Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm các túi khí trong phổi, do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị viêm phổi để bạn có thể nhận biết sớm và bảo vệ sức khỏe bản thân mình.

Triệu chứng của viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi có thể gặp như:

Sốt cao, ớn lạnh

Một triệu chứng phổ biến của viêm phổi đó là sốt. Sốt thành cơn hoặc sốt liên tục cả ngày, đổ mồ hôi, có thể kèm rét run hoặc không. Mức độ sốt có thể dao động từ sốt nhẹ 38 - 38,5 độ C đến sốt cao 39 - 40 độ C. 

Sốt cao, ớn lạnh là triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi

Sốt cao, ớn lạnh là triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi

Ho có đờm

Ho là triệu chứng thường xuất hiện sớm, ho có thể thành cơn hoặc ho liên tục cả ngày, thường là ho kèm đờm. Trường hợp phổ biến là đờm có màu rỉ sắt (lẫn máu). Ngoài ra, nhiều trường hợp khi ho ra đờm màu vàng hoặc xanh lá, có mùi hôi.

Thở nhanh, khó thở

Viêm phổi khiến các phế nang bị tổn thương, làm suy giảm chức năng trao đổi khí dẫn đến thiếu oxy máu, có thể kèm theo tăng CO2 trong máu. Nhu cầu cung cấp oxy cho cơ thể không được đảm bảo dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị khó thở, thở nhanh và đau tức ngực,...

  • Trường hợp viêm phổi nhẹ bệnh nhân có thể không hoặc chỉ khó thở nhẹ.
  • Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các biểu hiện của suy hô hấp như: tím tái, thở nhanh nông và co kéo các cơ hô hấp. 

Suy nhược cơ thể

Tình trạng sốt và thở nhanh gây mất nước qua đường da và hô hấp nhiều hơn so với bình thường. Nếu không được bồi hoàn đủ lượng nước sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, đặc biệt đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh dễ bị mất nước hơn khi bị sốt.

Ngoài ra, trẻ em có thể gặp một số triệu chứng khác ít điển hình hơn như tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn và nôn, điều này càng làm nặng thêm tình trạng suy nhược cơ thể.

Mạch đập nhanh

Cơ thể phản xạ lại việc thiếu oxy trong máu do viêm phổi bằng cách tăng co bóp cơ tim nhằm cố gắng bơm máu đến các cơ quan thiết yếu của cơ thể, đặc biệt là não. Trong trường hợp suy hô hấp do viêm phổi, huyết áp của bệnh nhân thường tụt trong khi mạch lại nhanh và yếu.

Nếu thấy có dấu hiệu mạch đập nhanh có thể là dấu hiệu của suy hô hấp do viêm phổi

Nếu thấy có dấu hiệu mạch đập nhanh có thể là dấu hiệu của suy hô hấp do viêm phổi

Nguyên nhân gây viêm phổi

Thông thường, có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm. Cụ thể:

  • Vi khuẩn: Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi. Một số loại vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp là phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ hoại tử…
  • Virus: Virus cũng có thể gây viêm phổi, ví dụ như virus cúm, virus RSV…
  • Nấm: Nấm thường gây viêm phổi ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Ngoài các nguyên nhân gây viêm phổi trên, người bệnh vẫn có thể mắc viêm phổi nếu có các yếu tố nguy cơ:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu và thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
  • Người bệnh phải thở máy hoặc nằm viện trong thời gian dài, có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn bệnh viện xâm nhập và gây viêm phổi ở người lớn.
  • Người mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính,... Các bệnh này khiến đường thở bị xơ hóa và dễ bị kích thích bởi các tác nhân lạ từ môi trường, gây viêm phổi.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá, khí độc hại cũng có nguy cơ bị tổn thương các tế bào niêm mạc đường thở, dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản.

Thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi

Thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi

Các biến chứng nguy hiểm do viêm phổi gây ra

Ngay cả khi được điều trị, một số người bị viêm phổi, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể gặp các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn xâm nhập vào máu từ phổi có thể lây nhiễm bệnh sang các cơ quan khác, có khả năng gây suy nội tạng.
  • Suy hô hấp: Nếu viêm phổi diễn biến nặng hoặc mắc kèm các bệnh mãn tính về phổi sẽ khiến tình trạng khó thở diễn tiến nặng hơn và cần được cung cấp oxy. Lúc này người bệnh có thể phải nhập viện và sử dụng máy thở (máy thở) cho đến khi phổi lành trở lại.
  • Tràn dịch màng phổi: Viêm phổi có thể khiến chất lỏng tích tụ trong không gian mỏng giữa các lớp mô lót phổi và khoang ngực. Nếu lượng dịch trong khoang màng phổi tăng lên gây khó thở, bạn có thể cần phải được chọc hút hoặc dẫn lưu dịch.
  • Áp xe phổi: Tình trạng này xảy ra nếu mủ hình thành trong một khoang bên trong phổi. Áp xe thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đôi khi, phẫu thuật hoặc dẫn lưu bằng kim hoặc ống dài đặt vào ổ áp xe là cần thiết để loại bỏ mủ.

Áp xe phổi là biến chứng có thể gặp do viêm phổi gây ra

Áp xe phổi là biến chứng có thể gặp do viêm phổi gây ra

Điều trị viêm phổi như thế nào?

Việc điều trị bệnh chủ yếu liên quan đến việc chữa nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng. Dưới đây là những biện pháp điều trị viêm phổi hiệu quả:

Điều trị tại bệnh viện

Người lớn mắc bệnh viêm phổi nặng với biểu hiện thở gắng sức cần được đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời. Riêng với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi có các biểu hiện viêm phổi đều phải nhập viện cấp cứu ngay. Trẻ từ 2-5 tuổi mà không ăn uống, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít cũng phải lập tức nhập viện điều trị.

Điều trị tại nhà

Hầu hết các triệu chứng giảm bớt trong một vài ngày hoặc vài tuần, cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài trong một tháng hoặc hơn. Khi điều trị tại nhà, bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc theo nguyên nhân gây viêm phổi. Một số loại thuốc điều trị bệnh sử dụng theo đơn của bác sĩ như:

  • Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn. Có thể mất thời gian để xác định loại vi khuẩn gây viêm phổi và lựa chọn loại kháng sinh tốt nhất để điều trị. Nếu các triệu chứng không cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh khác.
  • Thuốc hạ sốt/thuốc giảm đau bao gồm các loại thuốc như aspirin, ibuprofen và acetaminophen.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm phổi cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm phổi cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì bạn đừng quên kết hợp sử dụng những sản phẩm thảo dược có chứa hoạt chất chính là Fibrolysin. Đây là hợp chất của kẽm gluconate và methylsulfonylmethane có tác dụng ngăn chặn quá trình xơ hóa, thay đổi cấu trúc đường thở do viêm, nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài, tác động được vào nguyên nhân chính của bệnh viêm phổi. 

Ngoài ra, sản phẩm này còn được bổ sung thêm các tinh chất từ dược liệu: Xạ đen, xạ can, bán biên liên, nhũ hương, tạo giác,... giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm phổi như ho, ho có đờm, khó thở,... Đồng thời giúp người bệnh dễ chịu hơn và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Đặc biệt nhờ có công nghệ bào chế lượng tử giúp các thành phần trong sản phẩm này an toàn lành tính chiết xuất được hàm lượng hoạt chất cao giúp người bệnh an tâm khi sử dụng.

Tóm lại, viêm phổi là một bệnh lý hô hấp nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và thăm khám bác sĩ khi có nghi ngờ là vô cùng quan trọng. Bài viết này chỉ cung cấp thông tin tham khảo. Để được tư vấn cụ thể về cách điều trị viêm phổi, bạn hãy bình luận xuống phía dưới nhé!

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận