Cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh mạch vành và 6 điều nên biết
Tổng quát về bệnh mạch vành
Bệnh mạch và hiện đang là một bệnh lý tim mạch phổ biến và có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh mạch vành (Coronary Artery Disease) là bệnh lý xảy ra khi tim không được các mạch máu chính cung cấp đủ máu do mạch vành bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Hiện tượng này khiến người bệnh bị chóng mặt, đau tức ngực, khó thở.
Theo thống kê, bệnh mạch vành là loại bệnh tim phổ biến nhất. Có khoảng hơn 16,5 triệu người Mỹ từ 20 tuổi trở lên bị bệnh mạch vành. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở Hoa Kỳ với thống kê cứ khoảng 40s sẽ có 1 người bị đau tim ở đây.
Có nhiều loại bệnh mạch vành khác nhau như xơ vữa mạch vành, tắc mạch vành,...
Bệnh mạch vành ở người trẻ
Tỷ lệ thống kê cho thấy người bị bệnh mạch vành trên 50 tuổi là 1/100. Tuy nhiên, tỷ lệ này những năm gần đây đã chiếm tới 6/100 bệnh nhân và lứa tuổi bị mắc bệnh mạch vành đã trẻ hóa, đặc biệt ở 40 – 45 tuổi.
Ngoài ra, theo thống kê của các bệnh viện lớn tại Việt Nam, tỉ lệ xuất hiện các bệnh tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành và tiến triển thành nhồi máu cơ tim ở người trẻ (Từ 45 – 50 tuổi) tăng lên 10,5% và người rất trẻ (dưới 35 tuổi) là 1,8%.
Nguyên nhân dẫn đến xu hướng này chính là chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, không lành mạnh. Thêm vào đó, thường xuyên ở trong tình trạng stress kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người trẻ.
Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành có thể xuất phát từ những nguyên nhân trực tiếp như tăng cholesterol, xuất hiện cục máu đông,… cùng các yếu tố nguy cơ khác.
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành chính là sự tổn thương bên trong thành động mạch vành và xuất hiện các mảng bám.
Các tổn thương này được hình thành khi trong động mạch vành xuất hiện các cholesterol dư thừa, lắng đọng tại đây và gây tổn thương, gây viêm cho động mạch vành. Ngoài cholesterol, những tế bào viêm, canxi, lipoprotein cũng có thể bám lại bên trong thành mạch vành và gây viêm tại đây.
Dựa vào nguyên nhân, bệnh mạch vành được chia thành các loại bệnh bao gồm xơ vữa động mạch vành, co thắt mạch vành và bóc tách động mạch vành.
Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh mạch vành cũng như sự nguy hiểm của bệnh. Ví dụ như:
Yếu tố tuổi tác: Theo thời gian, nguy cơ bị mắc bệnh mạch vành càng cao hơn.
Di truyền: Gia đình có người bị tiền sử bệnh tim mạch.
Lối sống không khoa học: Thường xuyên stress, chế độ ăn quá nhiều chất béo xấu, ít vận động,…
Thừa cân béo phì: Những người có BMI cao hơn 23 dễ bị mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn, trong đó có bệnh mạch vành.
Đang có các bệnh lý khác: Như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, suy thận mạn, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng, rối loạn lipid máu,…
Béo phì là một trong các yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành
Sự nguy hiểm thể hiện ở triệu chứng bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm bởi nó không hoặc ít biểu hiện ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Hầu hết, các mảng xơ vữa sẽ được tích lũy nhiều năm và biểu hiện rõ rệt khi động mạch vành đã bị thu hẹp. Lúc này, những triệu chứng nhỏ như khó thở, đặc biệt là sau vận động thể chất nhẹ nhàng mới khởi phát.
Do đó, nếu bạn đang gặp một trong những triệu chứng sau đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh:
- Đau thắt ngực: Vùng ngực khó chịu, căng tức, áp lực, đau nhức, bỏng rát và có thể kéo theo đầy bụng và đau âm ỉ. Cơn đau này có thể lan dần đến khu vực cánh tay, cổ, lưng, vai trái hoặc hàm.
