Bệnh suy tim là gì? Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết
Suy tim là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Theo ước tính, có khoảng 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim, trong đó 25% tử vong trong năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán. Vì thế mỗi chúng ta nên có nhận thức đúng đắn về bệnh lý suy tim để có cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Hiểu về bệnh suy tim và các mức độ của bệnh
Suy tim là một hội chứng lâm sàng tim mạch phức tạp vì nó là sự kết hợp của nhiều triệu chứng, dấu hiệu và biến chứng do tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
là tình trạng suy giảm chức năng tim, khả năng co bóp và bơm máu của tim bị giảm sút và không thể đáp ứng được nhu cầu oxy và dưỡng chất của cơ thể. Giống như một chiếc máy bơm bị hỏng, tim suy yếu dần, dẫn đến tình trạng ứ trệ tuần toàn, thiếu máu đến các cơ quan nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tim càng ngày bị suy yếu thì sẽ làm giảm lưu thông máu đến các cơ quan
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng và hướng điều trị phù hợp, suy tim được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Phân loại theo vị trí buồng tim:
- Suy tim trái: Đây là loại suy tim phổ biến nhất. Buồng bơm máu chính của tim bị suy yếu, dẫn đến khó thở, mệt mỏi, ứ dịch phổi.
- Suy tim phải: Buồng bơm máu lên phổi bị suy yếu, gây sưng tấy chân, bụng, gan to.
- Suy tim toàn bộ: Cả hai buồng tim đều suy yếu, là giai đoạn nặng nề nhất.
Phân loại theo chức năng sinh lý:
- Suy tim tâm thu: Khả năng co bóp của tim giảm sút.
- Suy tim tâm trương: Tim gặp khó khăn trong việc giãn ra để tiếp nhận máu.
Phân loại theo mức độ tiến triển:
- Suy tim cấp tính: Xuất hiện đột ngột do một sự kiện cụ thể, như nhồi máu cơ tim hoặc van tim bị hỏng.
- Suy tim mạn tính: Phát triển dần theo thời gian do các tình trạng sức khỏe khác, như cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch.
Phân loại suy tim theo hệ thống NYHA: Đánh giá mức độ bệnh dựa trên chức năng:
- Mức độ I - Suy tim nhẹ: Không có triệu chứng, hoạt động thể chất bình thường hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ khi gắng sức nặng.
- Mức độ II - Suy tim trung bình: Có triệu chứng nhẹ khi gắng sức. Hoạt động thể chất nhẹ, đi bộ lên dốc hoặc cầu thang có thể gây mệt mỏi, khó thở hoặc đánh trống ngực.
- Mức độ III - Suy tim nặng: Có triệu chứng rõ ràng khi gắng sức nhẹ hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi. Hoạt động thể chất nhẹ cũng gây mệt mỏi, khó thở hoặc đánh trống ngực.
- Mức độ IV - Suy tim rất nặng: Khó thở dữ dội, cần thở oxy, nguy cơ tử vong cao.
Mỗi hệ thống phân loại đều ưu và nhược điểm riêng, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống phù hợp nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh từ đó đưa ra hướng điều trị suy tim phù hợp nhất giúp tăng tỷ lệ sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Nguyên nhân gây suy tim
Suy tim hay còn được gọi là “con đường cuối cùng của các bệnh lý tim mạch”. Điều này có nghĩa rằng, chỉ cần bạn có mắc vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch mà không kiểm soát, điều trị tốt thì đều có nguy cơ cao gặp phải biến chứng suy tim. Để điều trị suy tim hiệu quả, điều đầu tiên cũng là cần phải điều trị nguyên nhân, hạn chế các yếu tố nguy cơ để phòng tránh bệnh tái phát.
Suy tim là hậu quả cuối cùng của tất cả các bệnh lý tim mạch
Các nguyên nhân gây suy tim có thể kể đến như:
- Nhồi máu cơ tim: Do tắc nghẽn động mạch vành, dẫn đến tổn thương cơ tim, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu.
- Bệnh van tim: Các tổn thương van tim như van tim bị hẹp hoặc hở, vôi hóa van tim khiến van tim không thể đóng mở bình thường, làm giảm lưu lượng máu qua van tim. Tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến suy yếu theo thời gian.
