Bệnh vẩy nến: 11 bí mật thú vị mà bạn nên biết!
Ngày nay, vẩy nến đã trở thành 1 căn bệnh không hề xa lạ với chúng ta. Nhưng ít ai thực sự hiểu rõ được về nó. Bài viết sau sẽ cung cấp 12 thông tin cơ bản bạn cần biết về bệnh vẩy nến và cách điều trị khi chẳng may bạn là 1 trong 10% dân số thế giới có nguy cơ bị mắc căn bệnh tự miễn này.
1. Bệnh vẩy nến không lây nhiễm
Đây là điều quan trọng đầu tiên bạn cần biết tới - mặc dù biểu hiện trên da rất giống với các bệnh khác như ghẻ lở, nấm da… nhưng trên thực tế, vẩy nến chỉ làm phiền “chủ nhân” của cơ thể đó, những người khác không cần lo lắng.
2. Nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho vẩy nến có thể bùng phát
Bệnh vẩy nến do nhiều nguyên nhân gây ra
Các nhà nghiên cứu cho biết, yếu tố di truyền không phải là nguyên nhân duy nhất sinh ra bệnh vẩy nến. Các yếu tố bên ngoài khác cũng có thể là một nguyên nhân: căng thẳng, chế độ dinh dưỡng, lối sống không khoa học… Người bị vẩy nến cũng có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như bệnh tim, trầm cảm, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, thậm chí cả ung thư.
3. Việc điều trị dựa trên tình trạng bị nặng hay nhẹ của bệnh nhân
Phân loại tình trạng bệnh nặng hay nhẹ dựa trên các triệu chứng trên da của bệnh nhân: người bị dưới 3% diện tích cơ thể thì được xác định là trường hợp vẩy nến nhẹ. Từ 3-10% diện tích da bị bong tróc là ở trường hợp vừa. Trên 10% thì đã có thể phân loại vào nhóm mắc bệnh nghiêm trọng - cần điều trị thường xuyên và có sự theo dõi của bác sĩ.
4. Một số trường hợp nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc bôi trong thời gian ngắn
Đó là những thuốc bôi như hydrocortisone. Các bác sĩ thường bắt đầu cho bạn sử dụng các chế phẩm dịu nhẹ, dạng gel lỏng hoặc thuốc mỡ trước khi cho bệnh nhân dùng những loại thuốc nặng hơn. Sử dụng nhiều trong thời gian dài các loại thuốc này có thể khiến teo da hoặc gây 1 vài biến chứng đáng sợ khác.
5. Phương pháp điều trị mới
Các phương pháp mới hiện nay bao gồm thuốc sinh học, được tiêm thẳng vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, loại thuốc này lại có thể làm cho bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và chi phí quá đắt đỏ (vài chục nghìn đô la cho 1 đợt điều trị).
6. Nguồn gốc của từ “bệnh vẩy nến”
Có thể được bắt nguồn từ gốc Hy Lạp cổ đại: “psora” có nghĩa là "ngứa", từ " sis " có nghĩa là điều kiện. Hầu hết các bệnh nhân bị vẩy nến đều phải chịu đựng viêm ngứa.
7. Dạng vẩy nến phổ biến nhất
Hình thức phổ biến nhất của bệnh vẩy nến là vẩy nến mảng bám với các mảng hình tròn hoặc hình bầu dục trên da như mí mắt, khuỷu tay, đầu gối, lưng dưới hoặc thậm chí da đầu…
8. 10% dân số Hoa Kỳ mắc vẩy nến
Các nhà nghiên cứu tin rằng 10% dân số Hoa Kỳ có gen để phát triển bệnh này. Tuy nhiên, chỉ có 2-3% dân số thực sự xuất hiện các triệu chứng.
9. Bệnh vẩy nến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Mặc dù nó được cho là phổ biến nhất trong giới trẻ trong độ tuổi từ 15 - 30. Nhưng nó cũng ảnh hưởng đến người già trong khoảng từ 60 – 75 tuổi.
10. Gây nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm
Vẩy nến gây nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như bệnh tim, trầm cảm, béo phì, huyết áp, đái tháo đường hoặc ung thư.
11. Dưỡng ẩm
Kem chống nắng giúp làm ẩm da ở người bệnh vẩy nến
Các loại kem mà người bệnh nên thử bao gồm kem chống nắng chứa vitamin D gọi là calcitriol. Các bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh sử dụng các chất làm ẩm, chất điều hoà miễn dịch hoặc muối tắm để điều trị.
Huy Hoàng
Bình luận