Viêm tuyến giáp là gì?

Viêm tuyến giáp (Thyroiditis) là tình trạng tuyến giáp bị viêm, sưng lên do lượng hormone T3, T4 tăng cao hoặc giảm thấp hơn bình thường. Viêm tuyến giáp diễn tiến theo ba giai đoạn:

  • Giai đoạn nhiễm độc giáp (cường giáp): Ở giai đoạn này, lượng hormone được tiết ra quá nhiều gây tình trạng viêm, sưng tuyến giáp
  • Giai đoạn suy giáp: Sau một thời gian tiết hormone ra quá nhiều, tuyến giáp tạm thời mất khả năng tạo ra và giải phóng đủ hormone cần thiết cho cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp và gây suy giáp.
  • Giai đoạn tuyến giáp bình thường: Ở giai đoạn này, nồng độ hormone tuyến giáp nằm ở mức bình thường. Giai đoạn này có thể xảy ra một thời gian ngắn trong quá trình chuyển đổi từ nhiễm độc giáp sang suy giáp. Hoặc tuyến giáp sẽ trở lại bình thường nếu tình trạng viêm tuyến giáp được chữa trị khôi phục.

viem-tuyen-giap-co-the-gap-o-bat-cu-do-tuoi-nao-nhung-ti-le-gap-o-nu-gioi-thuong-cao-hon.webp

Viêm tuyến giáp có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng tỉ lệ gặp ở nữ giới thường cao hơn

Phân loại viêm tuyến giáp thường gặp

Bảng dưới đây thống kê một số loại viêm tuyến giáp thường gặp như sau:

Phân loại

Nguyên nhân

Đặc điểm lâm sàng

Thời gian mắc bệnh

Viêm tuyến giáp Hashimoto

Bệnh tự miễn dịch do kháng thể tấn công tuyến giáp gây ra.

Gây suy giáp, bướu cổ, một số ít trường hợp gây nhiễm độc giáp.

Mắc bệnh vĩnh viễn nhưng có thể điều trị triệu chứng bằng cách thay thế hormone tuyến giáp với levothyroxine.

Viêm tuyến giáp âm thầm

Bệnh tự miễn dịch do kháng thể tấn công tuyến giáp gây ra.

Gây cường giáp sau đó chuyển thành suy giáp.

Các triệu chứng được cải thiện từ 12-18 tháng. Tuy nhiên có khoảng 20% người bệnh suy giáp vĩnh viễn nhưng điều trị được.

Viêm tuyến giáp sau sinh

Kháng thể tấn công tuyến giáp ở phụ nữ sau sinh.

Gây cường giáp từ 1-3 tháng sau đó chuyển thành suy giáp trong 4-8 tháng.

Các triệu chứng được cải thiện trong vòng 12-18 tháng sau sinh. Tuy nhiên có khoảng 20% người mắc bệnh suy giáp vĩnh viễn nhưng điều trị được.

Viêm tuyến giáp bán cấp

Do các loại virus gây nên (quai bị, cúm,..).

Gây đau ở tuyến giáp, tình trạng cường giáp sau đó chuyển thành suy giáp.

Các triệu chứng sẽ được cải thiện từ 12-18 tháng. Tuy nhiên có khoảng 5% người bị suy giáp vĩnh viễn nhưng điều trị được bằng levothyroxine.

Viêm tuyến giáp do thuốc

Một số loại thuốc gây viêm tuyến giáp như: interferon,

amiodarone, lithium, cytokine.

 

Đau quanh tuyến giáp, gây cường giáp sau đó chuyển thành suy giáp

Các triệu chứng sẽ tiếp diễn cho tới khi ngừng dùng thuốc.

Viêm tuyến giáp do bức xạ

Quá trình xạ trị hoặc điều trị bằng iod phóng xạ gây viêm tuyến giáp.

Gây cường giáp sau đó chuyển thành suy giáp

 

Tình trạng cường giáp có thể được cải thiện. Trong khi suy giáp thường kéo dài vĩnh viễn nhưng có thể điều trị.

Viêm tuyến giáp cấp tính

Do vi khuẩn hoặc sinh vật truyền nhiễm gây ra.

Đau quanh tuyến giáp, gây cường giáp sau đó chuyển thành suy giáp.

Các triệu chứng cải thiện sau khi điều trị nguyên nhân gây bệnh.

