Bệnh vẩy nến có biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ với vẩy trắng phủ lên như sáp nến, phân biệt ranh giới rất rõ với vùng da lành xung quanh, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ của bệnh nhân.

Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến. Thông thường, một tế bào da trưởng thành và chết đi trong khoảng 28-30 ngày. Nhưng tế bào da của người bị vẩy nến chỉ có chu kỳ sống khoảng 3-4 ngày. Các tế bào da chết bám thành mảng trên bề mặt vùng bị bệnh, khi cạo bong ra từng lớp mỏng giống như sáp nến.

Vẩy nến thường gây ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân là do vùng da bị bệnh kích thích những sợi thần kinh dưới da, gây ngứa, thôi thúc bệnh nhân phải cào, gãi, dẫn tới tình trạng dễ nhiễm khuẩn. Do đó, các bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân không nên cào gãi. Một trong những phương pháp đơn giản để giảm ngứa ở người bị vẩy nến là giữ ẩm da: đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa, ngâm da trong nước ấm khoảng 15 phút sau đó thoa kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác như: sử dụng thuốc kháng histamin, capsaicin, thuốc tê thoa tại chỗ, thuốc điều hoà miễn dịch, thuốc chống trầm cảm... Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây tác dụng phụ, vì vậy cần được sự chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài đang là xu hướng lựa chọn của nhiều bác sĩ và bệnh nhân. Với thành phần chính là sói rừng giúp chống tự miễn, hoạt huyết giảm đau, tiêu viêm giải độc, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh... có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, mệt mỏi, đau rát của vẩy nến mà không gây tác dụng phụ.

Bác Nguyễn Thị Sâm ở Bắc Giang - một bệnh nhân vẩy nến sử dụng cho biết: "Trước đây, tôi đã điều trị nhiều nơi nhưng bệnh vẩy nến không khỏi mà có lúc còn nặng hơn, người nổi đầy nốt đỏ, chân tay mặt mũi bị phù, lúc nào cũng bứt rứt, ngứa ngáy. Nhưng từ khi biết và uống, bệnh của tôi đỡ hẳn. Uống được 4 tuần, các vết đỏ chuyển thâm dần rồi mờ đi, không mọc thêm nốt nào mới. Sau hai tháng thì bệnh chuyển biến rõ rệt, các nốt mất dần đi, hết sẹo, không còn làm tôi ngứa ngáy, khó chịu nữa".

Để cải thiện triệu chứng của vẩy nến, bệnh nhân cần giữ tâm lý luôn thoải mái, lạc quan, đồng thời kết hợp sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ da liễu.

Mai Phương

Theo Sức khỏe và Đời sống

 

 

Bình luận