Từ lâu, lá vối, nụ vối đã được dùng như một loại trà uống giải khát. Vậy khi bị huyết áp cao có uống được lá vối không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các bác sĩ, trong nhiều trường hợp, bạn không nên uống nước vối hoặc uống nước vối khi đói, hay uống quá nhiều cũng không tốt cho cơ thể. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này!

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp là sự kết hợp của áp lực tâm thu và tâm trương. Huyết áp tâm thu đại diện cho áp lực khi tim đang đập và huyết áp tâm trương là chỉ số khi tim nghỉ ngơi. Vậy huyết áp bình thường và huyết áp cao là bao nhiêu? Bình thường, chỉ số huyết áp luôn ở dưới ngưỡng 120/80 mmHg. Bạn sẽ được chẩn đoán tiền tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu ở mức giữa 120 – 129 mmHg và tâm trương dưới 80 mmHg. Gọi là huyết áp cao giai đoạn 1 khi chỉ số áp lực tâm thu trong khoảng 130 - 139 mmHg hoặc tâm trương giữa 80 - 89 mmHg. Huyết áp cao giai đoạn 2 xảy ra khi huyết áp tâm thu chạm mốc 140 mmHg hoặc tâm trương đạt 90 mmHg.

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ

Huyết áp cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và tiểu đường.  Một số biến chứng khác khi không kiểm soát tốt huyết áp, bao gồm: Tổn thương động mạch, phình động mạch, suy tim, tắc hoặc vỡ mạch máu, suy giảm chức năng thận, mất thị lực, suy giảm nhận thức, hội chứng chuyển hóa (cholesterol và insulin cao, xơ vữa động mạch, tăng kích thước vòng eo). Thông thường, người mắc không có triệu chứng cao huyết áp rõ ràng, nhưng các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm: Đau ngực, đau đầu, ù tai, nhịp tim không đều, chảy máu mũi, mệt mỏi hoặc thay đổi thị lực.

Nguyên nhân gây huyết áp cao

Huyết áp cao là bệnh khá phổ biến trên thế giới, chia ra làm 2 loại chính là cao huyết áp thứ phát và cao huyết áp nguyên phát. 

Cao huyết áp thứ phát

Cao huyết áp xảy ra có thể là triệu chứng của một số bệnh như:

- Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp và mạn tính, suy thận, thận đa nang, ứ nước bể thận, tăng tiết renin,…

- Nguyên nhân nội tiết: Hội chứng Conn, hội chứng Cushing, phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh, u tủy thượng thận, tăng calci máu, cường giáp, bệnh to đầu chi.

Cường giáp có thể là nguyên nhân gây cao huyết áp

Cường giáp có thể là nguyên nhân gây cao huyết áp

- Bệnh tim mạch: Hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ, hở van động mạch chủ.

- Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu, nguyên nhân thần kinh (nhiễm toan hô hấp), do thuốc (sử dụng thuốc corticoid kéo dài, thuốc tránh thai,... 

Cao huyết áp nguyên phát (cao huyết áp chưa rõ nguyên nhân)

- Do hút thuốc lá.

- Rối loạn chuyển hóa lipid.

- Đái tháo đường.

- Người trên 60 tuổi dễ bị cao huyết áp.

- Nam giới hoặc nữ giới đã mãn kinh.

- Nghiện rượu bia, béo phì, ít vận động cơ thể, hoạt động thể chất,…

Người cao huyết áp có uống được lá vối không?

Lá vối vị hơi chát, tính mát, có tác dụng điều hòa gan, phổi và bàng quang. Vối có 2 loại là vối nếp và vối tẻ. Vối tẻ còn có tên gọi vối trâu, lá to màu xanh đậm. Vối nếp lá nhỏ hơn, màu ngà vàng, khi nấu nước có mùi thơm dễ chịu. Nước vối nếp đậm đà, ngon hơn vối tẻ. Vối quanh năm xanh tốt, tháng 3 - 4 âm lịch ra hoa, tháng 8 quả chín, người ta hái quả đã già vào tháng 5 - 6 phơi khô làm thuốc - tên thuốc là mạn kinh tử. Vậy người cao huyết áp có uống lá vối được không? Nước lá vối sắc đặc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, hạ huyết áp do gan nóng,... Dùng lá vối nấu nước uống hàng ngày để tiêu thực, làm giảm mỡ trong máu. 

