Viêm thận là tình trạng thận xảy ra các tổn thương hoặc viêm nhiễm và không thể hoạt đúng với chức năng lọc máu của mình.  Bệnh mang đến những cơn đau buốt dai dẳng khó chịu đối với người bệnh. Vậy, làm sao để nhận biết được viêm thận? Cách giảm đau buốt khi bị viêm thận như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết về bệnh lý này dưới đây.

Viêm thận và dấu hiệu của viêm thận  

Viêm thận xảy ra khi thận bị viêm nhiễm hoặc gặp các tổn thương từ viêm nhiễm gây ra. Những tổn thương này khiến thận không thể thực hiện chức năng lọc máu của mình. Lúc này, những chất dư thừa, chất thải không được lọc vẫn tồn tại trong cơ thể và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

Viêm thận gây ra những cơn đau buốt ở vùng xương chậu. Hoặc cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi bạn đi tiểu. Vì vậy, nó khiến cho người bệnh khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. 

Theo thống kê từ CDC, có khoảng 37 triệu người trưởng thành tại Mỹ bị các vấn đề liên quan đến viêm thận và tổn thương thường. Trong đó, có khoảng 40% người bệnh đã bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng.

dau-vung-than-o-lung-bung-la-dau-hieu-de-nhan-thay-cua-viem-than.webp

Viêm thận gây ra những cơn đau dai dẳng

Dấu hiệu nhận biết viêm thận

Viêm thận chia ra 2 loại là viêm thận cấp tính và viêm thận mạn tính. Mỗi trường hợp đều sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như sau: 

Viêm thận cấp tính 

Viêm thận cấp tính xảy ra khi thận đột ngột bị viêm bởi các yếu tố như vi khuẩn, dị ứng với kháng sinh, sỏi thận hoặc áp xe ở cơ quan khác gây nên. Và chúng được phân loại thành 3 loại là viêm thận kẽ, viêm bể thận và viêm cầu thận. Triệu chứng ở mỗi loại có thể khác nhau nhưng sẽ có những điểm chung nhất định như: 

  • Đau ở xương chậu.
  • Đau hoặc cảm thấy nóng rát khi đi tiểu. 
  • Nhu cầu đi tiểu thường xuyên. 
  • Nước tiểu đục.
  • Máu hoặc mủ trong nước tiểu. 
  • Đau ở vùng thận hoặc bụng. 
  • Sưng cơ thể, thường là ở mặt, chân hoặc bàn chân. 
  • Nôn mửa, sốt, huyết áp cao. 

Các dấu hiệu trên có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào tình trạng viêm thận của mỗi người. 

Viêm thận mạn tính 

Viêm thận mạn tính thường phát triển âm thầm trong vài năm và có thể thành suy thận. Nó vẫn hoàn toàn có thể phá hủy thận của bạn ngay cả khi một trong hai quả đã bị ngừng hoạt động. Các triệu chứng của viêm thận mạn tính sẽ khó nhận biết ở giai đoạn đầu mà chỉ đến khi gặp các tổn thương không phục hồi mới phát hiện ra. 

Nhìn chung, các dấu hiệu nhận biết của viêm thận mạn tính sẽ tương tự với viêm thận cấp tính. Tuy nhiên, bệnh sẽ dễ có nguy cơ phát triển hơn ở những nhóm đối tượng sau đây: 

  • Có bệnh lý nền như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch.
  • Tiền sử gia đình bị suy thận.
  • Trước đó đã mắc các bệnh liên quan đến viêm thận cấp tính.

AnyConv.com__woman-having-back-pain-from-kidney-pain.webp

Đau vùng thận ở lưng, bụng là dấu hiệu dễ nhận thấy của viêm thận

Hậu quả nếu không điều trị viêm thận kịp thời

Trong trường hợp bạn nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện, cần nhanh chóng đến bệnh viện để làm xét nghiệm kiểm tra chức năng thận nhằm xác định chính xác bệnh. Nếu viêm thận không được điều trị kịp thời, có thể gây ra những hậu quả như:

  • Dẫn đến thiếu máu, giảm hồng cầu trong máu.
  • Tăng khả năng bị nhiễm trùng và các bệnh lý liên quan cao hơn.
  • Các chỉ số canxi, kali, photpho trong máu tăng cao.
  • Chán ăn, sụt cân trầm trọng.
  • Phát triển thành bệnh tim mạch, trầm cảm và giảm chất lượng cuộc sống.

