5 lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh mạch vành bạn cần biết
Trong quá trình điều trị bệnh mạch vành chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu một số lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh mạch vành trong bài viết sau.
Hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol
Chất béo bão hòa và cholesterol cao trong máu là nguyên nhân chính hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch, gây tắc hẹp mạch vành, cản trở dòng máu lưu thông đến tim và dẫn đến bệnh mạch vành. Kiểm soát và giảm thiểu các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol sẽ giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch như mỡ máu cao, huyết áp cao, tiểu đường, giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch hiệu quả.
Các thực phẩm giàu chất béo bão hòa mà người bệnh mạch vành nên tránh như:
- Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn: Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu… Thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, pate... chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và muối.
- Nội tạng động vật.
- Sữa nguyên kem và các sản phẩm từ sữa nguyên kem như phô mai, bơ…
- Đồ ăn nhanh và thực phẩm chiên rán như hamburger, pizza, gà rán…
- Bánh kẹo, mứt, kem.
- Dầu dừa và dầu cọ.
- Trứng: Lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol. Nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng, chỉ nên ăn 1-2 quả trứng mỗi tuần.
Thay vào đó người bệnh mạch vành nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn và đa không bão hòa tốt cho sức khỏe tim mạch như cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ), các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều), dầu thực vật (dầu ô liu, dầu canola, dầu đậu nành).
Người bệnh mạch vành nên bổ sung các thực phẩm có chứa chất béo tốt
Tăng cường chất xơ
Chất xơ có hai loại chính: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
- Chất xơ không hòa tan có thể liên kết với cholesterol trong đường tiêu hóa và đưa nó ra khỏi cơ thể, giúp làm giảm cholesterol LDL (xấu) và lượng đường trong máu.
- Chất xơ không hòa tan giúp tăng cường nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan mà người bệnh tim mạch nói chung và người bệnh mạch vành nói riêng nên tham khảo có thể kể đến như:
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, lúa mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám, bỏng ngô, bánh mì giòn…
- Trái cây: táo, chuối, cam, dâu tây, nho, quả mọng…
- Rau củ: bông cải xanh, cà rốt, đậu lăng, đậu Hà Lan, rau bina, cải xoăn, rau diếp…
- Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt bí.
- Các loại đậu: đậu đen, đậu pinto, đậu thận
Chế độ ăn nhiều rau xanh giúp giảm mỡ máu, giảm tình trạng hẹp mạch vành
Hạn chế muối
Muối có chứa natri, một chất có thể làm tăng lượng nước trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch, làm nghiêm trọng hơn bệnh mạch vành và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim. Hạn chế muối cũng có thể giúp giảm nguy cơ giữ nước, phù nề và các biến chứng khác của bệnh tim mạch.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn không quá 2.300 mg natri mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh tim mạch thường được khuyến nghị ăn ít hơn, thường là 1.500 mg natri mỗi ngày hoặc ít hơn.
- Để hạn chế muối trong chế độ ăn thì bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Hạn chế sử dụng muối khi nấu ăn: Thay vì sử dụng muối để nêm nếm thức ăn, hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị và chanh để tăng hương vị.
- Tránh các thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp và đồ ăn nhanh thường chứa nhiều muối. Hãy cố gắng tự nấu ăn tại nhà với các nguyên liệu tươi và ít muối.
- Hạn chế ăn ngoài: Các món ăn tại nhà hàng thường chứa nhiều muối hơn so với các món ăn tự nấu tại nhà. Khi ăn ngoài, hãy chọn các món ăn ít muối hoặc yêu cầu đầu bếp hạn chế sử dụng muối khi chế biến món ăn của bạn.
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải natri ra khỏi cơ thể. Người trưởng thành nên uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày.
Kiểm soát và giảm lượng muối trong khẩu phần ăn cho người bệnh mạch vành
Hạn chế đường
Ăn nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân, béo phì và rối loạn chuyển hóa glucose, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng như các biến chứng tim mạch khác. Vì thế bạn nên kiểm soát và hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể dưới 25 gram mỗi ngày bằng cách:
- Hạn chế đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, cà phê sữa và trà sữa. Hãy thay thế bằng nước lọc, trà thảo mộc hoặc cà phê đen không đường.
- Hạn chế đồ ăn ngọt như bánh kẹo, kem, bánh ngọt và đồ tráng miệng. Hãy chọn các món ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, sữa chua ít đường hoặc các loại hạt.
- Chọn trái cây nguyên quả thay vì nước trái cây.
- Nấu ăn tại nhà.
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người bệnh mạch vành
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho hệ tim mạch thì nhiều chuyên gia khuyến cáo bạn có thể dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh mạch vành, giảm đau ngực, khó thở được tốt hơn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ cho người bệnh mạch vành nổi bật hiện nay có thể kể đến sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất Thông Dahurian.
Sản phẩm chứa chiết xuất Thông Dahirian giúp cải thiện bệnh mạch vành
Chiết xuất thông Dahurian có chứa hoạt chất chính là Dihydroquercetin (Taxifolin). Các nhà khoa học của Viện hàn lâm khoa học Nga đã nghiên cứu và phát hiện hoạt chất này có nhiều đặc tính có lợi cho người bệnh mạch vành như:
- Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ức chế quá trình xơ vữa động mạch, giảm cholesterol máu, giảm mức độ tắc hẹp mạch vành
- Giúp giãn mạch, tăng lưu thông máu, giúp phục hồi và cải thiện tuần hoàn vi mạch vành.
Từ đó chiết xuất thông Dahurian giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim hiệu quả hơn, giúp giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi cho người bệnh mạch vành.
Sản phẩm được bào chế bằng công nghệ lượng tử, an toàn, lành tính nên bạn có thể yên tâm sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để hỗ trợ cải thiện bệnh mạch vành hiệu quả hơn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị các bệnh lý tim mạch, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.
Bình luận