Nước lá vối có tác dụng hạ áp hiệu quả

Nước lá vối có tác dụng hạ áp hiệu quả

Ngoài ra, uống nước lá vối còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt. Người ta thu hoạch hoa vối khi chưa nở gọi là nụ vối. Nụ vối phơi khô dùng nấu nước uống thay chè có tác dụng như lá vối. Bên cạnh đó, nụ vối còn dùng làm thuốc điều trị một số bệnh mang lại hiệu quả bất ngờ. Tuỳ theo yêu cầu của bài thuốc mà việc bào chế (sao tẩm) sẽ khác nhau. Để trị các chứng ở gan thì sao với giấm. Trị chứng đau đầu, phong thấp, co giật thì đem sao với rượu. Nếu chỉ thanh nhiệt giải độc thì không sao (để khô). Theo Đông y, quả vối có vị đắng cay, tính hơi hàn, giúp tán phong nhiệt, trị các chứng: Cảm mạo do phong nhiệt, nhức đầu, chóng mặt, tê thấp, co giật, mắt nhìn không rõ,…

Bài thuốc chữa cao huyết áp có dùng quả vối

Đông y đã dùng quả vối, kết hợp với nhiều vị thuốc quý khác để chữa nhiều bệnh, trong đó có cao huyết áp. Để chữa tăng huyết áp, dùng bài thuốc: Quả vối, hoa hòe, cát căn, mỗi vị 10g, sắc lấy nước uống. Ngoài ra, quả vối còn được dùng để:

Chữa đau đầu mắt mờ: Quả vối 10g, cúc hoa 8g, tế tân 3g, xuyên khung 6g, cam thảo 4g, bạch chỉ 6g sắc với 600ml nước lấy 200ml chia thành 3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn. Uống liên tục 20 ngày.

Nước lá vối còn có tác dụng tốt đối với người bị gan nhiễm mỡ

Nước lá vối còn có tác dụng tốt đối với người bị gan nhiễm mỡ

Chữa gan nhiễm mỡ: Quả vối 20g, hạ khô thảo 20g, hà diệp (lá sen phơi khô) 20g, ô mai 5 quả đun nước uống hàng ngày.

Chữa đau mắt có màng, sưng đỏ: Quả vối 12g, thảo quyết minh, hạt mã đề, hạt ích mẫu, mỗi vị 10g. Tán bột mịn ngày 2 lần, mỗi lần 6g, uống với nước ấm.

Chữa tiểu tiện không thông: Quả vối sấy khô, bỏ tạp chất, tán bột mịn uống với nước ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 3g.

Ổn định huyết áp nhờ thảo dược đã được chứng minh

Ngoài lá vối, bạn cũng có thể kiểm soát huyết áp nhờ loại thảo dược quen thuộc – cần tây. Theo Đông y, cần tây có vị chát, mùi nồng, tính lương (mát). Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây giúp hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, giảm lipid máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường. Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác và bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại dưới dạng viên nén tiện dùng.

Cần tây hỗ trợ điều trị cao huyết áp an toàn, hiệu quả

Cần tây hỗ trợ điều trị cao huyết áp an toàn, hiệu quả

Trong sản phẩm: Bên cạnh thành phần chính cần tây có tác dụng rất tốt cho người tăng huyết áp như đã nói ở trên, còn có cao tỏi giúp hạ huyết áp, tăng sức đề kháng, giảm cholesterol và lipid máu khiến việc lưu thông máu dễ hơn; cao dâu tằm, magiê citrate và nattokinase giúp giãn mạch máu; Berberin có tác dụng trên hệ giao cảm, từ đó giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, các thành phần của sản phẩm còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, kiểm soát các nguyên nhân và biểu hiện, phòng ngừa tăng huyết áp cho những người có nguy cơ cao.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: Người huyết áp cao uống nước lá vối được không? Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện khoa học, đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cao cần tây để huyết áp luôn trong tầm kiểm soát, bạn nhé!

Hải Vân

 

Bình luận