3 cách trị máu nhiễm mỡ tại nhà hiệu quả không cần dùng thuốc
Vì lo ngại các tác dụng phụ của thuốc tây, nhiều người tìm đến các cách trị máu nhiễm mỡ tại nhà vì sự đơn giản, an toàn mà vẫn hiệu quả. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây các cách trị mỡ máu không cần dùng thuốc bất cứ ai cũng có thể áp dụng được.
Tích cực tập thể dục, chơi thể thao
Đây là cách trị máu nhiễm mỡ tại nhà mà người bệnh nên áp dụng thường xuyên vì những lợi ích sức khỏe nó đem lại. Tập thể dục giúp cải thiện chỉ số cholesterol, triglycerid máu bằng cách thúc đẩy cơ thể tăng cường chuyển hóa, tăng đốt cháy mỡ thừa sinh năng lượng cho cơ bắp và hệ cơ xương hoạt động. Tập thể dục thể thao thường xuyên có thể làm tăng “cholesterol tốt” HDL-C giúp ngăn chặn xơ vữa động mạch và các yếu tố nguy cơ trên hệ tim mạch do mỡ máu tăng cao.
Các chuyên gia nhận định, với những người bị máu nhiễm mỡ, nên tập thể dục 30-45 phút/ ngày và kiên trì ít nhất 5 buổi/ tuần. Với những người ít vận động hoặc mới tập thể dục có thể lựa chọn những bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe với cường độ trung bình, sau đó mới nâng dần lên cường độ cao hơn. Trong quá trình tập luyện, chú ý bổ sung nước, điện giải đầy đủ, thường xuyên để tránh tính trạng ra mồ hôi và mất nước.
Để duy trì động lực tập thể dục và kiên trì được lâu dài, người bệnh có thể tham gia các lớp học, câu lạc bộ hoặc tìm một người bạn cùng tập luyện.
Tập thể dục là cách trị mỡ máu tại nhà cho hiệu quả tích cực
Ăn uống lành mạnh, khoa học
Một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với tập thể dục được chứng minh là có thể làm giảm đáng kể mức LDL-cholesterol trong máu đến gần 20%. Điều đó cho thấy, chế độ ăn có vai trò quan trọng và là cách trị máu nhiễm mỡ tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả.
Những thực phẩm tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ có thể tham khảo như sau:
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan là loại chất xơ có thể tan được trong nước tạo thành dạng gel phủ lên niêm mạc ruột. Chúng có thể liên kết với cholesterol và muối mật giúp ngăn cản sự hấp thu cholesterol vào máu. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan còn được chứng minh là có thể làm giảm khoảng 10% “cholesterol xấu” LDL-C.
Yến mạch, cà rốt, đậu xanh, rau xanh, táo và các loại trái cây thuộc họ cam, quýt… là những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình.
- Sản phẩm làm từ đậu nành
Người bệnh có thể làm giảm mỡ máu bằng cách thay thế chất đạm động vật bằng chất đạm thực vật đến từ các sản phẩm làm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành…). Phytoestrogen có trong hạt đậu nành có thể làm giảm mức cholesterol và triglycerid trong máu từ 7-10%, góp phần chống xơ vữa động mạch và bảo vệ hệ tim mạch.
Bổ sung thêm các thực phẩm làm từ đậu nành giúp giảm mỡ máu hiệu quả
- Thực phẩm giàu acid béo omega-3
Ăn các loại cá giàu acid béo omega-3 như cá cơm, cá trích, cá thu, cá mòi và cá hồi đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có thể làm giảm tình trạng máu nhiễm mỡ và giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên ăn ít nhất từ 200-300g cá hoặc các loại động vật có vỏ mỗi tuần và nên thay thế dần các loại thịt đỏ càng nhiều càng tốt.
Để trị máu nhiễm mỡ tại nhà cho hiệu quả tốt hơn, ngoài việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng trên, người bệnh mỡ máu cao cần hạn chế ăn đồ chiên rán ngập dầu, đồ ngọt, nội tạng động vật, nên hạn chế uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá…
>>> Xem thêm: Những thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao
Trị máu nhiễm mỡ từ thảo dược dân gian
Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng các loại thảo dược để trị máu nhiễm mỡ tại nhà. Những loại thảo dược được sử dụng nhiều nhất có thể được kể đến như:
Lá sen
Theo nghiên cứu được thực hiện tại Hàn Quốc năm 2013, chiết xuất lá sen được ghi nhận là có tác dụng hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả. Lá sen có thể làm giảm đáng kể sự tích tụ chất béo, giảm nồng độ cholesterol và triglycerid máu nhờ cơ chế ức chế enzym HMG-CoA giúp giảm tổng hợp cholesterol ở gan.
Sử dụng lá sen để trị máu nhiễm mỡ tại nhà rất đơn giản, người bệnh có thể hãm trà lá sen uống thay nước lọc hằng ngày, hoặc có thể dùng lá sen chế biến thành các món ăn như cháo lá sen đậu xanh…
Lá sen là thảo dược đầu bảng cho hiệu quả cao trong trị máu nhiễm mỡ
Hoàng bá
Hoạt chất chính trong cây hoàng bá là berberin. Berberin có tác dụng giảm “cholesterol xấu” LDL-C, triglycerid với hiệu quả được đánh giá là tiềm năng ngang với thuốc trị máu nhiễm mỡ hàng đầu statin. Hoàng bá không chỉ giúp giảm mỡ máu, chống xơ vữa mà còn giúp kiểm soát đường huyết từ đó cho hiệu quả cao trong phòng chống các biến chứng tim mạch.
Để trị máu nhiễm mỡ tại nhà bằng hoàng bá, người bệnh có thể sử dụng hoàng bá đã phơi khô, hãm với nước nóng trong khoảng 30 phút làm trà uống hàng ngày.
Chiết xuất tỏi
Allicin trong tỏi có khả năng làm giảm cholesterol máu nhờ ức chế tổng hợp chất béo tại gan, bảo vệ tế bào gan và phòng chống xơ vữa hiệu quả. Ngoài ra tỏi còn giúp tăng cường vận chuyển chất béo từ máu vào mô để đốt cháy sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì thế người bệnh dùng tỏi để trị máu nhiễm mỡ tại nhà sẽ không cảm thấy mệt mỏi như dùng các phương pháp khác.
Cách dùng của tỏi để hạ mỡ máu người bệnh có thể tham khảo như: ăn sống 1-2 tép tỏi mỗi ngày, làm nước ép tỏi và uống khoảng 300 ml/ ngày, có thể nấu chung với một chút gừng, pha thêm mật ong để điều vị.
Trị máu nhiễm mỡ tại nhà bằng cách dùng chiết xuất tỏi
Với cách trị máu nhiễm mỡ tại nhà bằng thảo dược những cách dùng đơn giản như hãm trà, ép nước có thể chưa đem lại hiệu quả cao vì không thể đong đếm được hàm lượng hoạt chất sinh học cho tác dụng. Để tiện lợi hơn và đảm bảo hiệu quả bền vững, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm thảo dược đã được chắt lọc tinh chất từ bộ 3 cao lá sen, chiết xuất tỏi, hoàng bá bào chế dạng viên uống tiện dụng. Đây sẽ là giải pháp trị máu nhiễm mỡ tại nhà hiệu quả mà bạn nên áp dụng hằng ngày.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về các cách trị máu nhiễm mỡ tại nhà mà không cần dùng thuốc. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp về tình trạng máu nhiễm mỡ, hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới bài viết này. Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ chi tiết hơn cho bạn.
Link tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1312230/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3679324/
Bình luận