Trầm cảm là gì? Sự nguy hiểm của trầm cảm

Trầm cảm là chứng suy giảm khí sắc trong tâm thần học, hình thành khi não bộ hoạt động rối loạn gây ra các thay đổi trong suy nghĩ, hành động... và khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn bã, thiếu hứng thú với cuộc sống hiện tại. Họ có thể xuất hiện thêm những cảm xúc ngắn ngủi với các hoạt động bình thường trong cuộc sống.

Theo ước tính của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), có khoảng 5% người trưởng thành bị mắc trầm cảm, lứa tuổi trên 60 tuổi có thể lên đến 5,7%. Ở mức độ tồi tệ hơn, tổ chức này cho biết, mỗi năm có khoảng 700.000 người tự tử vì bệnh lý này.

Trầm cảm thường có khá nhiều mức độ và phân loại khác nhau. Tuy nhiên, hình thức phân loại sau đây được sử dụng khá phổ biến và hỗ trợ nhiều hơn cho quá trình điều trị. Bao gồm các loại sau: 

  • Rối loạn trầm cảm điển hình: Là hình thức rối loạn đơn cực. Ở loại trầm cảm này, bệnh nhân thường sẽ có những dấu hiệu đặc trưng của trầm cảm. 
  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Là trạng thái chán nản kéo dài trong thời gian ít nhất 2 năm. Người bệnh có thể có các dấu hiệu của các loại trầm cảm khác. Tuy nhiên, thời gian mắc bệnh chính là dấu hiệu rõ rệt của loại trầm cảm này.
  • Trầm cảm sau sinh: Trầm cảm sau sinh là sự thay đổi về thực thể, cảm xúc ở phụ nữ sau sinh, khiến người mẹ luôn trong trạng thái chán nản, mệt mỏi, lo lắng và thường xuyên trách móc bản thân không đủ khả năng chăm sóc con. 
  • Rối loạn trầm cảm theo mùa: Đặc trưng cho loại rối loạn này là thường xuất hiện vào mùa đông, gia tăng vào mùa xuân hoặc mùa hè.
  • Rối loạn trầm cảm lưỡng cực: Người bệnh có thể trải qua giai đoạn cảm xúc, tâm trạng cực kỳ tồi tệ, sau đó lại có tâm trạng cực cao như hưng phấn hoặc cáu kỉnh.

Tram-cam-la-nguyen-nhan-lon-hang-dau-gay-ra-tu-sat-o-nhom-tuoi-15-29.webp

Trầm cảm là nguyên nhân lớn hàng đầu gây ra tự sát ở nhóm tuổi 15 - 29 (WHO)

Dấu hiệu điển hình của trầm cảm

Trầm cảm thường sẽ bị lầm tưởng với những trạng thái cảm xúc lo âu, chán nản thông thường. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý nghiêm trọng và nó sẽ có những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý khác biệt.

Triệu chứng phổ biến của trầm cảm

Nếu bạn gặp một số triệu chứng sau đây gần như cả ngày và nó diễn ra trong ít nhất 2 tuần, có thể bạn đã có những dấu hiệu đầu của bệnh trầm cảm. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và chữa trị. Những dấu hiệu này bao gồm: 

Dấu hiệu về cảm xúc: Trầm cảm gây ra nhiều dấu hiệu tiêu cực về mặt cảm xúc. Người bệnh luôn u sầu, buồn bã, chán nản, lo lắng, hay cáu gắt và dễ nhạy cảm với những vấn đề xung quanh. Điều này khiến cho não bộ ngừng sản xuất serotonin - hormone hạnh phúc, giúp cơ thể cảm thấy vui vẻ. 

Mất hứng thú với cuộc sống: Đa số người bị trầm cảm bị mất hứng thú với công việc, cuộc sống và những thói quen yêu thích trước đây. Họ luôn có cảm giác mỏi mệt, mất động lực sống, chán nản trước mọi thứ, và tự cô lập bản thân, trốn tránh tiếp xúc với mọi người. 

Mất ngủ: Thống kê cho thấy có đến 90% người bị trầm cảm rơi vào tình trạng mất ngủ,  khó ngủ, ngủ không ngon giấc, gián đoạn giấc ngủ,... Nguyên nhân là do sự xuất hiện của các cảm xúc tiêu cực khiến người bệnh cảm thấy ức chế tâm lý, gây khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ. 

