Viêm họng hạt là một dạng viêm họng phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày của người mắc. Vậy nguyên nhân gây viêm họng hạt là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau! 

Nguyên nhân gây viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp và bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, nhất là những đối tượng có cơ địa yếu. Đây là tình trạng viêm họng mãn tính và xảy ra quá phát. Khi mắc bệnh, vùng họng bị viêm nhiễm kéo dài, khiến các mô lympho ở thành sau họng phải làm việc liên tục trong thời gian dài và phình to ra tạo thành các hạt. Kích thước các hạt này cỡ bằng đầu đinh ghim, thậm chí to như hạt đậu. Căn bệnh này có xu hướng xuất hiện nhiều hơn khi tiết trời trở lạnh với nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Do nhiễm trùng ở miệng và vùng hầu họng kéo dài

Khoang miệng là nơi thường xuyên tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tấn công, gây viêm nhiễm. Thông thường, virus sẽ tấn công trước, sau đó, vi khuẩn và nấm tiếp tục xâm nhập theo, gây bội nhiễm. Điều này khiến các tế bào lympho tại vùng họng phải làm việc liên tục, quá tải và sưng to.

Nhiễm trùng vùng miệng và hầu họng kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm họng hạt

Nhiễm trùng vùng miệng và hầu họng kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm họng hạt

Do viêm mũi xoang mạn tính

Viêm mũi xoang lâu ngày làm dịch chảy từ các xoang xuống thành sau họng, khiến niêm mạc tại đây bị lớp chất nhầy bao phủ, không thực hiện được chức năng làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến tình trạng viêm và bắt đầu xuất hiện các hạt ở thành sau họng. Bên cạnh đó, viêm mũi xoang gây tắc mũi dẫn đến thở miệng. Điều này khiến cho không khí lưu thông trực tiếp qua họng lấy đi độ ẩm của niêm mạc họng, làm cho họng khô rát và dễ bị tổn thương.

Do viêm amidan mạn tính

Người bệnh viêm amidan mạn tính dù được điều trị bằng cách phẫu thuật thì vẫn có nguy cơ xuất hiện viêm họng hạt, thậm chí nhiều hơn do các lympho ở thành sau họng sẽ phát triển mạnh để bù đắp vào phần mô đã bị cắt bỏ.

Viêm amidan mãn tính kéo dài làm tăng nguy cơ mắc viêm họng hạt

Viêm amidan mãn tính kéo dài làm tăng nguy cơ mắc viêm họng hạt

Triệu chứng của viêm họng hạt

Các triệu chứng điển hình của viêm họng hạt như:

  • Luôn có cảm giác vướng víu, ngứa và khô họng, đặc biệt sau khi ngủ dậy.
  • Thành họng xuất hiện các hạt đỏ, hồng lồi cao hơn so với niêm mạc xung quanh.
  • Có cảm giác đau, nghẹn khi nuốt thức ăn, uống nước hoặc thậm chí là nuốt nước bọt.
  • Bệnh nhân thường phải đằng hắng hoặc cố gắng khạc đờm, đờm đặc quánh, màu trắng đục.
  • Cổ nổi hạch, sờ thấy cứng, đau khiến cho bệnh nhân sốt, đau đầu…
  • Có thể bị sốt cao trên 38 độ C
  • Khàn giọng sau khi phải giao tiếp trong thời gian dài.
  • Người bệnh có thể bị ù tai do niêm mạc vòi Eustache dày do quá sản.

Luôn cảm thấy vướng víu ngứa cổ họng là triệu chứng điển hình của viêm họng hạt

Luôn cảm thấy vướng víu ngứa cổ họng là triệu chứng điển hình của viêm họng hạt

Viêm họng hạt điều trị như thế nào?

Tùy từng trường hợp mắc viêm họng, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

Điều trị nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt

Nếu bệnh viêm họng hạt hình thành từ biến chứng hoặc có liên quan các bệnh lý đường hô hấp thì phương pháp tốt nhất để điều trị viêm họng hạt chính là điều trị dứt điểm các tình trạng bệnh này hoặc các nguyên nhân gây bệnh như:

  • Điều trị dứt điểm viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi… để tránh tình trạng dịch chảy xuống vòm họng. Khi các bệnh lý đường hô hấp liên quan này được điều trị kịp thời thì tình trạng tăng sản sẽ không còn xuất hiện, các hạt ở cổ họng sẽ thuyên giảm cả về số lượng lẫn kích thước.
  • Điều trị dứt điểm hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Phẫu thuật cắt bỏ amidan, VA, hoặc polyp mũi… để đảm bảo sự thoát dịch và lưu thông ở mũi.
  • Từ bỏ bia rượu thuốc lá và các chất kích thích, tránh tình trạng viêm họng tái phát thường xuyên.