- Bệnh tim bẩm sinh: Một số dị tật tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng tim, dẫn đến suy tim như thông liên nhĩ, thông liên thất…
- Cao huyết áp: Áp lực máu cao trong thời gian dài làm tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến dày lên và suy yếu.
- Các bệnh lý khác như tiểu đường, béo phì, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến suy tim.
- Lối sống thiếu khoa học như lười vận động, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia quá mức… cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tim và tăng huyết áp, dẫn đến suy tim.
Hút thuốc lá quá nhiều có thể là yếu tố nguy cơ gây suy tim
Triệu chứng nhận biết bệnh suy tim
Triệu chứng của suy tim có thể bao gồm:
Khó thở
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, thường xuất hiện khi gắng sức hoặc nằm ngửa. Cơn khó thở sẽ xuất hiện nhiều hơn khi đi bộ, leo cầu thang, mang vác vật nặng và xuất hiện nhiều về đêm, người bệnh thường xuyên thức giấc vì khó thở và cần kê cao gối để ngủ.
Mệt mỏi
Cơ thể bị ứ trệ tuần hoàn, thiếu oxy và dưỡng chất, nên người bệnh sẽ luôn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống, mệt mỏi ngay cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, mệt mỏi kéo dài, không cải thiện sau khi nghỉ ngơi gây mất tập trung, giảm hiệu quả công việc.
Các triệu chứng nhận biết bệnh suy tim
Sưng tấy, phù nề
Là triệu chứng nặng của suy tim, cảnh báo nguy cơ biến chứng cao. Do ứ trệ tuần hoàn gây thoát dịch. Dịch lỏng có thể ứ đọng ở chân, mắt cá chân, bụng, gây gan to, tăng cân đột ngột.
Ho khan
Suy tim làm giảm lưu thông máu lên phổi và có thể gây ứ trệ dịch trong phổi. Điều này khiến người bệnh có triệu chứng ho khan, ho liên tục, không có đờm. Ho nhiều về đêm, có thể kèm theo khò khè, thở khò khè, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nhịp tim nhanh hoặc không đều
Để bù đắp sự thiếu hụt máu tim sẽ có xu hướng đập nhanh và mạnh hơn để tăng co bóp, điều này gây ra triệu chứng nhịp tim nhanh hơn bình thường hoặc nhịp tim không đều, cảm giác tim đập thình thịch, trống ngực, chóng mặt do nhịp tim không ổn định.
Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như giảm cảm giác ngon miệng, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu do ảnh hưởng của suy tim lên hệ thống tiêu hóa.
Rối loạn nhịp tim là một trong những triệu chứng của suy tim
Các triệu chứng suy tim có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ suy tim. Một số người có thể chỉ có một vài triệu chứng, trong khi những người khác có thể có nhiều triệu chứng cùng lúc. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân mắc bệnh suy tim, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán cụ thể.
Suy tim là căn bệnh nguy hiểm không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tăng cường được chức năng tim, cải thiện khả năng co bóp của tim, giảm các triệu chứng tim mạch, giúp tăng cường chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Để làm được điều này thì bạn cần thăm khám và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Cần kiểm soát huyết áp nhịp tim đều đặn, thực hiện lối sống khoa học, tập thể dục áp dụng chế độ ăn tốt cho người bệnh tim mạch.
Cần dùng thuốc đều đặn để điều trị suy tim
Ngoài ra, để cải thiện bệnh suy tim hiệu quả hơn, bạn cũng có thể tham khảo dùng thêm sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện TWQĐ 108. Sự kết hợp thêm sản phẩm thảo dược và các phương pháp điều trị tây y là xu hướng mới hiện nay được nhiều chuyên gia tim mạch đánh giá cao. Sản phẩm có thành phần chính là cao Đan sâm, cao Hoàng đằng, cao Natto, L-carnitine, Magie, được ứng dụng công nghệ lượng tử giúp đảm bảo độ tinh sạch và hàm lượng hoạt chất sinh học cao. Sản phẩm an toàn lành tính và hoàn toàn có thể dùng chung với các thuốc điều trị tây y để hỗ trợ điều trị suy tim mà không lo ảnh hưởng đến các cơ quan gan thận dạ dày.
Theo VNEconomy, đã có đến gần 98% người dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, ho, phù nề, giúp cải thiện bệnh tim mạch, suy tim hiệu quả nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị các bệnh lý tim mạch, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.
Bình luận