Mất niềm tin: Trầm cảm khiến người bệnh luôn sống trong sự chán nản, thất vọng về cuộc sống. Họ dần mất niềm tin vào mọi thứ trong cuộc sống, nhiều nghiên cứu chỉ ra người trầm cảm có xu hướng sử dụng các chất kích thích như 1 “liều thuốc” để tự xoa dịu tinh thần, trấn an bản thân. Thứ ám ảnh nhất đối với người trầm cảm là cảm giác tội lỗi, nguy hiểm hơn khi họ có ý định tự sát để giải thoát cuộc sống. 

Suy nghĩ tiêu cực: Trầm cảm khiến người bệnh luôn sống trong trạng thái mệt mỏi, chán nản, cảm thấy bản thân vô dụng, tự ti,... dẫn đến cảm giác tuyệt vọng, điều này khiến họ xuất hiện các suy nghĩ ám ảnh, tự làm bản thân đau đớn.

Su-tieu-cuc-trong-cam-xuc-la-mot-dau-hieu-pho-bien-cua-tram-cam.webp

Sự tiêu cực trong cảm xúc là một dấu hiệu phổ biến của trầm cảm

Triệu chứng trầm cảm ở một số đối tượng khác

Một số nhóm đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi sẽ có thêm những dấu hiệu khác biệt khi bị trầm cảm. Cụ thể như:

  • Trẻ em: Dễ trở nên buồn bã hoặc cáu kỉnh, kích động hơn. Không chịu đi học, bị sụt cân.
  • Người lớn tuổi: Trí nhớ gặp có khăn, thay đổi về tính cách. Thể chất bị mệt mỏi hoặc xuất hiện một số cơn đau vô căn. Mệt mỏi, khó ngủ, chán ăn, muốn ở nhà nhiều hơn.

Tổng hợp nguyên nhân bệnh trầm cảm

Trầm cảm được ví như “sát thủ thầm lặng” trong cuộc sống hiện đại. Theo các chuyên gia, nguyên nhân điển hình gây trầm cảm bao gồm: 

Căng thẳng kéo dài: Việc phải đối mặt với căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến tinh thần dễ kích động, điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, trầm uất, đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hội chứng trầm cảm.

Di truyền: Trong số các trường hợp được chẩn đoán mắc trầm cảm, 60% do môi trường tác động, 40% còn lại là do gen di truyền. Những người có cha mẹ, anh chị em ruột từng bị trầm cảm sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người bình thường. 

Thiếu hụt serotonin: Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có liên quan phức tạp với tâm trạng, hoạt động thần kinh và khả năng xử lý căng thẳng, đồng thời đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt cảm xúc tiêu cực gây bệnh lý trầm cảm.

Sang chấn tâm lý: Đối với người đã trải qua sự kiện ám ảnh, sợ hãi trong tuổi thơ. Khi bộ não gặp chấn động ở thời kỳ phát triển sẽ không còn linh hoạt để đối phó với các vấn đề gây căng thẳng trong tương lai, đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

Trầm cảm có nguy hiểm không?

Trầm cảm là bệnh lý tâm thần vô cùng nguy hiểm, bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Dưới đây là 3 hậu quả nguy hiểm do trầm cảm gây ra: 

Suy giảm hệ miễn dịch

Trầm cảm kéo dài sẽ sản sinh ra hormone cortisol gây stress và tồn tại lâu dài trong cơ thể, dần bào mòn hệ thống miễn dịch, điều này đồng nghĩa với việc bạn dễ mắc các vấn đề như: Ho, sốt, cảm cúm và các bệnh do virus tấn công,...

Tự tử 

Theo khảo sát, trầm cảm là nguyên nhân xếp thứ 2 sau tai nạn giao thông cướp đi tính mạng mỗi năm, đa số người trầm cảm đều muốn tìm đến cái chết để chấm dứt đau khổ, bế tắc trong cuộc sống. 

Nguoi-bi-tram-cam-thuong-de-xuat-hien-cac-y-nghi-lien-quan-den-tu-sat.webp

Người bị trầm cảm thường dễ xuất hiện các ý nghĩ liên quan đến tự sát

Các cách chữa bệnh trầm cảm hiện nay

Theo khảo sát, có khoảng 80 - 90% người bệnh trầm cảm được điều trị và đáp ứng tốt. Ngày nay để điều trị trầm cảm cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, tùy mức độ mà chuyên gia sẽ lựa chọn cách chữa trị phù hợp dành cho bạn. 3 cách điều trị phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Sử dụng thuốc chống trầm cảm

Sử dụng thuốc chống trầm cảm là lựa chọn đầu tay của nhiều bác sĩ, các nhóm thuốc điển hình bao gồm: 

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) chọn lọc. 
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs).
  • Serotonin và chất ức chế tái hấp thu norepinephrine (SNRIs).

Bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trên, mà cần có sự hướng dẫn nghiêm ngặt từ các chuyên gia thần kinh, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn, rối loạn tình dục, kích động, bồn chồn lo lắng, ức chế hô hấp,...

Liệu pháp tâm lý

Tâm lý trị liệu là phương pháp chuyên gia trao đổi với người bệnh về nguyên nhân gây trầm cảm. Từ buổi tư vấn, chuyên gia sẽ tìm cách xoa dịu tâm lý, xử lý khủng hoảng hoặc khó khăn trong hiện tại. Giúp người bệnh học cách kiểm soát cuộc sống nhằm giúp giảm bớt các triệu chứng. Phương pháp này có thể cho thấy hiệu quả sau khoảng 10 - 15 buổi điều trị.

Liệu pháp ECT

Đây là liệu pháp được sử dụng cho những người bị trầm cảm nặng và không đáp ứng được những phương pháp điều trị trên. Các bác sĩ sẽ thực hiện kích điện có bước sóng ngắn vào não cho người bệnh để giảm các triệu chứng của trầm cảm.

Lieu-phap-ECT-duoc-su-dung-cho-nguoi-benh-o-muc-do-nang.webp

Liệu pháp ECT được sử dụng cho người bệnh ở mức độ nặng

Lời khuyên giúp bạn vượt qua trầm cảm

Ngày nay để ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng gia tăng của bệnh lý trầm cảm, các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng các lời khuyên sau đây:

Vận động thể chất

Vận động thể dục thể thao là cách đơn giản giúp bạn cải thiện sức khỏe và thư giãn tinh thần, chống lại căng thẳng, mệt mỏi. Lời khuyên tốt nhất dành cho người trầm cảm là hãy vận động vào khung giờ 17-18h hàng ngày.

Thư giãn tinh thần

Người bị trầm cảm nên ưu tiên việc học các kỹ thuật thiền, yoga,... hoặc có thể tìm đến âm nhạc, đọc sách để thư giãn tinh thần.  Duy trì việc này hàng ngày sẽ giúp bạn điều chỉnh cảm xúc tiêu cực, lo lắng thái quá do bệnh lý này gây ra.

Bổ sung dinh dưỡng

Cách tốt nhất để cải thiện trầm cảm là bạn nên bổ sung các loại trái cây, rau và protein để cải thiện mức năng lượng. Đồng thời, tránh bỏ bữa và đảm bảo ăn các bữa đều đặn để chống lại hội chứng chán ăn do trầm cảm. 

Sử dụng thêm các loại thảo dược tốt cho hệ thần kinh

Tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh là một trong những biện pháp giúp người bệnh có thể giảm các triệu chứng và điều trị trầm cảm tốt hơn. Những loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính là sự lựa chọn tốt cho người trầm cảm.

Trong đó, nổi bật là những loại thảo dược như cao hợp hoan bì, cao táo nhân, cao hồng táo, cao ngũ vị tử, cao viễn chí, uất kim,... được sử dụng nhiều nhất. Những loại thảo dược này có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe hệ thần kinh, giảm các triệu chứng rối loạn lo âu, triệu chứng trầm cảm. Nghiên cứu của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ Nghiên cứu Khoa học của Đại học Thiệu Hưng phối hợp với Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc đã nhận thấy hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khoẻ thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin.

Cao-hop-hoan-bi-la-thao-duoc-giup-ho-tro-tot-cho-suc-khoe-he-than-kinh.webp

Cao hợp hoan bì là thảo dược giúp hỗ trợ tốt cho sức khỏe hệ thần kinh

Ngày nay, để giúp bạn tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh lý trầm cảm, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thần Khang mỗi ngày. Nếu bạn còn bất kì băn khoăn nào về bệnh lý suy nhược thần kinh, hãy liên hệ tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3712503/

https://www.healthline.com/health/depression

Dược sĩ Hoàng Anh

Kim-Than-Khang

Bình luận