- Cảm thấy mệt mỏi, choáng váng hoặc chóng mặt. Xuất hiện sự lo lắng không rõ lý do.
- Đôi khi cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, khó tiêu, ợ chua và đổ mồ hôi lạnh.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành
Không chỉ nguy hiểm ở triệu chứng, bệnh mạch vành còn tiềm ẩn nguy hiểm khi không được phát hiện kịp thời. Lúc này, bệnh mạch vành có thể tiến triển thành các biến chứng như sau:
- Gây ra các cơn đau thắt ngực do động mạch vành bị thu hẹp, các cơn đau tim do cholesterol bị vỡ, hình thành huyết khối gây tắc nghẽn động mạch tim hoàn toàn.
- Rối loạn nhịp tim: Xảy ra khi tim không được cung cấp đủ máu.
- Suy tim: Tim khi bị thiếu máu trong thời gian dài có thể bị suy giảm chức năng dẫn đến suy tim. Lúc này tim đã không thể phục hồi lại như bình thường.
- Nhồi máu cơ tim, sốc tim, ngừng tim đột ngột: Đây là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh mạch vành có thể gây ra các cơn đau thắt ngực nguy hiểm
Các phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành
Ngoài việc kiểm tra các triệu chứng, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra kết luận về bệnh mạch vành. Một số phương pháp chẩn đoán đang được sử dụng như:
Điện tâm đồ (EKG): Xem xét các hoạt động của tim để phát hiện các vấn đề về nhịp tim, thiếu máu cục bộ hoặc các cơn đau tim.
Siêu âm tim: Kiểm tra cấu trúc và chức năng tổng thể của tim có hoạt động tốt không.
Kiểm tra căng thẳng (bài tập hoặc dược lý): Sử dụng để phát hiện cơn đau thắt ngực, tắc mạch vành khi người bệnh vận động cao hoặc được sử dụng thuốc làm tăng nhịp tim.
Chụp X-quang ngực: Kiểm tra về hình ảnh tim, phổi và sự hoạt động của chúng.
Chụp canxi mạch vành: Đo lượng canxi có trong thành động mạch, xác định có phải dấu hiệu của xơ vữa mạch vành hay không.
Xét nghiệm máu: Được chỉ định để kiểm tra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến động mạch vành. Ví dụ như cholesterol, glucose, protein, lipoprotein,…
Thông tim: Sử dụng các ống luồn mềm, nhỏ để kiểm tra về sự tắc nghẽn của động mạch vành và chức năng tim.
Một số cách chẩn đoán hỗ trợ: Chụp ảnh hạt nhân, chụp mạch cắt lớp vi tính.
Bệnh mạch vành được điều trị ra sao?
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mạch vành, phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Bao gồm sử dụng thuốc, các biện pháp can thiệp và phẫu thuật mạch vành.
Thay đổi lối sống
Ở mọi giai đoạn hay mức độ bệnh mạch vành, người bệnh sẽ được hướng dẫn đầu tiên về thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để giảm tiến trình bệnh và hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Việc thay đổi lối sống bao gồm chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập hàng ngày. Cụ thể như sau:
Chế độ sinh hoạt: Không hút thuốc lá hoặc các sản phẩm từ thuốc lá, hạn chế thức khuya, kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống, kiểm soát cân nặng về mức phù hợp.
Chế độ ăn uống: Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, ăn ít muối, đường trong bữa ăn. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tim mạch như ngũ cốc thô, trái cây, rau xanh,… Hai chế độ ăn tốt mà người bệnh mạch vành có thể tham khảo là DASH và chế độ Địa Trung Hải.
Chế độ luyện tập: Bệnh nhân nên thực hiện tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ 30 phút/ngày (tương đương 10000 bước), mỗi tuần 5 ngày. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng và giải tỏa được căng thẳng trong cuộc sống, từ đó giảm tiến trình bệnh mạch vành.
Kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm: Người bệnh cần điều trị và kiểm soát các bệnh lý đi kèm như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì,…
Tập luyện và ăn uống lành mạnh là yếu tố luôn có mặt trong điều trị bệnh mạch vành
Sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành
Nếu việc điều chỉnh lối sống không đủ để hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc. Ví dụ như:
Thuốc điều chỉnh cholesterol: Sử dụng để làm giảm cholesterol trong mạch vành. Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc như statin, fibrat, niacin, chất cô lập axit mật,..
Aspirin: Sử dụng để chống tiểu cầu tập kết hình thành huyết khối, giảm tắc nghẽn động mạch vành. Aspirin cũng giúp ngăn ngừa những cơn đau tim trong tương lai.
Thuốc chẹn canxi, chẹn beta, Ranolazine, Nitroglycerin: Làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp, giảm nhu cầu oxy trong máu, cải thiện chứng đau ngực và làm giảm nguy cơ bị đau tim.
Thuốc ức chế chuyển men hoặc chẹn thụ thể Angiotensin II: Giảm huyết áp và ngăn ngừa tiến trình của bệnh mạch vành.
Biện pháp can thiệp và phẫu thuật mạch vành
Trong trường hợp thuốc và thay đổi lối sống không thể làm giảm mức độ nguy hiểm của bệnh mạch vành, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp can thiệp hoặc phẫu thuật.
Biện pháp can thiệp
Các thủ thuật can thiệp mạch vành là phương pháp điều trị không phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được những mảng tích tụ làm tắc nghẽn mạch vành. Hai thủ thuật được sử dụng phổ biến là nong mạch vành bằng bóng, đặt stent mạch vành.
Những thủ thuật này sẽ được thực hiện với một ống dài, mỏng và đưa vào động mạch cổ tay/chân đến khu vực mạch vành đang tắc nghẽn. Sau đó sẽ thực hiện mở rộng lòng mạch vành đang bị tắc nghẽn và giúp máu được lưu thông trở lại.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG)
Với một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Phẫu thuật này sẽ lấy một đoạn động mạch/tĩnh mạch từ những vị trí khác và làm cầu nối đến mạch vành đang bị tổn thương. Từ đó, máu và oxy sẽ được lưu thông và cung cấp trở lại cho tim.
Phẫu thuật bệnh mạch vành được chỉ định khi thuốc và lối sống không đáp ứng bệnh
Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành mới nghiên cứu
Ngoài những phương pháp trên, hiện nay trên thế giới cũng đang nghiên cứu thêm một số phương pháp điều trị mới. Ví dụ như:
- Tạo mạch từ tế bào gốc: Bác sĩ sẽ sử dụng tế bào gốc hoặc những yếu tố di truyền khác để tạo mạch vành mới thay thế cho mạch vành đã tổn thương.
- Tăng cường chống co giật ngoài (EECP): Được sử dụng cho người bệnh mạch vành bị đau thắt ngực không đáp ứng được thuốc và không điều trị được bằng biện pháp can thiệp, phẫu thuật. Phương pháp này sẽ sử dụng các vòng bít bơm hơi để ép mạch máu dưới cơ thể, từ đó tạo áp lực giúp máu lưu thông đến tim tốt hơn.
Ngoài các biện pháp trên, để phòng ngừa biến chứng bệnh mạch vành, ngăn ngừa đột quỵ, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa nattokinase. Nattokinase là enzyme có nguồn gốc từ đậu tương lên men giúp tiêu sợi huyết, ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu, từ đó làm tan huyết khối, ngăn ngừa đột quỵ não. Ngoài ra, nattokinase còn giúp điều hòa huyết áp, đường huyết và hạ mỡ máu hiệu quả.
Dù thực hiện bất kỳ phương pháp nào, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống, lối sống khoa học để giúp phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành tốt hơn.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh mạch vành. Đây là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó, nếu người bệnh đang có bất kỳ triệu chứng nào được nhắc đến ở trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến bệnh mạch vành, vui lòng để lại câu hỏi tại phần bình luận để được giải đáp sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease#treatment
https://www.webmd.com/heart-disease/guide/heart-disease-coronary-artery-disease
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16898-coronary-artery-disease
Bình luận