Các lưu ý khi sử dụng Betaloc (Metoprolol) điều trị cao huyết áp
Betaloc (Metoprolol) là thuốc gì?
Betaloc là thuốc chẹn beta được sử dụng điều trị cao huyết áp cùng các bệnh về hệ tim mạch. Thành phần chính trong thuốc là Metoprolol được xếp vào nhóm ức chế chọn lọc thụ thể beta - 1 adrenergic. Thuốc hoạt động với cơ chế ngăn chặn một số chất làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim trong cơ thể. Từ đó, thuốc được sử dụng cho các trường hợp:
- Giảm huyết áp cao (tăng huyết áp).
- Ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực.
- Điều trị/phòng ngừa các cơn đau tim, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng sau đau tim.
- Trong một số trường hợp, thuốc được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu.
Bạn có thể tìm thấy một số biệt dược khác có chứa hoạt chất Metoprolol có thể kể đến như: Egilok, Betaloc Zok, Metoprolol Stada, Lopressor,... Với biệt dược Betaloc, thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, với hai hàm lượng gồm:
- Betaloc 25mg: Đóng gói hộp 1 vỉ x 14 viên, giá bán tham khảo khoảng 74.000 đồng/hộp.
- Betaloc 50mg: Đóng gói hộp 3 vỉ x 20 viên, giá bán tham khảo khoảng 160.000 đồng/hộp.
Thuốc Betaloc 50mg dùng để điều trị tăng huyết áp
Ai không nên sử dụng Betaloc (Metoprolol)?
Không phải trường hợp cao huyết áp, đau thắt ngực nào cũng có thể sử dụng Betaloc. Một số nhóm chống chỉ định của Betaloc nếu sử dụng thuốc có thể gây ra nguy hiểm. Cụ thể như sau:
Nhóm chống chỉ định
Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho những đối tượng sau đây:
- Người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Người bệnh suy tim mất bù, chậm nhịp xoang.
- Người bệnh block nhĩ thất độ II, III.
- Người mắc hội chứng sốc tim, suy nút xoang, bệnh động mạch vành ngoại biên.
- Ngừng từng có tiền sử tim đập chậm và ngất xỉu.
Nhóm cần thận trọng
Cần lưu ý về liều lượng thuốc, theo dõi chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc với những trường hợp sau:
- Người đang gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp như hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
- Người bị bệnh tiểu đường, bệnh gan, suy tim sung huyết.
- Đang gặp các vấn đề liên quan đến tuần hoàn.
- Đang bị rối loạn tuyến giáp hoặc có khối u ở tuyến thượng thận.
- Trẻ em cần có sự xem xét cẩn thận khi dùng.
Phụ nữ mang thai, cho con bú
Không nên sử dụng Betaloc (Metoprolol) ở phụ nữ có thai và đang cho con bú. Hoạt chất Metoprolol có khả năng đi qua sữa mẹ do đó khi trẻ bú mẹ sẽ nhận được một lượng nhỏ thuốc này. Do vậy, khi phụ nữ có thai hay đang cho trẻ bú sử dụng Betaloc sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn trên thai nhi hay trên trẻ bú mẹ.
Không sử dụng Betaloc cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
Liều dùng và cách dùng Betaloc (Metoprolol)
Việc sử dụng thuốc Betaloc cần đặc biệt tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ. Những thông tin về liều dùng, cách dùng sau đây được tổng hợp từ nhà sản xuất. Do đó, chỉ mang tính chất khuyến cáo và tham khảo thêm.
Cách dùng và Liều dùng
Betaloc (Metoprolol) được khuyến cáo nên sử dụng khi dạ dày rỗng tức là lúc người bệnh đói. Do đó, người bệnh nên uống thuốc từ 30 phút đến 1 giờ trước khi ăn. Nên uống thuốc với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Liều dùng của thuốc sẽ tùy thuộc vào từng mục tiêu điều trị. Cụ thể như sau:
- Đối với người bệnh cao huyết áp: 100- 200mg mỗi ngày. Chia 2 lần uống vào sáng, tối hoặc uống 1 lần vào buổi sáng.
