Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp là tình trạng thay đổi cấu trúc hoặc chức năng của tuyến giáp. Đây là căn bệnh rất phổ biến, ước tính có khoảng 20 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh tuyến giáp. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải, tuy nhiên phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn so với nam giới (khoảng 5-8 lần).

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết, có hình giống cánh bướm, nằm ở phía trước cổ, bao bọc xung quanh khí quản. Tuyến giáp thuộc mạng lưới của hệ thống nội tiết, chịu trách nhiệm kiểm soát 2 hormone T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxine).

Hai hormone này giúp kiểm soát mọi quá trình trao đổi của cơ thể như: Tốc độ bạn đốt cháy calo và nhịp tim đập, huyết áp,... Khi tuyến giáp bị rối loạn, hai hormone này sẽ được sản xuất quá nhiều hoặc quá ít và gây ra các bệnh tuyến giáp.

nu-gioi-la-doi-tuong-de-gap-phai-benh-tuyen-giap.webp

Nữ giới là đối tượng dễ gặp phải bệnh tuyến giáp

5 bệnh tuyến giáp thường gặp

Bệnh tuyến giáp được chia ra làm nhiều loại khác nhau tùy theo từng thể và tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Dưới đây là 5 loại bệnh tuyến giáp thường gặp nhất:

Bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần còn có tên gọi khác là bướu cổ lành tính. Đây là tình trạng tuyến giáp phát triển to hơn bình thường mà nguyên nhân do ung thư, viêm nhiễm hay rối loạn hormone T3, T4.

Cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone T3, T4 so với nhu cầu của cơ thể. Hậu quả là làm cho người mắc gặp phải các triệu chứng của quá trình tăng chuyển hóa.

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá ít hormone T3, T4 làm các quá trình trao đổi chất chậm lại. Suy giáp thường gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới.

Viêm tuyến giáp

Đây là tình trạng viêm (sưng) ở tuyến giáp khiến cho cơ quan nội tiết này giảm khả năng sản xuất hormone T3, T4. Lúc này, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để “tấn công” tuyến giáp. Có 2 loại viêm tuyến giáp phổ biến là viêm tuyến giáp sau sinh và viêm tuyến giáp Hashimoto.

U (nhân) tuyến giáp

Có 2 loại u (nhân) tuyến giáp đó là lành tính và ác tính (ung thư). U tuyến giáp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thẩm mỹ của người mắc.

Ngoài ra còn có một số bệnh tuyến giáp khác ít như: Basedow, viêm tuyến giáp cấp, bướu đa nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,...

benh-tuyen-giap-duoc-chia-ra-lam-nhieu-loai-khac-nhau-tuy-theo-tung-the.webp

Bệnh tuyến giáp được chia ra làm nhiều loại khác nhau tùy theo từng thể

Một số nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp thường gặp

Nguyên nhân của bệnh tuyến giáp thường không quá rõ ràng. Có nhiều yếu tố gây ra các bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thiếu hụt iod và rối loạn, suy yếu hệ miễn dịch nguyên nhân cốt lõi. Cụ thể:

  • Do chế độ ăn thiếu hụt iod: Iod là chất quan trọng giúp tuyến giáp tổng hợp hormone T3, T4. Khi không đủ iod, tuyến giáp sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để tạo ra lượng hormone cần thiết và gây ra bệnh tuyến giáp.
  • Do suy giảm, rối loạn hệ miễn dịch: Hệ thống miễn dịch tấn công nhầm tuyến giáp gây cường giáp (trong bệnh Graves) hoặc suy giáp (trong bệnh Hashimoto), u tuyến giáp.

Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp như:

  • Một số phương pháp điều trị như: Phẫu thuật, xạ trị, sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giáp.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới từ 5 - 8 lần do phải trải qua nhiều kỳ thay đổi nội tiết tố hơn.
  • Do vi khuẩn hoặc virus gây viêm tuyến giáp.
  • Phơi nhiễm phóng xạ.
  • Di truyền.

roi-loan-mien-dich-la-nguyen-nhan-chinh-gay-benh-tuyen-gia.webp

Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân chính gây bệnh tuyến giáp

10 dấu hiệu thường gặp giúp nhận biết bệnh tuyến giáp

Các bệnh tuyến giáp thường có các triệu chứng không điển hình rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Dưới đây là 10 dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh tuyến giáp:

  • Bướu cổ: Cảm thấy cổ sưng, đôi khi có thể chạm vào và cảm nhận được khối bướu.
  • Mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm: Xuất hiện do tình trạng hormone suy giảm, đặc biệt có thể gây mất ngủ, ngủ không ngon.
  • Không chịu được lạnh, nóng hoặc sự thay đổi nhiệt bất thường.
  • Đau cơ, đau khớp, chuột rút: Suy giảm hormone khiến cho các tín hiệu giữa cơ, khớp và não bị chậm và gây đau cơ, cứng khớp.
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân: Xảy ra khi hormone sản sinh liên tục.
  • Da khô, tóc rụng: Rối loạn hormone ở tuyến giáp khiến cho tóc khó tăng trưởng hơn.
  • Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt, khó thụ thai: Xảy ra khi nồng độ hormone bị thay đổi.
  • Một số dấu hiệu khác: Suy giảm trí nhớ, giảm ham muốn, tăng huyết áp, cholesterol trong máu bị thay đổi, gặp các vấn đề liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày,...

cac-trieu-chung-cua-benh-tuyen-giap-khien-nguoi-benh-met-moi.webp

Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp khiến người bệnh mệt mỏi

>>> Xem thêm: Tất tần tật về suy giáp - Thông tin hữu ích bạn đừng bỏ qua!