Trong trường hợp nguy hiểm hơn, viêm thận có thể chuyển biến thành suy thận. Suy thận xảy ra khi một hoặc cả 2 bên thận ngừng hoạt động trong thời gian ngắn hoặc vĩnh viễn. Nếu điều đó xảy ra thì phải can thiệp lọc máu vĩnh viễn. Vì lý do này người bệnh nên tìm cách điều trị ngay lập tức khi có các dấu hiệu nêu trên. 

>>>XEM THÊM: Những biểu hiện đặc trưng của suy thận mạn

Khi nào bệnh nhân viêm thận cần đến gặp bác sĩ? 

Trong trường hợp khi bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà không thấy hiệu quả. Cùng với đó là tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn với các triệu chứng: 

  • Sốt cao liên tục. 
  • Tiểu ra máu.
  • Nôn mửa hoặc ớn lạnh 
  • Cơn đau kéo dài mà các thuốc giảm đau không có tác dụng

Các phương pháp giảm đau buốt do viêm thận 

Việc giảm cơn đau buốt do viêm thận sẽ được xác định dựa trên cơ sở tình trạng bệnh lý. Nguyên nhân và mức độ bệnh đang là cấp tính hay mãn tính. Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ có những biện pháp để điều trị và giúp người bệnh giảm tình trạng đau buốt khó chịu do viêm thận đem lại.

Sử dụng thuốc giảm đau và kiểm soát triệu chứng

Để giúp cải thiện các cơn đau từ viêm thận, người bệnh có thể được chỉ định, hướng dẫn một số loại thuốc như sau:

  • Paracetamol, các nhóm thuốc chống viêm không steroid NSAID: Thuốc giảm đau được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp mức độ đau vừa và nhẹ. 
  • Các nhóm thuốc giảm đau mạnh thuộc nhóm Opioid: Dùng trong các trường hợp cần giảm đau mạnh. Ví dụ như Fentanyl, Morphine,... Tuy nhiên nhóm thuốc này cần được sự kê đơn của bác sĩ. 

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể gây ra nhiễm độc lên thận. Gây ra việc giảm tưới máu đến thận và có thể làm suy giảm chức năng của thận nếu sử dụng không cẩn thận.

Ngoài sử dụng các loại thuốc giảm đau, bệnh viêm thận có thể đi kèm với các biểu hiện, triệu chứng khác. Do đó, căn cứ vào những biểu hiện kèm theo, bác sĩ sẽ cho cho người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc khác như các chất điện giải, thuốc giảm cholesterol, thuốc kiểm soát huyết áp,...

cac-loai-thuoc-giam-dau-buot-than-co-the-gay-nhiem-doc-len-than.webp

Các loại thuốc giảm đau buốt thận có thể gây nhiễm độc lên thận

Hạn chế các thực phẩm giàu kali, natri 

Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Paik Inje Đại học Seoul, Hàn Quốc thì natri gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và làm tăng áp lực cho thận. Do đó nếu người bệnh có tỷ lệ natri/kali trong nước tiểu càng cao trong 24 giờ đầu thì có nguy cơ suy thận càng lớn. 

Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm chứa natri (muối) sẽ khiến thận phải tăng bài tiết trong tình trạng bị viêm, khiến các cơn đau buốt càng khó chịu và dữ dội hơn. Trong khi đó kali trong máu có xu hướng tăng khi mà sức lọc cầu thận giảm. 

Vì vậy hạn chế thực phẩm giàu kali, natri như chuối, đu đủ, rau chân vịt,... Để tránh làm trầm trọng các cơn đau do tình trạng viêm thận gây ra.  Thay vào đó nên bổ sung các vitamin, dưỡng chất khác giúp hỗ trợ giảm đau, cải thiện tình trạng viêm như: 

  • Chất xơ trong cà rốt, bông cải xanh, bơ, lê,... thúc đẩy quá trình bài tiết dễ dàng hơn cho người bị viêm thận. 
  • Vitamin C trong cam, chanh, quýt,.. hạn chế việc tạo sỏi thận. 
  • Probiotic trong sữa chua, thực phẩm bổ sung,.. bổ sung các lợi khuẩn và chống lại các vi khuẩn gây viêm thận. 

