Mặc dù đã có vaccin phòng bệnh bạch hầu từ lâu nhưng hàng năm, nước ta lại có một vài ca mắc bệnh, riêng năm nay đã có ca tử vong do bạch hầu, gây hoang mang trong dư luận. Hãy xem hết bài viết này để có thông tin tổng quát về bệnh và biết cách phòng tránh cho bé nhà mình nhé. 

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là một loại bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng được gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Đây là một bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng chính của bạch hầu bao gồm:

  • Sưng và đau họng, khó nuốt
  • Khó thở do sưng tấy ở vùng cổ họng
  • Sốt, mệt mỏi
  • Hình thành màng giả mạc trong miệng và cổ họng

Hình ảnh giả mạc hình thành trong bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua các giọt bắn từ vùng họng, mũi của người bệnh. Nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, liệt dây thần kinh và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời bằng kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố.

May mắn là ngày nay bệnh bạch hầu đã được kiểm soát rất tốt nhờ chương trình tiêm chủng phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên không nên thiếu cảnh giác do một tỷ lệ nhỏ người đã được tiêm chủng vẫn có nguy cơ mắc bệnh, đồng thời khả năng gây tử vong của bệnh cao hơn so với các bệnh đường hô hấp thông thường khác, lên đến 5-10% và có thể lên đến 20% ở những người có sức đề kháng yếu và chưa được tiêm chủng. 

Tình hình dịch bệnh bạch hầu gần đây

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây số ca mắc bệnh bạch hầu có xu hướng gia tăng, chủ yếu tại những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc tiêm không đủ liều. Đặc biệt, số ca mắc bạch hầu thường gia tăng vào 5 tháng cuối năm.

Bệnh bạch hầu từng là nỗi khiếp sợ của không chỉ Việt Nam mà nhiều nước châu Âu và châu Mỹ với số người tử vong lên đến hàng chục nghìn người mỗi năm. Hiện nay, do vaccin bạch hầu đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng nên số ca mắc bệnh giảm đi đáng kể. Đặc biệt tại Việt Nam, trong năm 2023 chỉ có 55 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong của bệnh khá cao, lên đến 7/55 ca. Do đó đây được xem như bệnh nguy hiểm, cần hết sức cảnh giác. 

Hiện nay, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh bạch hầu nhưng tập trung nhiều nhất vào trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn trên 40 tuổi. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang vi khuẩn khi người đó ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Trẻ em có nguy cơ mắc bạch hầu cao nhất

Phân loại bệnh bạch hầu

Bạch hầu cổ điển:

  • Bạch hầu họng, mũi: Gây đau họng, sưng amidan, giả mạc trắng ngà. Có thể dẫn đến nhiễm độc nặng, tái mặt, mạch nhanh, hôn mê.
  • Bạch hầu thanh quản: Giả mạc phát triển tại thanh quản, gây tắc nghẽn đường thở, nguy cơ tử vong cao.
  • Bạch hầu ác tính (bạch hầu cấp): Khởi phát sớm, sốt cao, nhiễm trùng và nhiễm độc nặng, hạch cổ sưng to.

Bạch hầu ngoài da:

  • Đặc trưng bởi các vết loét hoặc mụn nước trên da. Phổ biến ở những khu vực nhiệt đới, dân cư đông đúc và điều kiện vệ sinh kém.

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu đặc biệt nguy hiểm nếu đối tượng lây nhiễm là trẻ nhỏ, vậy ba mẹ hãy thực hiện những biện pháp sau để ngăn nguy cơ bạch hầu cho bé:

Dưới đây là một số cách phòng tránh lây nhiễm bệnh bạch hầu:

  • Tiêm phòng vắc xin bạch hầu: Tiêm vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Việc tiêm chủng đầy đủ có thể cung cấp miễn dịch chống lại căn bệnh này. Cơ quan y tế khuyến cáo trẻ em và người lớn nên được tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
  • Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay.
  • Không chia sẻ đồ dùng cá nhân như ly, chén, bát, khăn, quần áo với người khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Tránh tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh bạch hầu. Nếu buộc phải tiếp xúc, hãy đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt.
  • Sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân như ly, chén, khăn, quần áo và khử trùng các đồ dùng sau khi sử dụng.
  • Thực hiện theo dõi và cách ly người tiếp xúc: Những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe và cách ly nếu có biểu hiện bệnh.
  • Tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của cơ quan y tế.

Vaccin bạch hầu đã được tích hợp trong mũi tiêm 5 trong 1, 6 trong 1

Sử dụng Hinokitiol giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn đường hô hấp, ngăn ngừa bạch hầu

Theo truyền thuyết, khu vực bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ mọc rất nhiều loại cây Tuyết tùng đỏ. Người dân khu vực này đã tận dụng loại cây này vào việc dựng nhà, đặc biệt là sử dụng trong phòng tắm.

Điều bất ngờ là sau khi sử dụng loại cây phổ biến này để lót cho những bức tường phòng tắm, một mùi thơm tinh dầu tỏa ra khiến cho du khách như được tiếp thêm sinh lực, giảm hẳn căng thẳng, mệt mỏi, cả cơ thể đều như được khai thông. Theo người trong làng kể lại, với khí hậu của Bắc Mỹ, họ đã rất khổ sở vì bị đau rát mũi họng, ho nhiều, các bệnh đường hô hấp cứ xảy ra triền miên, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên. từ khi họ sử dụng những cây Tuyết tùng để xây dựng cũng như sống dưới tán của cả rừng tuyết tùng đỏ, họ cảm nhận thấy không khí như được thanh lọc, dân làng cũng không ai bị ho, đau rát họng hay chảy nước mũi nữa.

Rất lâu về sau, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra, thân gỗ tuyết tùng đỏ có chứa nhiều chất hóa học khác nhau, trong đó đặc biệt là hinokitiol, hiện được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong lĩnh vực y khoa. Hinokitiol giúp vận chuyển kẽm vào trong tế bào, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, virus một cách hiệu quả đặc biệt là trên đường hô hấp.

Cánh rừng tuyết tùng đỏ ở Bắc Mỹ

Hiện nay tại Việt Nam, đã có sản phẩm ứng dụng công dụng của Hinokitiol và bổ sung thêm các thảo dược quý như cát cánh, xạ can, lược vàng, kim ngân hoa. Các thảo dược này không chỉ giúp tăng tác dụng của hinokitiol mà còn giúp thanh nhiệt, tiêu viêm và làm loãng dịch đờm nhầy trong mũi họng. Do đó mà sản phẩm dùng được cho cả bệnh nhân viêm họng và bệnh nhân viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn bạch hầu. 

Bên cạnh đó, do hàm lượng Hinokitiol trong gỗ tuyết tùng rất thấp, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ lượng tử Quantum trong chiết xuất dược liệu nhằm nâng cao hiệu suất, cải thiện độ tinh khiết và giảm lượng tạp chất trong dược liệu, đem đến tác dụng cao hơn cho người sử dụng.

Mũi và họng là hai cửa ngõ đầu tiên của cơ thể, hãy bảo vệ cả hai cửa ngõ này bằng dung dịch xịt mũi họng hai trong một từ hinokitiol và thảo dược tự nhiên nhé.

Nếu thấy bài viết này hữu ích, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này. Chúc bạn đọc và gia đình nhiều sức khỏe.

cong-bo-xit-mui-hong-khiet-thanh.webp

Bình luận