Vừa qua, trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang ghi nhận các ca mắc bệnh bạch hầu và đã có trường hợp tử vong. Đây là bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, có thể phát triển thành dịch, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Bệnh bạch hầu có tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%, lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi. Vậy phòng ngừa bệnh bạch hầu ở trẻ em bằng cách nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do chủng vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, ảnh hưởng đến màng nhầy của cổ họng và mũi. Vi khuẩn này tạo ra một loại độc tố có thể gây tổn thương các mô và cơ quan trên khắp cơ thể.

Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác. 

Trẻ mắc bệnh bạch hầu thường gặp những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh. Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt.

Bệnh bạch hầu thường chia làm 3 dạng chính: Bạch hầu mũi, bạch hầu họng - amidan và bạch hầu thanh quản. Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Trẻ có triệu chứng thở dữ dội, có tiếng rít thanh quản, khàn giọng. Khi trở nặng trẻ xuất hiện tình trạng khó thở đột ngột do giả mạc gây bít tắc đường thở. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy hô hấp và tăng nguy cơ tử vong sau 6-10 ngày.

Bệnh bạch hầu ở trẻ dễ gây biến chứng nghiêm trọng

Bệnh bạch hầu ở trẻ dễ gây biến chứng nghiêm trọng

Phòng ngừa bệnh bạch hầu ở trẻ em bằng cách nào?

Bệnh bạch hầu có tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%, lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh cũng chủ yếu lây lan ở đối tượng trẻ em chưa được tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh hoặc tiêm mũi nhắc lại.

Do đó, tiêm chủng đầy đủ vắc xin và tiêm nhắc lại theo thời gian khuyến cáo là cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất, tỷ lệ bảo vệ đến 97%. Cơ thể chỉ cần 2-3 tuần sau khi tiêm đủ liều để sản sinh miễn dịch với bệnh.

Cụ thể, sau khi hoàn tất lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 trong 2 năm đầu đời (vào lúc 2, 3, 4 và 18 tháng), trẻ cần tiêm nhắc một mũi vắc xin có thành phần bạch hầu vào lúc 4-6 tuổi và 9-15 tuổi. 

Ngoài ra, việc tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ hô hấp, phòng tránh ho gà cũng như các bệnh lý đường hô hấp khác cũng hết sức quan trọng. Cha mẹ nên cho bé ăn đủ nhóm chất dinh dưỡng, giữ vệ sinh mũi họng cho bé. Đặc biệt, để tăng cường đề kháng, giảm nhanh triệu chứng và phòng tái phát, cha mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm hoà tan bào chế bằng công nghệ lượng tử, chứa thành phần cao kinh giới. Đây là thảo dược quý đã được ông cha ta sử dụng từ lâu đời để chữa ho sốt, cảm mạo.

Thảo dược kinh giới dùng chữa ho, cảm mạo 

Thảo dược kinh giới dùng chữa ho, cảm mạo 

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa những thảo dược quý khác như: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… cùng vitamin C, D3 và kẽm gluconate. Nhờ đó, sản phẩm không chỉ giúp cải thiện triệu chứng ho, sưng đau họng, mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hạn chế biến chứng và ngăn tái phát hiệu quả. Sản phẩm có mùi thơm, vị ngọt nhẹ, rất dễ uống, được nhiều bé yêu thích, phù hợp với trẻ đang bị ho. 

Bênh bạch hầu ở trẻ em vô cùng nguy hiểm nhưng cha mẹ có thể dễ dàng phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin đầy đủ. Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quên sử dụng cốm thảo dược chứa thành cao kinh giới mỗi ngày để hô hấp khỏe, trẻ hết ho nhé! Mọi thắc mắc về bệnh đường hô hấp ở trẻ, bạn hãy để lại bình luận ở bên dưới.

Dược sĩ Ngọc Hà

Box TKTC-bai-viet.webp

Bình luận