>>> XEM THÊM: 5 bệnh tuyến giáp thường gặp - Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Nguyên nhân nào gây viêm tuyến giáp?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến giáp. Việc xác định nhanh chóng và chính xác nguyên nhân gây bệnh giúp các bác sĩ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân trực tiếp

Viêm tuyến giáp là tình trạng cơ thể bị rối loạn miễn dịch khiến các kháng thể tấn công và làm tổn thương tuyến giáp. Các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn tới tình trạng này. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể khiến hệ thống tự miễn tấn công tuyến giáp đã được liệt kê như: Virus, vi khuẩn, thuốc, các chất bức xạ,...

Yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp, người có các yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ có tỷ lệ mắc viêm tuyến giáp cao hơn. Cụ thể là:

  • Giới tính: Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn.
  • Tuổi: Tỷ lệ mắc viêm tuyến giáp tăng dần theo tuổi nhưng tỷ lệ bệnh khởi phát ở lứa tuổi trung niên sẽ cao hơn.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc viêm tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn dịch khác thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Mắc các bệnh tự miễn: Nếu bạn đang mắc một bệnh tự miễn khác như: Lupus, tiểu đường,.. thì sẽ dễ mắc viêm tuyến giáp.

yeu-to-di-truyen-anh-huong-toi-ty-le-mac-viem-tuyen-giap.webp

Yếu tố di truyền ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc viêm tuyến giáp

Phát hiện viêm tuyến giáp bằng cách nào?

Viêm tuyến giáp thường tiến triển khá lặng lẽ. Vì vậy bạn cần lưu ý sự thay đổi sức khỏe và một số dấu hiệu bệnh dưới đây để tiến hành thăm khám và chữa trị kịp thời.

Các triệu chứng viêm tuyến giáp

Tùy thuộc vào loại viêm tuyến giáp cũng như giai đoạn phát triển người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như:

Ở giai đoạn cường giáp

Cường giáp thường kéo dài từ 1-3 tháng. Đây là giai đoạn mới khởi phát bệnh nên các biểu hiện không quá rõ ràng. Đồng thời các triệu chứng không quá nghiêm trọng nên người bệnh rất dễ bỏ qua. Một số biểu hiện của tình trạng cường giáp là:

  • Mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở.
  • Tính tình trở nên nóng nảy, thất thường.
  • Khó ngủ.
  • Tăng khẩu vị ăn uống nhưng vẫn xuống cân.
  • Không chịu được thời tiết nóng, nhiệt độ cao.

Ở giai đoạn suy giáp

Giai đoạn này thường xảy ra sau quá trình cường giáp và có thể kéo dài vĩnh viễn. Người bệnh phải sống chung với các triệu chứng do suy giáp gây ra như:

  • Mệt mỏi, phiền muộn.
  • Tăng cân không kiểm soát.
  • Táo bón.
  • Da khô.
  • Sức lực yếu, khó thực hiện các hoạt động thể dục thể thao.
  • Giảm khả năng tập trung tinh thần, một số ít người mắc chứng trầm cảm.

Chẩn đoán viêm tuyến giáp

Bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bạn có bị viêm tuyến giáp hay không và mắc loại nào. Một số loại xét nghiệm có thể được thực hiện là:

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Để đo lượng hormone tuyến giáp của bạn. Nếu lượng hormone bất thường, quá cao hoặc quá thấp đều là dấu hiệu rối loạn tuyến giáp. Kết quả xét nghiệm này là cơ sở để xác định người bệnh đang mắc loại viêm tuyến giáp nào.
  • Xét nghiệm kháng thể: Để xác định xem trong máu có tồn tại các kháng thể gây viêm tuyến giáp thường gặp như kháng thể kháng giáp (TPO) và kháng thể kích thích thụ thể tuyến giáp (TRAb) không. Đây là hai loại kháng thể gây nên các phản ứng bất thường ở tuyến giáp.
  • Tốc độ lắng hồng cầu: Chỉ số này có liên quan tới mức độ viêm tuyến giáp của người bệnh. Một số loại viêm tuyến giáp như viêm tuyến giáp bán cấp có tốc độ lắng cao.
  • Xét nghiệm hấp thu iod phóng xạ: Để đo lường khả năng hấp thụ iod của tuyến giáp. Đây là khoáng chất cần cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu tỉ lệ này thấp bạn có thể đang gặp phải tình trạng nhiễm độc giáp của viêm tuyến giáp.

xet-nghiem-chuc-nang-tuyen-giap-giup-xac-dinh-nguyen-nhan-gay-benh-va-phuong-huong-dieu-tri-phu-ho.webp

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp giúp xác định nguyên nhân gây bệnh và phương hướng điều trị phù hợp

Điều trị và phòng ngừa viêm tuyến giáp biến chứng

Viêm tuyến giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Mục tiêu chung của các phương pháp điều trị viêm tuyến giáp là giảm thiểu các triệu chứng và hỗ trợ khôi phục trạng thái bình thường cho tuyến giáp.

