Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các tác nhân hóa chất, nhiễm độc, nhiễm trùng, tâm lý căng thẳng... cũng ảnh hưởng trên sự khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm.

Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, khi ấn vào thì màu đỏ này biến mất. Các mảng đỏ có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh, kích thước từ vài cm đến hàng chục cm (vẩy nến mảng) hoặc chỉ là các thương tổn màu đỏ, hơi gồ lên mặt da kích thước chừng vài mm, khá đồng đều (vẩy nến giọt). Trong trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân (vẩy nến toàn thân).

Khi cạo, gãi thì vẩy bong ra dễ dàng giống như sáp nến hoặc có khi là mảng lớn. Các thương tổn này thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu, sau đó đến các vị trí thường bị tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, vùng sinh dục hoặc các nếp gấp. Khi bị vẩy nến tại móng tay, móng chân, những vị trí này sẽ trở nên xù xì, giòn, dễ gẫy.
Trường hợp nặng, bệnh có thể gây sưng, đau và biến dạng các khớp làm hạn chế vận động. Trên da xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp người (vẩy nến thể mủ). Bệnh cũng có thể làm cho da ở toàn thân bị đỏ, căng không hồi phục (vẩy nến thể đỏ da toàn thân).

Hiện nay, các thuốc được sử dụng trong điều trị vẩy nến là các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như corticoid, cyclosporin... các thuốc bôi ngoài da như acidsalicylic, vitamin D3, ... Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các biện pháp sau để giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh như ngâm mình trong nước ấm từ 10 - 15 phút, bôi một số thuốc dạng kem lên vùng da bị bệnh... Tuy nhiên, các thuốc trong điều trị vẩy nến thường, teo cơ, tổn thương gan, thận, máu, ung thư da...

Lê Dũng
(Theo Tin tức - Ngày 10/6/2011)

 

 

Bình luận