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh tuyến giáp không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần của người mắc. Cụ thể như:

  • Gây suy tim, rung nhĩ, xơ vữa động mạch khi tuyến giáp sản xuất dư thừa hoặc quá ít hormone tuyến giáp.
  • Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây vô sinh do rối loạn hormone T3, T4 ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và rụng trứng.
  • Gây dọa sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi khi người mẹ mắc các bệnh tuyến giáp.
  • Người bị suy giáp thường dễ rơi vào tình trạng trầm cảm do lượng hormone tiết ra quá ít. Ngược lại, người bị cường giáp lại luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu, hồi hộp.
  • Gây loãng xương trong bệnh lý cường giáp. Nguyên nhân là do nồng độ hormone tuyến giáp trong máu cao làm giảm quá trình hấp thu canxi vào xương.
  • Gây lồi mắt, teo dây thần kinh.

Cách điều trị bệnh tuyến giáp

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đi làm các xét nghiệm, siêu âm, sinh thiết để chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ phù hợp.

Sau khi đã được chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc phẫu thuật, và điều trị bằng iod phóng xạ. Mục tiêu của những phương pháp pháp này là ổn định nồng độ hormone tuyến giáp và thu nhỏ khối bướu cổ.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp được ưu tiên trong quá trình điều trị các bệnh tuyến giáp. Một số loại thuốc nội khoa thường dùng đó là: Thuốc kháng giáp (methimazole và propylthiouracil), thuốc chẹn kênh beta dùng để điều trị cường giáp; Thuốc hormone tổng hợp (levothyroxine) dùng trong điều trị suy giáp.

Các loại thuốc này được sử dụng để điều hòa nồng độ hormone trong máu, giúp làm giảm triệu chứng của bệnh. Sử dụng lâu dài hoặc quá liều thuốc hormone tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Sử dụng I-ốt phóng xạ

Điều trị bằng I-ốt phóng xạ là phương pháp đưa một lượng I 131 (i-ốt phóng xạ) từ bên ngoài vào. Mục đích làm tổn thương các tế bào của tuyến giáp, ngăn không cho tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone T3, T4. Biện pháp này thường áp dụng với các trường hợp mắc bướu cổ cường giáp, u tuyến giáp có biểu hiện cường giáp,...

su-dung-iot-phong-xa-trong-dieu-tri-benh-tuyen-giap.webp

Sử dụng I-ốt phóng xạ trong điều trị bệnh tuyến giáp

Phẫu thuật tuyến giáp

Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp của người bệnh. Mục đích của phương pháp này là ngăn chặn tuyến giáp tạo ra hormone T3, T4. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp biến chứng suy giáp và phải sử dụng hormone tổng hợp suốt đời.

Hiện nay, để cải thiện bệnh tuyến giáp an toàn, hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng phương pháp tây y, nhiều người có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm có thành phần chính từ hảo tảo. Nghiên cứu năm 2012 tại Trung Quốc chỉ ra rằng: Hải tảo có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, ổn định nồng độ hormone tuyến giáp giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh tuyến giáp hiệu quả.

Khi kết hợp hải tảo cùng các vị thảo dược quý khác như: Bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc,... thì tác dụng hỗ trợ điều trị bướu tuyến giáp sẽ được tăng lên gấp nhiều lần. Vì vậy, kết hợp đông y và tây y là hướng điều trị mới được nhiều người lựa chọn.

Bệnh tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bên cạnh các phương pháp điều trị, để cải thiện bệnh hiệu quả, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể như sau:

  • Người bị bệnh tuyến giáp nên ăn những thực phẩm giàu protein, canxi, magie, iod và các loại rau xanh hoa quả tươi có nguồn vitamin A, B, C dồi dào. Có thể kể đến như: Cá biển, cua, ghẹ, tảo biển, rau diếp, rau bina, cải xoăn, hạt điều, hạt hạnh nhân,...
  • Người bị bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn một số thực phẩm như: Sữa đậu nành, nội tạng động vật (tim, gan, lòng,..), lúa mì, lúa mạch, đường,... Đặc biệt, người bệnh cần nói không với rượu, bia và thuốc lá.

nguoi-bi-benh-tuyen-giap-can-co-che-do-an-hop-ly.webp

Người bị bệnh tuyến giáp cần có chế độ ăn hợp lý

Cách ngăn ngừa bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Để có một tuyến giáp khỏe mạnh, người mắc cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Người bệnh cần ăn uống hợp lý, đầy đủ các nhóm vitamin, protein và chất béo.
  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe toàn trạng.
  • Đi ngủ đúng giờ, tránh thức quá khuya.
  • Tránh tiếp xúc với các chất phóng xạ, mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Như vậy, bệnh tuyến giáp gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày. Do đó, chúng ta cần phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh tuyến giáp, hãy gọi ngay tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/women/guide/understanding-thyroid-problems-basics

https://www.healthline.com/health/common-thyroid-disorders

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8541-thyroid-disease

Bình luận