Sử dụng thuốc để điều trị viêm họng hạt

Viêm họng hạt gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau, khô họng, khàn tiếng, có đờm… Do đó sử dụng thuốc điều trị viêm họng có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm họng hạt bao gồm:

  • Thuốc giảm ho, loãng đờm: Bromhexin, Dextromethorphan…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin)…
  • Thuốc ức chế sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng: Penicillin, amoxicillin hoặc azithromycin…
  • Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Cimetidin, Ranitidin, kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) như amoxicillin, clarythromycin, metronidazol, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2…

Sử dụng thuốc tây y để điều trị các triệu chứng của viêm họng hạt

Sử dụng thuốc tây y để điều trị các triệu chứng của viêm họng hạt

Phương pháp đốt viêm họng hạt

Trong trường hợp viêm họng hạt dai dẳng, không thể điều trị dứt điểm dẫn đến mãn tính, các nang lympho phát triển với kích thước lớn và tập trung thành từng đám phù nề, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp đốt viêm họng hạt bằng laser hoặc đốt lạnh. Phương pháp này giúp loại bỏ các lympho tăng sản ở thành họng và giảm cảm giác vướng víu, khó nuốt ở họng.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng với các nang lympho lớn, các hạt li ti không được điều trị tận gốc sẽ tiếp tục phát triển, tăng kích thước, do đó sau khi thực hiện phương pháp này, người bệnh vẫn cần kiên trì điều trị triệt để nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng hạt để tránh trường hợp tiếp tục tái phát.

Biện pháp chăm sóc người bệnh viêm họng hạt tại nhà

Ngoài thuốc kháng sinh, những biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm họng hạt như sau:

  • Uống nhiều nước ấm để làm dịu niêm mạc họng và làm loãng đờm.
  • Nghỉ ngơi và bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể.
  • Tránh sử dụng bia rượu, các chất kích thích, hoặc ăn đồ ăn cay nóng hoặc dầu mỡ…
  • Súc miệng với nước muối loãng, ấm để xua tan cảm giác đau rát ở cổ họng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm, giảm tình trạng không khí khô trong phòng, làm dịu niêm mạc họng.

Bên cạnh các biện pháp kể trên thì người mắc viêm họng hạt có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt họng từ thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm họng hạt hiệu quả tại nhà. Điển hình là sản phẩm Xịt họng chứa thành phần chính Hinokitiol. Đây là một hợp chất hiếm được tìm thấy ở cây Aomori Hiba của Nhật Bản - đã được sử dụng hàng ngàn năm nay. Nên dù sống trong thời tiết lạnh giá nhưng người dân nơi đây vẫn luôn có hệ hô hấp khỏe mạnh, đặc biệt là không bị viêm họng hay đau rát họng. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh, Hinokitiol có khả năng loại bỏ vi khuẩn, virus khỏi cơ thể, từ đó giảm và phòng ngừa các vấn đề về miệng họng như: Viêm họng, đau rát họng, viêm lợi, hôi miệng… hiệu quả, an toàn. 

Hoạt chất Hinokitiol có trong cây Hiba giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm họng hạt hiệu quả

Hoạt chất Hinokitiol có trong cây Hiba giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm họng hạt hiệu quả

Đặc biệt, sản phẩm còn được bào chế bằng công nghệ lượng tử giúp chiết tách được hàm lượng hoạt chất tối đa, an toàn lành tính cho người bệnh sử dụng. Với thiết kế nhỏ gọn cùng khả năng phun sương siêu mịn giúp thẩm thấu nhanh vào niêm mạc miệng, từ đó mang tới hiệu quả cao, bền vững. 

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã nắm được những nguyên nhân gây viêm họng hạt để từ đó lựa chọn được cho mình biện pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, các chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

Dược sĩ Ngọc Hà

AE-0110-28.jpg

Bình luận