yêu cầu lót thêm một chiếc tã hút nước được cân trước và sau khi làm test. Bằng cách này, bác sĩ sẽ biết được lượng nước tiểu đã rỉ ra là bao nhiêu. Bên cạnh đó, một vài trường hợp cần phải kiểm tra chức năng hỗ trợ của niệu đạo.

Đôi khi, bạn sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm chức năng bàng quang nếu cần thêm thông tin.

>>> Xem thêm: Cách trị tiểu đêm nhiều lần như thế nào?

Cách điều trị chứng tiểu không tự chủ

Để cải thiện chứng tiểu không tự chủ, trước tiên, bạn sẽ được gợi ý các phương pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật, bao gồm: Thay đổi lối sống, luyện tập cơ bàng quang, vật lý trị liệu, dùng thuốc,... Nếu các cách trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc đến biện pháp phẫu thuật.

Thay đổi lối sống

 Hạn chế nạp nước giúp cải thiện chứng tiểu không tự chủ

Hạn chế nạp nước giúp cải thiện chứng tiểu không tự chủ

- Giảm cân: Nếu giảm đi một lượng cân nặng ngay cả khi rất nhỏ (dưới 10% tổng trọng lượng cơ thể) cũng có khả năng làm hạn chế sự rò rỉ nước tiểu.

- Tránh nạp thêm nước: Nếu bị són tiểu vào sáng sớm hoặc ban đêm, người bệnh nên hạn chế uống nước vài giờ trước khi đi ngủ. Không nên nạp vào cơ thể quá 2 lít nước mỗi ngày. Ngừng uống rượu, caffeine và các chất kích thích khác.

Tập thể dục và vật lý trị liệu

Bài tập kegel có tác dụng tăng cường cơ bắp vùng chậu. Những bài tập như vậy rất hữu ích trong việc kiểm soát các triệu chứng của tiểu không tự chủ.

Thuốc điều trị són tiểu

- Thuốc kiểm soát sự co thắt cơ hoặc co thắt bàng quang: Giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ, làm giảm triệu chứng khẩn cấp và giảm tần suất xảy ra.

- Mirabegron: Giúp giãn cơ bàng quang và cho phép cơ quan này lưu trữ lượng nước tiểu nhiều hơn.

- Tiêm onabotulinumtoxinA vào cơ bàng quang: Giúp ngăn chặn các cơn co thắt cơ bàng quang, dẫn đến rò rỉ nước tiểu không mong muốn. Tác dụng của thuốc kéo dài trong khoảng 3 - 9 tháng.

Phẫu thuật chữa trị tiểu không tự chủ

Chuyên gia cần phải cân nhắc yếu tố lợi ích và nguy cơ trước khi lựa chọn một phương pháp phẫu thuật phù hợp với bệnh nhân.

>>> Xem thêm: Chấm dứt tiểu đêm nhiều lần bằng bài thuốc dân gian tại nhà

Hỗ trợ điều trị chứng tiểu không tự chủ nhờ thảo dược 

Ngày nay, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ điều trị chứng tiểu không tự chủ đang rất phổ biến. Trong đó, sản phẩm với thành phần chính là cao bạch tật lê có tác dụng làm tăng trương lực cơ sàn chậu, giúp tăng khả năng chứa đựng nước tiểu ở bàng quang. Ngoài ra, bạch tật lê còn giúp làm sạch các mô bàng quang, giảm sưng viêm và cân bằng lượng nước tiểu thích hợp. Các thành phần khác như: Cao chi tử, cao hoàng cầm, cao trinh nữ hoàng cung, chiết xuất hạt bí ngô, soy isoflavones,… có thể làm giảm kích thích bàng quang và chống lại các yếu tố, nguyên nhân làm tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của nước tiểu; từ đó giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ.

 Bạch tật lê hỗ trợ điều trị chứng tiểu không tự chủ hiệu quả

Bạch tật lê hỗ trợ điều trị chứng tiểu không tự chủ hiệu quả

Sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược nên an toàn cho người sử dụng, không tương tác với các thuốc khác và có thể sử dụng lâu dài. Đồng thời, sản phẩm còn tác động vào nguyên nhân và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả, có thể sử dụng cho mọi đối tượng mà không gây ra tác dụng phụ.

Câu hỏi: Tiểu không tự chủ là bệnh gì đã có lời giải đáp. Hãy chú ý những biểu hiện bất thường của cơ thể, đồng thời sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cao bạch tật lê để kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ hiệu quả, bạn nhé!

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-ich-tieu-vuong-_2_.webp

Bình luận