- Đối với chỉ định điều trị đau thắt ngực: Liều đề nghị là 100-200 mg mỗi ngày cho những người bệnh này. Liều thuốc được chia thành 2 lần uống mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
- Ở người bệnh rối loạn chức năng tim có đi kèm với đánh trống ngực: Khuyến cáo liều dùng ở những người bệnh này là 100mg, uống 1 lần vào buổi sáng. Liều dùng của thuốc có thể tăng lên nếu cần.
- Điều trị duy trì ở người bệnh đã bị nhồi máu cơ tim: Sử dụng Betaloc dài hạn với liều 200mg mỗi ngày, chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối.
- Ở tác dụng điều hòa nhịp tim: Liều dùng 100-200mg mỗi ngày cho những người bệnh này. Liều thuốc được chia thành 2 lần uống mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
- Trong dự phòng chứng đau nửa đầu: Người bệnh uống liều 100-200mg mỗi ngày, chia thành 2 lần uống buổi sáng và tối.
Sử dụng thuốc Betaloc đúng với hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ của bạn
Cách xử trí khi quá liều - quên liều
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể quên hoặc dùng quá liều Betaloc. Nếu bạn gặp một trong các trường hợp này, có thể tham khảo cách xử lý như sau:
Quá liều:
Biểu hiện điển hình nhất khi người bệnh dùng Betaloc (Metoprolol) quá liều đó là bị hạ huyết áp nặng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như: Tm tái, nôn, buồn nôn, suy tim, ngừng tim,...
Do các hậu quả gặp phải khi dùng quá liều rất nặng nên người bệnh cần phải lưu ý sử dụng thuốc đều đặn và đúng liều lượng như chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp sử dụng quá liều thuốc bạn cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý triệu chứng kịp thời.
Quên liều:
Đã có nhiều trường hợp quên liều xảy ra. Khi quên bạn cần uống thuốc ngay sau khi nhớ ra. Ở trường hợp nhớ ra gần với giờ uống liều tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên và uống thuốc đều đặn như bình thường.
Ngừng thuốc:
Không tự ý ngừng thuốc đột ngột. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh của bạn trầm trọng hơn. Nếu muốn ngừng sử dụng thuốc, cần thông báo cho bác sĩ để có thể xem xét về lợi ích, nguy cơ trước khi ngừng.
Các tác dụng phụ của Betaloc có thể gặp
Betaloc (Metoprolol) khi vào cơ thể được dung nạp tốt. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có thể gây ra những tác dụng bất lợi trên người bệnh. Đã có ghi nhận một số trường hợp gặp các tác dụng không mong muốn như sau:
Triệu chứng thường gặp
- Trên hệ tim mạch: Nhịp tim chậm, hạ huyết áp tư thế đứng, đánh trống ngực, tay chân lạnh.
- Trên hệ tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón.
- Trên thần kinh: Mệt mỏi rất thường xảy ra trên người bệnh, nhức đầu, choáng váng.
- Trên hệ hô hấp: Triệu chứng khó thở mỗi khi gắng sức.
Triệu chứng ít gặp
- Trên hệ tim mạch: Các triệu chứng suy tim thoáng qua, block nhĩ thất độ I, đau vùng trước tim, phù.
- Trên hệ tiêu hóa: Nôn.
- Trên thần kinh: Mất tập trung, mất ngủ, ngủ gà hoặc có thể bị trầm cảm.
- Trên chuyển hóa: Đã có ghi nhận trường hợp người bệnh bị tăng cân khi dùng Betaloc (Metoprolol).
- Trên hệ hô hấp: Co thắt cơ trơn phế quản có thể dẫn tới khó thở.
- Trên da: Phát ban, nổi mẩn, tăng tiết mồ hôi.
Triệu chứng hiếm gặp: Rối loạn nhịp tim, khô miệng, đau khớp, viêm mũi, lú lẫn, rụng tóc.
Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý và theo dõi những biểu hiện của cơ thể để có thể ngăn chặn tác động bất lợi của thuốc kịp thời. Nếu gặp bất kỳ phản ứng bất thường nào có hoặc không có trong danh sách trên, hãy thông báo lập tức cho bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Betaloc có thể gây ra chứng đau đầu cho người bệnh
Tương tác thuốc của Betaloc (Metoprolol)
Metoprolol là một chất chuyển hóa của các enzym Cyt P450 và CYP2D6 ở gan. Do đó tất cả những thuốc có khả năng ức chế hay kích thích các enzym này đều gây ảnh hưởng đến khả năng tác dụng của thuốc. Một số nhóm thuốc có thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng Betaloc:
- Người bệnh sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm (IMAO), các thuốc chẹn giao cảm hay chẹn beta khác cần được theo dõi chặt chẽ.
- Không dùng clonidin đồng thời cùng Betaloc (Metoprolol), nên ngừng Betaloc trước khi dùng clonidin vài ngày.
- Khi dùng metoprolol đồng thời với thuốc đối kháng canxi thuộc nhóm verapamil hoặc diltiazem có thể làm tăng co bóp cơ.
- Khi dùng Betaloc cùng các thuốc chống loạn nhịp tim (thuộc nhóm quinidine và amiodarone) có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này.
- Tác dụng hạ huyết áp của thuốc Betaloc có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời với indomethacin và các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin khác.
- Các glycosid digitalis, kết hợp với Betaloc có thể làm nhịp tim chậm. Metoprolol có thể làm giảm sự thải trừ của thuốc lidocain.
- Sử dụng đồng thời với các thuốc trong nhóm dihydropyridin như nifedipin, có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và suy tim ở những người bệnh suy tim tiềm ẩn.
- Ở những người bệnh đái tháo đường thì có thể sẽ phải điều chỉnh lại iều lượng của thuốc tiểu đường uống và insulin khi sử dụng cùng với Betaloc.
- Cần thận trọng khi sử dụng Betaloc kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác và các thuốc chống trầm cảm ba vòng, phenothiazin, thuốc gây mê như barbiturat.
Ngoài ra, Betaloc có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác không nằm trong danh sách trên. Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị/vitamin hoặc thảo dược nào, hãy cho bác sĩ của bạn biết điều đó.
Betaloc (Metoprolol) nên sử dụng vào lúc đói do hiệu quả tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Đặc biệt ở những người bệnh sử dụng đồng thời bia, rượu với thuốc thì hiệu quả tác dụng của thuốc sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Không chỉ Betaloc mà các thuốc điều trị huyết áp khác đòi hỏi người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc thì mới đạt được hiệu quả cao. Để giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ trị bệnh. Một số thảo dược rất có lợi cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, hoàng bá, tỏi, dâu tằm. Trong đó, nghiên cứu tại Indonesia vào năm 2019 về tác dụng của cần tây đối với huyết áp cho thấy: Cao lá cần tây ngoài khả năng hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương còn giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho kết quả rằng: Tỷ lệ người bệnh hài lòng khi sử dụng sản phẩm chiết xuất từ cao cần tây rất cao, lên đến 92,8%.
Sử dụng cần tây kết hợp với Betaloc giúp ổn định huyết áp
>>> XEM THÊM: Người cao huyết áp nên uống gì để hạ?
Kiểm soát huyết áp không phải là vấn đề dễ dàng, người bệnh cần phải nắm vững những lưu ý và sử dụng thuốc đều đặn thì hiệu quả mới đạt được cao nhất. Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc Betaloc (Metoprolol) để hỗ trợ người bệnh sử dụng thuốc tốt hơn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc Betaloc (Metoprolol), đặc biệt là bệnh huyết áp, vui lòng liên hệ hotline 024. 3861530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Link tham khảo:
https://www.medicines.org.uk/emc/product/866
https://www.nhs.uk/medicines/metoprolol/
https://www.drugs.com/metoprolol.html
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26101753/
Bình luận