Bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới là triệu chứng một phần hay toàn bộ chi dưới không được cung cấp máu. Điều này khiến chi dưới không thể hoạt động bình thường. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn có thể gây hoại tử chi dưới…

Bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới là gì?

Bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới là loại rối loạn tuần hoàn thường gặp. Một số đoạn mạch máu ở chi dưới (cẳng chân) bị hẹp dần và tắc nghẽn hoàn toàn khiến lượng máu nuôi chi dưới bị giảm hẳn.

Tắc nghẽn mạch máu chi dưới sẽ làm mất khả năng nuôi dưỡng vùng chi dưới và sinh ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra do những mảng xơ vữa hay huyết khối bám trên thành mạch gây cản trở quá trình lưu thông máu.

Các biến chứng của bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới phải kể đến như:

  • Thiếu máu chi dưới dẫn đến tình trạng teo cơ, hoại tử chi và có thể phải cắt bỏ chi dưới để điều trị.
  • Phình động mạch ở khoeo chân, bụng.
  • Bệnh nếu không được điều trị triệt để, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan khác, đặc biệt là tim mạch.

Bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới có thể gây hoại tử chân

Bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới có thể gây hoại tử chân

Nguyên nhân gây bệnh tắc mạch máu chi dưới

Nguyên nhân tắc nghẽn mạch máu thường là do các mảng xơ vữa và cục máu đông (huyết khối) gây ra. Cụ thể như:

  • Các cục máu đông di chuyển gây ra tắc mạch máu, đặc biệt hay gặp ở những người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, người mắc các bệnh lý về động mạch cũng có khả năng cao gây tắc nghẽn mạch máu chi dưới do cục máu đông.
  • Nguyên nhân tắc nghẽn mạch máu do chấn thương: Các chấn thương có thể gây tổn thương mạch máu và hình thành các khối huyết gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
  • Các mảng xơ vữa động mạch hình thành trong thành mạch, đến 1 lúc nào đó chúng bong ra và hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ gây tắc nghẽn mạch máu.

Xem thêm: Cách phòng ngừa cục máu đông trong não như thế nào?

Biểu hiện điển hình khi tắc mạch máu chi dưới

Dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu chi dưới thường phát hiện không khó vì những triệu chứng bệnh khá điển hình. Các dấu hiệu cơ bản nhất như:

  • Cảm giác đau: Tình trạng đau sẽ tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, vị trí và mức độ tắc nghẽn. Thông thường, người bệnh cảm thấy đau nhói, đau âm ỉ ở vùng chi dưới khi hoạt động.
  • Da xanh: Khi nhìn vào chi dưới thấy phần da xanh nhợt và sờ vào có cảm giác lạnh.
  • Mất mạch: Bắt mạch ở mu chân không tìm thấy mạch hoặc mạch rất yếu.
  • Rối loạn cảm giác: Phần lớn người bệnh thường có cảm giác tê bì ở chân, mất cảm giác ở vùng chi dưới.
  • Liệt vận động: Đây là triệu chứng khi bệnh đã trở nặng và có tiên lượng xấu.

Tắc nghẽn mạch máu chi dưới gây đau và mất cảm giác ở chân

Tắc nghẽn mạch máu chi dưới gây đau và mất cảm giác ở chân

Phương pháp chẩn đoán tắc nghẽn mạch máu chi dưới

Khi người bệnh có dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu chi dưới như mô tả ở trên cần đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán sớm. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mạch đập ở nếp gấp khoeo chân và mu bàn chân. Trường hợp mạch đập yếu hoặc không tìm thấy mạch đập thì có thể bạn đang bị tắc nghẽn mạch máu.

Ngoài ra, chẩn đoán tắc nghẽn mạch máu chi dưới có thể được phát hiện qua siêu âm. Bác sĩ có thể phát hiện được vị trí tắc nghẽn và mức độ tắc nhờ biện pháp này. Một số bệnh viện hiện đại có trang thiết bị tiên tiến có thể tiến hành chụp cắt lớp trên DSA giúp xác định được vị trí mạch máu tắc nghẽn nhanh nhất.

Phác đồ điều trị và phòng ngừa tắc nghẽn mạch chi dưới

Bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới là bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp bằng cách tái thông lòng mạch kịp thời. Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để có phác đồ điều trị hợp lý. Tìm hiểu phác đồ điều trị và phòng ngừa tắc nghẽn mạch chi dưới đây sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình chữa trị bệnh lý này.

Phác đồ điều trị tắc nghẽn mạch chi dưới

Điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới có phương pháp tối ưu nhất là đặt ống stent. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp chiếu để lấy hình ảnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới của người bệnh và dùng dụng cụ can thiệp đặt stent vào vị trí bị tổn thương trên mạch máu.

Ống thông gắn bóng được đưa vào vị trí tắc nghẽn qua các dây dẫn có tác dụng làm mở rộng lòng mạch. Điều này giúp giữ cho đường mạch không bị hẹp lại, gây tắc nghẽn mạch máu. Khi lòng mạch đã được mở và phục hồi như bình thường máu sẽ lưu thông, các triệu chứng tắc nghẽn mạch máu chi dưới cũng sẽ giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, trong trường hợp chi dưới đã bị hoại tử, cần tiến hành cắt bỏ tránh tình trạng nhiễm trùng.

Đặt ống stent giúp nới lỏng lòng mạch tăng tuần hoàn máu đến chân

Đặt ống stent giúp nới lỏng lòng mạch tăng tuần hoàn máu đến chân

Phương pháp phòng ngừa biến chứng tắc nghẽn mạch máu chi dưới

Để phòng ngừa bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới, người bệnh cần có chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao phù hợp. Tùy theo tình trạng sức khỏe và bệnh lý mà bạn cần có phương pháp chăm sóc sau điều trị phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm thành phần từ thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ quá trình phục hồi, phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu chi dưới. Sản phẩm có thành phần enzym Nattokinase (đậu tương lên men) là một trong những lựa chọn được người dùng tin tưởng sử dụng hiện nay. Theo nghiên cứu, nattokinase có tác dụng như sau:

  • Giảm các mảng xơ vữa và huyết khối bám trên thành mạch, tăng cường lưu thông máu hiệu quả.
  • Chống lại sự hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn máu máu chi dưới

Xem thêm: Nattokinase: Bí quyết vàng giúp phòng ngừa và cải thiện đột quỵ

Sản phẩm có thành phần nattokinase ra đời năm 2006 đã và đang được giới chuyên gia và người dùng đánh giá cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sản phẩm có hiệu quả sử dụng lâu dài, an toàn với sức khỏe con người và mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu chi dưới.

Nattokinase có tác dụng tốt trong điều trị tắc nghẽn mạch máu chi dưới

Nattokinase có tác dụng tốt trong điều trị tắc nghẽn mạch máu chi dưới

Bài viết trên đây là những chia sẻ về bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới. Hy vọng các thông tin kể trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan mời bạn đọc để lại câu hỏi để nhận được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3361053/

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/peripheral-vascular-disease

https://www.carolinaheartandleg.com/peripheral-arty-disease/

Dược sĩ Lan Khuê

Bình luận