Nắng nóng kéo dài sẽ khiến tỷ lệ đột quỵ gia tăng. Tuy nhiên để nhận biết được cơn đột quỵ thật sự là điều không đơn giản bưởi vào mùa nắng đột quỵ thường bị nhầm lẫn với những cơn say nắng, sốc nhiệt khiến người bệnh chủ quan. Dễ nhầm lẫn giữa hai tình trạng sẽ khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm.

Làm sao để phân biệt giữa đột quỵ và say nắng?

Say nắng và đột quỵ mùa nóng là hai tình trạng khác nhau nhưng lại có dấu hiệu tương tự nhau. Để phân biệt được 2 trạng thái này trước hết bạn phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra chúng.

  • Sốc nhiệt, say nắng là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhất là đối với những người làm việc ở ngoài trời nắng trong thời gian dài đến mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể.
  • Đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngưng đột ngột, khiến vùng não đó bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Chỉ cần vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi, cơ thể người bệnh dần mất các chức năng được tế bào não đó điều khiển.

Nắng nóng sẽ khiến đột quỵ dễ xảy ra, đặc biệt ở người có nguy cơ cao.png

Nắng nóng sẽ khiến đột quỵ dễ xảy ra, đặc biệt ở người có nguy cơ cao

Nắng nóng là nguyên nhân trực tiếp gây say nắng, sốc nhiệt. Nhưng với đột quỵ nắng nóng chỉ là yếu tố thuận lợi khiến những người có yếu tố nguy cơ của đột quỵ não như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… dễ bị đột quỵ hơn.

Tuy nhiên để phân biệt được 2 tình trạng này, bạn cần dựa vào các đặc điểm sau:

  • Người say nắng, sốc nhiệt có hiện tượng: môi khô, mắt trũng, véo da để lại dấu, trước đó có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, kiệt sức, buồn nôn, nôn mửa, chuột rút… 
  • Với người đột quỵ có biểu hiện: rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt một nửa cơ thể, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội…

Cần làm gì khi gặp người đột quỵ, say nắng vào mùa hè?

Dựa vào các dấu hiệu trên mà bạn có thể phân biệt được người bệnh đang bị đột quỵ hay chỉ là say nắng thông thường. Từ đó có được hướng sơ cứu kịp thời, cụ thể như sau:

  • Với người đột quỵ: Bạn hãy gọi cấp cứu càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự ý cho người bệnh ăn uống, bấm huyệt, châm cứu, cạo gió… điều này rất nguy hiểm cho người bệnh. Hãy để người bệnh nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng. Nếu người bệnh bị nôn, cần xoay người sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi và sẽ không bị sặc. Nếu người bệnh ngừng tim, cần thực hiện thao tác hồi sức tim phổi.
  • Với người bị say nắng, sốc nhiệt: Hãy đưa người bệnh ra khỏi môi trường nóng, nới lỏng quần áo, chuyển tới nơi có bóng râm. Làm mát cơ thể người bệnh bằng cách dùng quạt để thúc đẩy ra mồ hôi và bốc hơi, đặt túi chườm đá ở nách và bẹn. Theo dõi thân nhiệt của người bệnh thường xuyên và liên tục làm mát cho đến khi nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 38,3-38,8 độ C. 

Gọi ngay cấp cứu khi thấy người bệnh đột quỵ.png

Gọi ngay cấp cứu khi thấy người bệnh đột quỵ

Cách phòng ngừa đột quỵ vào mùa nóng

Đừng để khi nào thời tiết nắng nóng mới bắt đầu phòng ngừa đột quỵ, hãy phòng ngừa đột quỵ ngay từ thời điểm bắt đầu vào hè. Một số lưu ý và mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị đột quỵ mùa nóng, đặc biệt ở người có nguy cơ cao:

  • Sử dụng điều hòa đúng cách: Chỉ nên để điều hòa ở mức 26-27 độ C. Tuyệt đối không được để lạnh sâu dưới 20 độ C, nên để chế độ gió tránh điều hòa xối trực tiếp vào người. Nếu đi từ ngoài trời nắng về cần ngồi nghỉ để cơ thể dần quen với nhiệt độ trong nhà trước khi vào phòng điều hòa.
  • Nên sử dụng các loại quần áo chống nắng được làm từ vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, có thể bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho tim mạch và phòng ngừa cục máu đông hình thành như đậu tương lên men. 
  • Nên tập thể dục vào lúc trời mát hoặc vận động ngay tại nhà, nơi làm việc. Tránh ra đường vào thời điểm nắng gay gắt từ 10 giờ-16 giờ hàng ngày.

Chỉ nên bật điều hòa ở mức nhiệt độ phù hợp chống đột quỵ, sốc nhiệt.png

Chỉ nên bật điều hòa ở mức nhiệt độ phù hợp chống đột quỵ, sốc nhiệt

Bên cạnh đó, để phòng ngừa đột quỵ mùa nóng hiệu quả nhất các chuyên gia đã khuyên nên dùng thêm các sản phẩm thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa cơn đột quỵ. Viên uống phòng ngừa đột quỵ có thành phần chính nattokinase đã được nghiên cứu lâm sàng chính là lựa chọn hàng đầu cho bạn.

Nattokinase có trong sản phẩm là một loại enzyme từ đậu tương lên men, được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh về tác dụng làm tan cục máu đông, giảm huyết áp, ổn định đường huyết, giảm nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch và giảm cholesterol an toàn hiệu quả. Chính vì thế, sản phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa cơn đột quỵ não, hiệu quả đã được kiểm chứng bởi các nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện TWQĐ 108, viện quân y 103.

Sản phẩm có thành phần chính nattokinase giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.png

Sản phẩm có thành phần chính nattokinase giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Sản phẩm được ứng dụng công nghệ bào chế bao vi nang và nuôi cấy enzym nattokinase đặc biệt giúp cho được hiệu quả tốt nhất trong việc phòng ngừa đột quỵ. Công nghệ đặc biệt này gips nattokinase không bị phá hủy khi đi qua dạ dày, đảm bảo được tác dụng của sản phẩm. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng liên tục từ 1-3 tháng và 4-6 viên/ ngày.

Qua bài viết vừa rồi chắc hẳn bạn đọc đã biết cách phân biệt, nhận biết cơn đột quỵ và say nắng. Nếu có băn khoăn về các vấn đề đột quỵ não, đừng ngần ngại hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn sớm nhất.

Dược sĩ Lan Khuê

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Nattospes.webp

Bình luận