Dấu hiệu vảy nến là gì và cách kiểm soát bệnh này ra sao?
Vảy nến là một bệnh mạn tính và ai cũng có nguy cơ mắc phải. Vậy dấu hiệu vảy nến là gì và làm thế nào để kiểm soát bệnh một cách an toàn, hiệu quả? Bởi trên thực tế, những ca điều trị vảy nến đều ở giai đoạn bệnh phát triển mạnh, nên quá trình chạy chữa cũng gặp khó khăn hơn. Cùng tìm hiểu ngay nội dung bài viết này, bạn nhé!
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến?
Như chúng ta đã biết, vảy nến là bệnh tự miễn gây viêm ngoài da. Bệnh có tính chất mạn tính, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, tình trạng này xảy ra có thể là do sự rối loạn của hệ miễn dịch.
Vảy nến có tính di truyền - vì vậy bạn đừng chủ quan
Thông thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn nhưng vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch suy yếu, mất khả năng chống lại bệnh tật, do đó, cơ thể bị các tác nhân này tấn công lớp tế bào biểu bì hình thành bệnh vảy nến.
Ngoài nguyên nhân trên, một số yếu tố được cho là tác nhân làm tăng nguy cơ bùng phát hoặc khiến cho các triệu chứng vảy nến tồi tệ hơn, đó là:
- Di truyền, lịch sử gia đình
- Thời tiết lạnh, khô
- Stress kéo dài
- Sử dụng một số loại thuốc: Chúng gồm thuốc chẹn beta - điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh tim; Lithium điều trị rối loạn lưỡng cực và thuốc uống điều trị bệnh sốt rét.
- Nhiễm trùng: Viêm họng và viêm amiđan có thể gây ra bệnh vảy nến. Nhiễm HIV cũng có thể làm cho bệnh vảy nến tồi tệ hơn.
- Tổn thương da.
- Uống rượu.
- Hút thuốc.
>>> Xem thêm: Chăm sóc da cho người bị vảy nến
Nhận diện dấu hiệu vảy nến
Các biểu hiện bệnh vảy nến có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh vảy nến bạn đang gặp phải. Các thể bệnh vảy nến phổ biến và những triệu chứng của chúng bao gồm:
+ Vảy nến thể mảng:
- Da ngứa, đau đớn, có thể nứt hoặc chảy máu.
- Ngứa ngáy có thể xuất hiện.
- Da xuất hiện các mảng bị đỏ, bị viêm, thường được phủ một lớp vảy màu bạc. Trong trường hợp nghiêm trọng, các mảng sẽ phát triển và nhập vào nhau, tạo thành mảng tổn thương rộng.
Các dạng vảy nến thường gặp
+ Vảy nến thể giọt: Với các đốm tổn thương màu đỏ, có vảy trắng như hình giọt nước.
+ Vảy nến đảo ngược: Tổn thương màu đỏ tươi, mịn tại nách, háng, nếp gấp da.
+ Vảy nến đỏ da toàn thân: Da toàn thân đỏ ửng và có vảy bao phủ.
+ Vảy nến thể móng: Móng tay bị đổi màu, sần sùi, biến dạng.
+ Vảy nến thể khớp: Từ 10 - 30% người mắc vảy nến bị sưng, đau khớp.
Khi xuất hiện một trong số các dấu hiệu vảy nến trên, bạn hãy tới chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ nhằm kiểm soát, cải thiện tốt tình trạng bệnh, tránh những bất lợi có thể bạn sẽ gặp phải khi bị bệnh này nhé!
>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có ngứa không?
Sử dụng sản phẩm thảo dược cải thiện bệnh vảy nến
Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, giới chuyên gia khuyên người bị vảy nến nên sử dụng kết hợp với các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả điều trị vảy nến, giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh mà không gây tác dụng phụ. Vì vảy nến là bệnh tự miễn, do đó để tăng hiệu quả chữa trị, người bệnh cần phải có sự kết hợp trong uống (điều hòa hệ miễn dịch), ngoài bôi (cải thiện các triệu chứng).
Hiện nay, trên thị trường có một số bộ đôi sản phẩm được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên giúp kiểm soát tốt vảy nến. Tiêu biểu phải kể tới sản phẩm đường uống đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với một số vị thuốc như: Thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và bệnh vảy nến nói riêng một cách hiệu quả và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Cây sói rừng hỗ trợ điều trị vảy nến
Đối với sản phẩm bôi ngoài da, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng chế phẩm được bào chế có chứa thành phần chính là chitosan, kết hợp với một số vị thuốc: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… có tác dụng giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vảy nến. Vì sản phẩm có nguyên liệu từ tự nhiên nên bạn có thể thoa trực tiếp lên mặt mà không gây tác dụng phụ.
Chitosan giúp cải thiện bệnh vảy nến
Với những thông tin mà bài viết chia sẻ về dấu hiệu vảy nến, mong rằng bạn đã có kiến thức cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh này hiệu quả. Đừng quên lựa chọn sử dụng sản phẩm có chứa thành phần chính là cây sói rừng và chitosan để loại bỏ nỗi lo bệnh tự miễn nói chung cũng như vảy nến nói riêng bạn nhé!
Kim Ánh
Bình luận