Lựa chọn chế độ vận động phù hợp   

Vận động mạnh thường khiến cơn đau trầm trọng hơn, làm tăng mức độ sử dụng oxy, giảm lưu lượng máu đến thận. Do đó lời khuyên đưa ra là nên vận động nhẹ nhàng thông qua tập luyện yoga, thiền, đi bộ. Những hoạt động này sẽ làm giảm căng thẳng, tăng các enzyme chống lão hóa và đẩy mạnh chuyển hóa chất trong cơ thể. 

thien-ho-tro-thu-gian-than-kinh-giup-giam-dau-viem-than.webp

Thiền hỗ trợ thư giãn thần kinh giúp giảm đau viêm thận 

Giảm đau buốt với chườm nóng 

Sử dụng nhiệt để giảm đau là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất, bởi sự tiện lợi và hạn chế sử dụng thuốc. Với viêm thận thì bệnh nhân nên sử dụng một lớp đệm nóng có nhiệt độ thích hợp, đặt nó vào khu vực bị đau mỗi ngày 20 phút. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giảm các cơn đau do viêm thận gây ra. 

Khuyến khích nên sử dụng khăn ấm, miếng dán giữ nhiệt hoặc bình nước nóng để giảm đau. Và dưới đây là cách để có thể làm túi chườm ấm đơn giản: 

  • Lấy một chiếc khăn sạch, nhúng cho khăn ướt sũng nước. 
  • Bỏ khăn vào một túi nhựa có khóa kéo (loại nhựa có thể sử dụng trong lò vi sóng), đảm bảo khăn được trải đều trên mặt túi.
  • Cho vào lò vi sóng và làm nóng đến mức nhiệt mong muốn, lưu ý đừng nóng quá. 
  • Để nguội (nếu cần) sau đó đắp vào vùng bị đau. 

Tuân thủ điều trị theo phác đồ  

Tuân theo phác đồ điều trị là điều bắt buộc đối với những trường hợp bệnh mạn tính hoặc trở nặng. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân sau khi thấy đỡ đau lại không tiếp tục điều trị khiến cho bệnh tình trở nặng. Khi đó cảm giác đau sẽ càng mạnh mẽ hơn. 

Do đó tuân theo phác đồ điều trị và không bỏ giữa chừng vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu để cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế cơn đau tái phát triệt để. Nếu như cảm thấy những dấu hiệu bất thường hãy lập tức đến bệnh viện gần nhất để tái khám, tránh việc tự điều trị giảm đau tại nhà. 

Tăng cường chức năng thận giảm đau lâu dài

Cảm giác đau buốt xảy vì thận phải làm việc quá khả năng đáp ứng của nó khi trong tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy, để giảm đau lâu dài và hạn chế cơn đau buốt tái phát, người bệnh cần thực hiện những biện pháp giúp bổ thận, tăng cường chức năng và giảm viêm tại thận.

Thông thường, để thực hiện điều đó, người bệnh cần kết hợp ăn uống khoa học, lối sống phù hợp và sử dụng thêm các loại thảo dược hỗ trợ. Hầu hết đã có rất nhiều tài liệu chia sẻ về chế độ ăn uống và lối sống phù hợp cho người bệnh bị viêm thận. 

Về các loại thảo dược có thể giúp tăng cường chức năng và bổ thận, bạn có thể lựa chọn cao Dành dành, cao Đan sâm, cao Hoàng kỳ, Trầm hương,... Theo nghiên cứu của tác giả Xiaobo Li và cộng sự (2017) tại Trung Quốc, dành dành có tác dụng giảm xơ hóa thận tiến triển, đồng thời bảo vệ các mạch máu thận hiệu quả. Dành dành khi kết hợp với các loại thảo dược trên giúp cải thiện chức năng cho thận, bảo vệ thận khi bị viêm tiến triển thành những bệnh lý nguy hiểm khác, hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm thận như đau buốt, đi tiểu thường xuyên hiệu quả. Đa số, các loại thảo dược đều khá an toàn khi sử dụng. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam 2021 có 92,9% người sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính dành dành có trải nghiệm hài lòng hoặc rất hài lòng.

su-dung-them-cac-duoc-lieu-thien-nhien-giup-tang-cuong-chuc-nang-than.webp

Sử dụng thêm các dược liệu thiên nhiên giúp tăng cường chức năng thận

>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận? 

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tránh những biến chứng xảy ra nếu không can thiệp kịp thời. Ngoài ra hãy nhớ rằng cơn đau viêm thận chấm dứt không đồng nghĩa với việc khỏi bệnh. Do vậy hãy luôn chủ động thăm khám thường xuyên để kiểm tra tình trạng hoạt động của thận trước khi quá muộn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến viêm thận và các bệnh thận khác, vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.healthline.com/health/acute-nephritic-syndrome#outlook
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  3. https://urologyspecialistsnc.com/relieve-kidney-pain/
  4. https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/tests-diagnosis
  5. https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd
  6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6221621/

Bình luận