Các cách điều trị viêm tuyến giáp

Tùy thuộc vào từng loại bệnh cũng như biểu hiện gặp phải mà bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp:

  • Với các triệu chứng nhiễm độc giáp: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chẹn beta để giảm các triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như lo lắng, tăng nhịp tim, run tay chân,.. Liều lượng thuốc sẽ giảm dần khi các triệu chứng được cải thiện.
  • Với các triệu chứng suy giáp: Tùy theo tình trạng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Quá trình sử dụng thuốc kéo dài từ 6-12 tháng để lượng hormone trở lại bình thường.
  • Nếu đau tuyến giáp: Cơn đau có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc chống viêm, tiêu sưng như aspirin, ibuprofen hoặc steroid, prednisone theo chỉ định của bác sĩ.
  • Một số trường hợp đặc biệt khác như viêm tuyến giáp cấp tính thì cần điều trị nhiễm trùng để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Hay viêm tuyến giáp do thuốc chỉ điều trị dứt điểm khi người bệnh ngừng dùng thuốc.

Cách phòng ngừa diễn tiến viêm tuyến giáp

Bệnh viêm tuyến giáp không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng kéo dài sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người bệnh. Để phòng ngừa bệnh viêm tuyến giáp phát triển nhanh chóng, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Bổ sung thực phẩm có nhiều iod giúp điều hòa hoạt động tuyến giáp như tảo bẹ, rong biển, sữa ngũ cốc,.. các thực phẩm chứa khoáng chất như kẽm, magie,.. nhằm cân bằng hormone tuyến giáp.
  • Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame, đường, axid lipoic,.. Đây là những chất có khả năng kích hoạt phản ứng tự miễn của cơ thể và ảnh hưởng tới các loại thuốc tuyến giáp.

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu tiên.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức khỏe bản thân.
  • Tránh những căng thẳng về tinh thần để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nhanh và nặng hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều tiết hormone tuyến giáp.

nen-kham-suc-khoe-dinh-ky-6-thang-lan-de-phong-ngua-viem-tuyen-giap-hieu-qua.webp

Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa viêm tuyến giáp hiệu quả

Các câu hỏi thường gặp về viêm tuyến giáp

Ngoài những vấn đề trên, người bệnh viêm tuyến giáp cũng thường thắc mắc một số vấn đề khác. Ví dụ như:

Viêm tuyến giáp có nguy hiểm không?

Viêm tuyến giáp nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như đời sống người bệnh. Ngược lại nếu bệnh phát triển sang các mức độ nặng có thể dẫn tới các biến chứng như: Bướu cổ, phù nề, các bệnh tim mạch,...

Nếu bị viêm tuyến giáp có chữa khỏi được không?

Hầu hết các loại viêm tuyến giáp đều có khả năng được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Chỉ riêng viêm tuyến giáp Hashimoto cho tới nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn.

Bệnh viêm tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Bệnh viêm tuyến giáp ở phụ nữ mang thai nếu không được chữa trị sẽ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên nếu được kiểm soát kịp thời thì nữ giới bị viêm tuyến giáp vẫn có khả năng mang thai và sinh nở bình thường.

Hiện nay, để cải thiện tình trạng viêm tuyến giáp an toàn, hiệu quả, nhiều người có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm có thành phần chính từ hảo tảo. Vào năm 2012, nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, hải tảo giúp chống viêm, kháng khuẩn, tiêu nhỏ khối bướu, ổn định nồng độ hormone tuyến giáp.

Khi kết hợp hải tảo cùng các vị thảo dược quý khác như: Bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc,... thì tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tuyến giáp sẽ được tăng lên gấp nhiều lần. Vì vậy, kết hợp đông y và tây y là hướng điều trị mới được nhiều người lựa chọn.

Trên đây là những thông tin bạn nên biết về bệnh viêm tuyến giáp. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nếu được phát hiện từ những giai đoạn đầu. Vì vậy nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn nên thăm khám sức khỏe để có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến bệnh viêm tuyến giáp, hãy liên hệ đến số 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo

https://www.thyroid.org/thyroiditis/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15455-thyroiditis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hashimotos-disease/symptoms-causes/syc-20351855

https://familydoctor.org/condition/thyroiditis/

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận